So sánh chính sách ngoại giao của Quang Trung và nhà Nguyễn trong mới quan hệ với nhà Thanh

Mục lục

Đọc lại: Hoàng đế Quang Trung ra Bắc

Nguồn hình ảnh, BBC Vietnamese/chiensivodanhvn.blogspot.com

Chụp lại hình ảnh,

Tượng vua Quang Trung tại Garden Grove, California

Nhân cuộc thảo luận đang diễn ra về hình ảnh Vua Quang Trung, mời các bạn đọc lại bài của tác giả Nguyễn Duy Chính đánh giá trận chiến Việt Thanh đầu năm Kỷ Dậu [1789], đã đăng trên giao diện cũ của BBC hôm 26/01/2006.

Từ trước đến nay, khi nghiên cứu về trận chiến Việt Thanh đầu năm Kỷ Dậu [1789] chúng ta thường đặt nặng khả năng chiến đấu và tinh thần của quân Nam, hay tài cầm quân của Nguyễn Huệ được bao phủ dưới những ngôn từ sáo mòn như “tình yêu nước nồng nàn”, “thiên tài quân sự bách chiến bách thắng”.

Bình luận tiếp về vụ ông ''Vũ Nhôm" và sách mới về Tổng thống Trump

Bàn tròn thứ Năm: Ông Vũ 'Nhôm' về VN - hệ lụy và bình luận

Quảng cáo

Ngoại giao Pháp và những cơ hội bị bỏ lỡ của VN

'Đêm vô thức' và đất Tây Nguyên tới Nhà Hát Lớn

Một số vụ thanh trừng khét tiếng lịch sử

Trận Ba Lan thắng Hồng quân năm 1920

Trong biên khảo “Quân Sự Nhà Thanh”, chúng tôi đã trình bày hệ thống chỉ huy và tiếp liệu của Bắc quân, nêu lên tính chất chính qui của quân đội của một quốc gia thời bình. Để có sự so sánh và làm nổi bật sự khác biệt giữa hai đoàn quân, trong bài “Văn Minh Đàng Trong”, chúng tôi miêu tả về bối cảnh sinh hoạt của khu vực Đông Nam Á, sau hơn hai trăm năm chia cắt đã hình thành một quốc gia hoàn toàn khác hẳn với Đàng Ngoài về mọi mặt.

Chính sự xa lạ với văn minh Đàng Trong - còn chịu ảnh hưởng nhiều của văn minh Ấn Hồi - đã tạo sự bất ngờ cho đối phương vì những gì quân Thanh biết được về nước ta, chỉ hoàn toàn dựa trên hiểu biết của họ về “nước An Nam”, tức miền Bắc với những qui chế và tập quán gần như một nước Tàu thu nhỏ.

Sự hiểu biết của họ về Đàng Trong chỉ qua triều đình chúa Nguyễn, cũng lại là một “tiểu long” khác, một thứ thái thú đối với dân chúng miền Nam. Trong địa bàn rộng lớn của Nam Á, cư dân không phải là một chủng tộc thuần nhất mà là một khu vực rất co dãn, rất linh động với hàng chục sắc tộc khác nhau, mỗi sắc tộc có một truyền thống và tập quán, được tập hợp trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Một điều đáng cho chúng ta quan tâm là miền Nam Việt Nam không phải là một vùng hoang địa ít dân cư, mới được khai phá như nhiều lục địa khác ở thế kỷ 17, 18. Việc bành trướng của dân tộc Việt Nam - nói đúng ra là của người Kinh từ châu thổ sông Hồng tiến xuống phương Nam - chỉ là sự bao trùm một nền văn minh này lên những nền văn minh khác. Người Kinh dần dần lấn chiếm các vùng đồng bằng dọc theo duyên hải, đẩy các dân tộc bản địa lên cao nguyên và làm chựng lại sinh hoạt thương mại mặt biển vốn dĩ là một phần quan trọng của đời sống. Trên một qui mô nào đó, người Việt miền Bắc còn giữ tinh thần nông dân gắn bó với ruộng vườn nên đã tận thu bình nguyên, chia núi rừng, đồng bằng và biển cả ra ba khu vực biệt lập, liên hệ rời rạc. Sự bòn rút thiên nhiên trở nên gắt gao hơn nên sớm muộn rồi cũng đưa đến kết quả “đồng qui ư tận”.

Tiến trình khai thác đó vẫn tiếp tục, khi mạnh khi yếu nhưng càng lúc người ta càng ít gắn bó với khu vực dung thân hàng nghìn năm qua. Chế độ phong kiến, chế độ thực dân, chiến tranh và các chính thể độc tài chỉ càng lúc càng làm gia tốc tiến trình tự huỷ. Chính vì ba thế lực đó trung hoà và hoá giải lẫn nhau nên người ta có cảm tưởng trong nhiều năm, trái tim lịch sử bị ngừng đập. Tuy nhiên, đó chỉ là một giấc đông miên mà đôi khi vì một ngẫu nhiên nào đó, một tổng hợp dù vội vã và khiên cưỡng của cả ba khu vực vẫn tạo được những thành tích đáng kể.

Đặt vị trí của Việt Nam trong khung cảnh vỡ hạt của cuối thế kỷ 18, với rất nhiều pha trộn khác nhau - văn minh bản địa, Bà La Môn, Hồi giáo, Khổng, Lão, Phật rồi sau đó là văn minh Tây phương theo chân các nhà truyền giáo và thương nhân - hoà quyện với nhau trở thành một nếp sống đặc thù. Cái lò luyện kim đó, với tác động từ phương Bắc tràn xuống, từ phương Tây lan qua, từ miền Nam đi lên, từ biển Đông ập tới, trong một thời điểm nhất định đã đủ mạnh để làm thay đổi cả cuộc diện.

Đề cử người Mỹ gốc Việt lên thiếu tướng

Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng

Tranh cãi về trận Liên Xô đánh Ba Lan

Trận đánh năm Kỷ Dậu vì thế phải được xét qua một lăng kính mới - một bên là “thiên triều” với đủ thứ lễ nghi tập tục, nhiều “hoa quyền”, ít thực dụng, và một bên là thành phần đa chủng, sống gần với bản năng trong những điều kiện sinh hoạt giảm thiểu đến mức không sao đơn giản hơn được nữa. Sự tương phản mãnh liệt đó một khi được bổ sung bằng kỹ thuật Tây phương - mà hoàn cảnh địa lý chính trị khá độc đáo Đàng Trong đã tiếp nhận được - chính là yếu tố then chốt tạo nên chiến thắng.

Trong khi Bắc quân là một đội quân chính qui tập trung vào chiến thuật duy nhất là giữ thành, chiếm đất theo sở trường của người Trung Hoa thì Nam quân lại bao gồm ba mũi nhọn bao gồm ba sở trường khác nhau được vận dụng cùng một lúc. Miền núi rừng tây nguyên với đội binh Thượng có tài xuyên sơn đem theo một đàn voi rừng từ mạn Lào đổ sang đã tạo cho quân Thanh sự kinh hoàng. Cánh quân từ biển kéo vào phần lớn là đám “du thương” được Nguyễn Huệ thu dụng để thành lực lượng thuỷ quân, quen thuộc với khu vực biển vùng vịnh Bắc Việt vừa tập kích ngang hông quân Thanh, vừa chặn đường rút lui, cắt đứt hệ thống thông tin và tiếp liệu. Bộ binh do chính vua Quang Trung chỉ huy từ Phú Xuân kéo ra, kết hợp với quân ở miền Bắc quen thuộc địa thế tràn ngập trận địa theo chiến thuật “biển người”, đổ xuống địch quân như một đợt sóng thần từ xa ập tới.

Sau chiến thắng, nhiều huyền thoại được tô vẽ, phao truyền về quân Tây Sơn. Một câu hỏi thường được nêu ra là làm thế nào để Nguyễn Huệ có thể điều binh thần tốc như thế? Nhiều phương pháp đã được đưa ra để giải thích bao gồm cả phương tiện di chuyển [võng, thuyền, voi, ngựa ...] lẫn tính toán thời gian [đại quân tiến luôn một mạch không nghỉ từ Phú Xuân ra Thăng Long trong khoảng từ 20 đến 40 ngày]. Thế nhưng những giải thích đó đều có những điểm gượng gạo không thực tế. Một điểm quan trọng là muốn đi nhanh và đồng bộ thì chỉ có thể áp dụng vào những binh đội với số lượng nhỏ vì theo thời gian khoảng cách giữa người đi đầu và người đi cuối sẽ càng lúc càng xa. Ngoài ra dù hình thức nào, đi bộ, đi thuyền hay đi ngựa, đi võng thì vẫn có những giới hạn nhất định về tốc độ, về sự chịu đựng ... không thể vượt qua. Thực ra, điều mà người ta cho rằng thần tốc kia không ở vấn đề di chuyển mà làm sao khéo léo điều động để ba cánh quân cùng xuất hiện kịp thời, vừa làm tăng sự cộng hưởng của sức mạnh, vừa khiến cho đối phương tưởng như một phép lạ nên kinh hoàng tan vỡ.

Quân Tây Sơn cũng không phải là một binh đội duy nhất từ trong Nam kéo ra mà là nhiều đơn vị từ nhiều địa phương được các tướng lãnh chuẩn bị cùng di chuyển tới khu vực tập kết để tham gia chiến dịch. Nguyễn Huệ chỉ chỉ huy một số khinh binh tương đối nhỏ và nhẹ từ Phú Xuân. Binh lính thời đó phần lớn thuộc dạng dân quân, thời bình sống lẫn với gia đình, làng xã của mình, chỉ điều động khi hữu sự [tương tự như những công trình thuỷ lợi hay công tác cộng đồng trong các chế độ toàn trị, lương thực và trang bị đều do dân chúng tự túc], là phương pháp quản trị “just-in-time“ trong quân sự, cấp chỉ huy định mục tiêu và thời hạn rồi để cho cấp dưới tự lo liệu thi hành. Chúng ta có thể hình dung trục lộ tiến quân của vua Quang Trung như một đội chèo thuyền mà tất cả đều hành động nhịp nhàng cùng một lượt, một con sông được nhiều nguồn chảy tới để biến thành một cơn lũ mỗi lúc một dâng cao.

Cũng tương tự, lời khẳng định sẽ vào thành Thăng Long trong ngày đầu tháng Giêng năm Kỷ Dậu - nếu quả thực có - cũng là một nhu cầu bắt buộc, là phương thức tìm sự sống trong cái chết, không cách nào khác hơn. Nói theo ngôn ngữ mới, vua Quang Trung phải sử dụng chiến thuật bôn tập từ Nghệ An ra Bắc chính vì Nam quân không có một hệ thống đài trạm để cung ứng quân lương như quân Thanh nên mỗi người phải tự mang theo thực phẩm cho chính mình -theo tính toán cơ bản về tiếp liệu thì một cá nhân chỉ có thể mang được từ 5 đến 10 ngày lương là tối đa. Từ Ninh Bình về Thăng Long, trong khả năng cơ hữu, vua Quang Trung thấy rằng ngày mồng 7 tháng Giêng là hạn định cuối cùng, phải đạt được bằng bất cứ giá nào chứ chẳng phải do ai cố vấn, cũng không mang tính dự ngôn, tiên tri như người ta thường chép.

Viết về cuộc chiến Việt - Thanh chúng tôi muốn tìm giải thích cho một nghi vấn lịch sử, so sánh ưu, khuyết điểm của một đội quân chính qui với đầy đủ nghi thức và một đội quân còn mang tính tự phát, được tập trung rất nhanh theo nhiệm vụ và nhu cầu rồi sau đó lại tan biến vào đời sống bình thường, không lương, không bổng, không tử tuất. Hình thức đó là một truyền thống lâu đời của vùng Đông Nam Á, tuy đạt được một số thắng lợi nhất định nhưng cũng đưa tới những mất quân bình thời hậu chiến, khi chuyển từ đấu tranh giành quyền lực sang công tác khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.

Chụp lại hình ảnh,

Lễ hội kỷ niệm Vua Quang Trung đánh thắng quân Thanh 1879 tại Hà Nội

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề