Đề bài - đề số 8 – đề kiểm tra học kì 1 – toán 12

Câu 41 : Ban đầu ta có một tam giác đều cạnh bằng 3 [hình 1]. Tiếp đó ta chia mỗi cạnh của tam giác thành 3 đoạn bằng nhau và thay mỗi đoạn ở giữa bởi hai đoạn bằng nó sao cho chúng tạo với đoạn bỏ đi một tam giác đều về phía ngoài ta được hình 2. Khi quay hình 2 xung quanh trục \[d\] ta được một khối tròn xoay. Tính thể tích khối tròn xoay đó.

Đề bài

Câu 1 : Cho hàm số \[y = {x^4} - 2m{x^2} + m\,\,\left[ C \right]\] với \[m\]là tham số thực. Gọi A là điểm thuộc đồ thị [C] có hoành độ bằng 1. Tìm tham số \[m\] để tiếp tuyến \[\Delta \] với đồ thị [C] tại A cắt đường tròn \[\left[ T \right]:\,\,{x^2} + {\left[ {y - 1} \right]^2} = 4\] tạo thành một dây cung có độ dài nhỏ nhất.

A. \[m = \dfrac{{16}}{{13}}\]

B. \[m = - \dfrac{{13}}{{16}}\]

C. \[m = \dfrac{{13}}{{16}}\]

D. \[m = - \dfrac{{16}}{{13}}\]

Câu 2 : Có bao nhiêu loại khối đa điện đều mà mỗi mặt của nó là một tam giác đều?

A. 3.

B. 1.

C. 5.

D. 2.

Câu 3 : Cho hàm số \[y = f[x]\] có đồ thị \[y = f'[x]\] cắt trục Ox tại ba điểm có hoành độ \[a < b < c\] như hình vẽ.

Xét 4 mệnh đề sau:

\[\left[ 1 \right]:\,\,f[c] > f[a] > f[b].\]

\[\left[ 2 \right]:f[c] > f[b] > f[a].\]

\[\left[ 3 \right]:\,\,f[a] > f[b] > f[c].\]

\[\left[ 4 \right]:f[a] > f[b].\]

Trong các mệnh đề trên có bao nhiêu mệnh đề đúng ?

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 4 : Cho một đa giác đều \[2n\] đỉnh \[[n \ge 2,\,n \in N]\]. Tìm n biết số hình chữ nhật được tạo ra từ bốn đỉnh trong số \[2n\] đỉnh của đa giác đó là 45.

A. \[n = 12\].

B. \[n = 10\].

C. \[n = 9\].

D. \[n = 45\].

Câu 5 : Cho \[\int\limits_{ - 1}^5 {f\left[ x \right]dx = 4} \]. Tính \[I = \int\limits_{ - 1}^2 {f\left[ {2x + 1} \right]dx} \].

A. \[I = 2.\]

B. \[I = \dfrac{5}{2}.\]

C. \[I = 4.\]

D. \[I = \dfrac{3}{2}.\]

Câu 6 : Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\], cho hai mặt phẳng \[\left[ P \right]:x + \left[ {m + 1} \right]y - 2z + m = 0\] và \[\left[ Q \right]:2x - y + 3 = 0\], với \[m\] là tham số thực. Để \[\left[ P \right]\] và \[\left[ Q \right]\] vuông góc thì giá trị của \[m\] bằng bao nhiêu?

A. \[m = - 5\].

B. \[m = 1\].

C. \[m = 3\].

D. \[m = - 1\].

Câu 7 : Cho bốn mệnh đề sau:

\[[I]:\;\int {{{\cos }^2}} x{\rm{ d}}x = \dfrac{{{{\cos }^3}x}}{3} + C\]

\[[II]:\;\int {\dfrac{{2x + 1}}{{{x^2} + x + 2018}}} {\rm{ d}}x \]\[\,= \ln \left[ {{x^2} + x + 2018} \right] + C\]

\[[III]:\;\int {{3^x}} \left[ {{2^x} + {3^{ - x}}} \right]{\rm{ d}}x \]\[\,= \dfrac{{{6^x}}}{{\ln 6}} + x + C\]

\[[IV]:\;\int {{3^x}} {\rm{d}}x = {3^x}.\ln 3 + C\]

Trong các mệnh đề trên có bao nhiêu mệnh đề sai?

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 8 : Cho hình chóp \[S.ABC\] có \[SA\] vuông góc mặt phẳng \[[ABC]\], tam giác \[ABC\] vuông tại \[B\]. Biết \[SA = 2a,AB = a,BC = a\sqrt 3 \]. Tính bán kính \[R\] của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho.

A. \[a\].

B. \[2a\].

C. \[a\sqrt 2 \].

D. \[2a\sqrt 2 \].

Câu 9 : Cho hàm số \[y = \dfrac{{2x - 1}}{{x - 1}}\,\] có đồ thị [C]. Tìm tất cảc các giá trị thực của tham số m để đường thẳng \[d:\,y = x + m\] và cắt [C] tại hai điểm phân biệt A, B sao cho \[AB = 4\].

A. \[m = - 1\]

B. \[\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m = 0}\\{m = 3}\end{array}} \right.\]

C. \[\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m = - 1}\\{m = 3}\end{array}} \right.\]

D. \[m = 4\]

Câu 10 : Tìm tập xác định \[D\] của hàm số \[y = \dfrac{{\tan x - 1}}{{\sin x}} + \cos \left[ {x + \dfrac{\pi }{3}} \right].\]

A. \[D = R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\]

B. \[D = R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\]

C. \[D = R\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\]

D. \[D = R\]

Câu 11 : Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?

A. \[\cos x\, = \, - 1\,\, \Leftrightarrow \,x\, = \,\pi + k2\pi .\]

B. \[\cos x = 0 \Leftrightarrow x = \,\dfrac{\pi }{2} + k\pi .\]

C. \[\cos x = 1 \Leftrightarrow x = k2\pi .\]

D. \[\cos x = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi .\]

Câu 12 : Tập nghiệm của phương trình \[{9^x} - {4.3^x} + 3 = 0\] là

A. \[\left\{ {0;1} \right\}\]

B. \[\left\{ {1;3} \right\}\]

C. \[\left\{ {0; - 1} \right\}\]

D. \[\left\{ {1; - 3} \right\}\]

Câu 13 : Cho hình chóp \[S.ABCD\] có đáy ABCD là hình bình hành thỏa mãn \[AB = a,\,AC = a\sqrt 3 ,\,BC = 2a\]. Biết tam giác SBC cân tại S, tam giác SCD vuông tại C và khoảng cách từ D đến mặt phẳng \[\left[ {SBC} \right]\] bằng \[\dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\]. Tính thể tích V của khối chóp đã cho.

A. \[V = \dfrac{{2{a^3}}}{{3\sqrt 5 }}\].

B. \[\dfrac{{{a^3}}}{{3\sqrt 5 }}\].

C. \[V = \dfrac{{{a^3}}}{{3\sqrt 3 }}\].

D. \[\dfrac{{{a^3}}}{{\sqrt 5 }}\].

Câu 14 : Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\], mặt cầu \[\left[ S \right]:{x^2} + {y^2} + {z^2} - 4x + 2y - 6z + 4 \]\[\,= 0\] có bán kính \[R\] là

A. \[R = \sqrt {53} \].

B. \[R = 4\sqrt 2 \].

C. \[R = \sqrt {10} \].

D. \[R = 3\sqrt 7 \]

Câu 15 : Một người dùng một cái ca hình bán cầu [Một nửa hình cầu] có bán kính là \[3{\rm{cm}}\]để múc nước đổ vào một cái thùng hình trụ chiều cao \[10{\rm{cm}}\] và bán kính đáy bằng \[6{\rm{cm}}\]. Hỏi người ấy sau bao nhiêu lần đổ thì nước đầy thùng? [Biết mỗi lần đổ, nước trong ca luôn đầy.]

A. 10 lần.

B. 24 lần.

C. 12 lần.

D. 20 lần.

Câu 16 : Cho hàm số \[f\left[ x \right]\] có đạo hàm liên tục trên R và có đồ thị của hàm \[y = f'\left[ x \right]\] như hình vẽ. Xét hàm số \[g[x] = f\left[ {2 - {x^2}} \right]\]. Mệnh đề nào dưới đây đúng ?

A. Hàm số \[f[x]\] đạt cực trị tại \[x = 2\]

B. Hàm số \[f[x]\]nghịch biến trên \[\left[ { - \infty ;2} \right].\]

C. Hàm số \[g[x]\] đồng biến trên \[\left[ {2; + \infty } \right].\]

D. Hàm số\[g[x]\]ngịch biến trên \[\left[ { - 1;0} \right].\]

Câu 17 : Tìm tham số m để hàm số \[y = \dfrac{1}{3}{x^3} - m{x^2} + \left[ {m + 2} \right]x + 2018\] không có cực trị.

A. \[m \le - 1\] hoặc \[m \ge 2\]

B. \[m \le - 1\]

C. \[m \ge 2\]

D. \[ - 1 \le m \le 2\]

Câu 18 : Hàm số nào sau đây đồng biến trên \[\mathbb{R}\,?\]

A. \[y = - x\sqrt 2 + 1\]

B. \[y = {x^3} - 3x + 1\].

C. \[y = {x^2} + 1\] .

D. \[y = {x^3} + 3x + 1\] .

Câu 19 : Cắt một hình trụ bởi một mặt phẳng qua trục của nó, ta được thiết diện là một hình vuông có cạnh bằng \[3a\]. Tính diện tích toàn phần của hình trụ đã cho.

A. \[9{a^2}\pi \]

B. \[\dfrac{{9\pi {a^2}}}{2}\]

C. \[\dfrac{{13\pi {a^2}}}{6}\]

D. \[\dfrac{{27\pi {a^2}}}{2}\]

Câu 20 : Tìm tập xác định của hàm số \[f\left[ x \right] = {\left[ {1 + \sqrt {x - 1} } \right]^{\sqrt 5 }}\].

A. \[D = \mathbb{R}\]

B. \[D = \left[ {1; + \infty } \right]\]

C. \[D = \left[ {0; + \infty } \right]\]

D. \[D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\]

Câu 21 : Cho hai số phức \[{z_1} = 2 + 3i\] và \[{z_2} = - 3 - 5i\]. Tính tổng phần thực và phần ảo của số phức \[w = {z_1} + {z_2}\].

A. \[3\].

B. 0.

C. \[ - 1 - 2i\].

D. \[ - 3\].

Câu 22 : Cho hàm số \[y = x\ln x\]. Chọn khẳng định sai trong số các khẳng định sau:

A. Hàm số đồng biến trên khoảng \[\left[ {0; + \infty } \right]\] .

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \[\left[ {\dfrac{1}{e}; + \infty } \right]\].

C. Hàm số có đạo hàm \[\].

D. Hàm số có tập xác định là \[D = \left[ {0; + \infty } \right]\].

Câu 23 : Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số dạng \[\overline {abc} \] với \[a,b,c \in \left\{ {0,1,2,3,4,5,6} \right\}\] sao cho \[a < b < c\] .

A. 120.

B. 30.

C. 40.

D. 20.

Câu 24 : Cho lăng trụ đứng \[ABC.A'B'C'\] có \[AA' = a\], đáy ABC là tam giác vuông cân tại A và \[AB = a\]. Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.

A. \[V = \dfrac{{{a^3}}}{2}.\]

B. \[V = {a^3}.\]

C. \[V = \dfrac{{{a^3}}}{3}.\]

D. \[V = \dfrac{{{a^3}}}{6}.\]

Câu 25 : Tính đạo hàm của hàm số\[y = {\log _2}\left[ {x + {e^x}} \right]\].

A. \[\dfrac{{1 + {e^x}}}{{\ln 2}}\]

B. \[\dfrac{{1 + {e^x}}}{{\left[ {x + {e^x}} \right]\ln 2}}\]

C. \[\dfrac{{1 + {e^x}}}{{x + {e^x}}}\]

D. \[\dfrac{1}{{\left[ {x + {e^x}} \right]\ln 2}}\]

Câu 26 : Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\], \[AB = 6{\rm{cm}}\], \[AC = 8{\rm{cm}}\]. Gọi \[{V_1}\] là thể tích khối nón tạo thành khi quay tam giác \[ABC\] quanh cạnh \[AB\] và \[{V_2}\] là thể tích khối nón tạo thành khi quay tam giác \[ABC\] quanh cạnh \[AC\]. Khi đó, tỷ số \[\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\] bằng

A. \[\dfrac{{16}}{9}\].

B. \[\dfrac{4}{3}\].

C. \[\dfrac{3}{4}\].

D. \[\dfrac{9}{{16}}\].

Câu 27 : Cho hàm số \[f\left[ x \right]\] có đạo hàm là \[f'\left[ x \right] = \left[ {{x^2} - 1} \right]{\left[ {x - \sqrt 3 } \right]^2}\]. Số điểm cực trị của hàm số này là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 28 : Xét các số thực \[a,\,b\,\]thỏa mãn điều kiện \[\dfrac{1}{3} < b < a < 1\]. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \[P = {\log _a}\left[ {\dfrac{{3b - 1}}{4}} \right] + 12\log _{\dfrac{b}{a}}^2a - 3\] .

A. \[\,{\rm{Min}}\,P = 13.\]

B. \[\,Min{\rm{P}} = \dfrac{1}{{\sqrt[3]{2}}}.\]

C. \[\,Min{\rm{P}} = 9\]

D. \[{\rm{P}} = \sqrt[3]{2}\]

Câu 29 : Cho hình phẳng D giới hạn bởi đường cong \[y = \sqrt {2 + \cos x} \], trục hoành và các đường thẳng \[x = 0,\,\,x = \dfrac{\pi }{2}\]. Khối tròn xoay tạo thành khi quay D quanh trục hoành có thể tích V bằng bao nhiêu ?

A. \[V = \pi - 1\].

B. \[V = \pi + 1\]

C. \[V = \pi \left[ {\pi - 1} \right]\]

D. \[V = \pi \left[ {\pi + 1} \right]\]

Câu 30 : Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất bao nhiêu mặt.

A. Năm mặt.

B. Ba mặt.

C. Bốn mặt.

D. Hai mặt.

Câu 31 : Giải phương trình \[\cos 2x + 5\sin x - 4 = 0.\]

A. \[\,x\,\, = \,\,\dfrac{\pi }{2}\, + k\pi .\]

B. \[\,x\,\, = \,\, - \dfrac{\pi }{2}\, + k\pi .\]

C. \[\,x\,\, = \,\,k2\pi .\]

D. \[\,x\,\, = \,\,\dfrac{\pi }{2}\, + k2\pi .\]

Câu 32 : Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \[f\left[ x \right] = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 10\] trên \[\left[ { - 2;2} \right]\].

A. \[\mathop {\max }\limits_{[ - 2;2]} f[x] = 17\]

B. \[\mathop {\max }\limits_{[ - 2;2]} f[x] = - 15\]

C. \[\mathop {\max }\limits_{[ - 2;2]} f[x] = 15\]

D. \[\mathop {\max }\limits_{[ - 2;2]} f[x] = 5\]

Câu 33 : Một tổ có \[6\] học sinh nam và \[9\] học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn \[6\] học sinh đi lao động, trong đó \[2\] học sinh nam?

A. \[C_6^2 + C_9^4\].

B. \[C_6^2.C_9^4\].

C. \[A_6^2.A_9^4\].

D. \[C_9^2.C_6^4\].

Câu 34 : Cho số phức \[z\] thỏa mãn \[z + 4\overline z = 7 + i\left[ {z - 7} \right]\]. Khi đó, môđun của \[z\] bằng bao nhiêu?

A. \[\left| z \right| = 5\].

B. \[\left| z \right| = \sqrt 3 \].

C. \[\left| z \right| = \sqrt 5 \].

D. \[\left| z \right| = 3\].

Câu 35 : Cho khối lăng trụ đứng \[ABC.A'B'C'\] có đáy là tam giác đều. Mặt phẳng \[\left[ {A'BC} \right]\] tạo với đáy góc \[{30^0}\] và tam giác \[A'BC\] có diện tích bằng \[8{a^2}\]. Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.

A. \[V = 8\sqrt 3 {a^3}.\]

B. \[V = 2\sqrt 3 {a^3}.\]

C. \[V = 64\sqrt 3 {a^3}.\]

D. \[V = 16\sqrt 3 {a^3}.\]

Câu 36 : Cho các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 . Từ các chữ số đã cho lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 4 chữ số và các chữ số đôi một bất kỳ khác nhau.

A. 160 .

B. 156 .

C. 752 .

D. 240 .

Câu 37 : Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\], cho hai điểm \[M[0; - 1;2]\] và \[N[ - 1;1;3]\]. Một mặt phẳng \[\left[ P \right]\] đi qua M, N sao cho khoảng cách từ điểm \[K\left[ {0;0;2} \right]\]. đến mặt phẳng \[\left[ P \right]\] đạt giá trị lớn nhất. Tìm tọa độ véctơ pháp tuyến \[\overrightarrow n \] của mặt phẳng [P].

A. \[\overrightarrow n \left[ {1; - 1;1} \right]\]

B. \[\overrightarrow n \left[ {1;1; - 1} \right]\]

C. \[\overrightarrow n \left[ {2; - 1;1} \right]\]

D. \[\overrightarrow n \left[ {2;1; - 1} \right]\]

Câu 38 : Cho số phức \[z\] thỏa mãn \[\left[ {1 + 3i} \right]z - 5 = 7i\]. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

A. \[\overline z = - \dfrac{{13}}{5} + \dfrac{4}{5}i\].

B. \[\overline z = \dfrac{{13}}{5} - \dfrac{4}{5}i\].

C. \[\overline z = - \dfrac{{13}}{5} - \dfrac{4}{5}i\].

D. \[\overline z = \dfrac{{13}}{5} + \dfrac{4}{5}i\].

Câu 39 : Cho số phức \[z\] và \[w\] thỏa mãn \[z + w = 3 + 4i\] và \[\left| {z - w} \right| = 9\]. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \[T = \left| z \right| + \left| w \right|\].

A. \[Max\,T = \sqrt {176} \]

B. \[Max\,T = 14\]

C. \[Max\,T = 4\]

D. \[Max\,T = \sqrt {106} \]

Câu 40 : Trong mặt phẳng phức, gọi A, B, C, D lần lượt là các điểm biểu diễn các số phức \[{z_1} = - 1 + i,\] \[\,\,{z_2} = 1 + 2i,\,\,{z_3} = 2 - i,\,\,{z_4} = - 3i\]. Gọi S diện tích tứ giác ABCD. Tính S.

A. \[S = \dfrac{{17}}{2}\]

B. \[S = \dfrac{{19}}{2}\]

C. \[S = \dfrac{{23}}{2}\]

D. \[S = \dfrac{{21}}{2}\]

Câu 41 : Ban đầu ta có một tam giác đều cạnh bằng 3 [hình 1]. Tiếp đó ta chia mỗi cạnh của tam giác thành 3 đoạn bằng nhau và thay mỗi đoạn ở giữa bởi hai đoạn bằng nó sao cho chúng tạo với đoạn bỏ đi một tam giác đều về phía ngoài ta được hình 2. Khi quay hình 2 xung quanh trục \[d\] ta được một khối tròn xoay. Tính thể tích khối tròn xoay đó.

A. \[\dfrac{{5\pi \sqrt 3 }}{3}\]

B. \[\dfrac{{9\pi \sqrt 3 }}{8}\]

C. \[\dfrac{{7\pi \sqrt 3 }}{6}\].

D. \[\dfrac{{5\pi \sqrt 3 }}{2}\]

Câu 42 : Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\], cho hai điểm \[M\left[ {2; - 3;5} \right]\], \[N\left[ {6; - 4; - 1} \right]\] và đặt \[L = \left| {\overrightarrow {MN} } \right|\]. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

A. \[L = \left[ {4; - 1; - 6} \right]\].

B. \[L = \sqrt {53} \].

C. \[L = 3\sqrt {11} \].

D. \[L = \left[ { - 4;1;6} \right]\].

Câu 43 : Tìm tham số m để phương trình \[{\log _{\sqrt {2018} }}\left[ {x - 2} \right] = {\log _{2018}}\left[ {mx} \right]\] có nghiệm thực duy nhất.

A. \[1 < m < 2\]

B. \[m > 1\]

C. \[m > 0\]

D. \[m < 2\]

Câu 44 : Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\], cho mặt phẳng \[[P]:x - 2y + 2z - 2 = 0\] và điểm \[I[ - 1;2; - 1]\]. Viết phương trình mặt cầu \[[S]\] có tâm \[I\] và cắt mặt phẳng \[[P]\] theo giao tuyến là đường tròn có bán kính bằng 5.

A. \[[S]:{[x + 1]^2} + {[y - 2]^2} + {[z + 1]^2} = 25\].

B. \[[S]:{[x + 1]^2} + {[y - 2]^2} + {[z + 1]^2} = 16\].

C. \[[S]:{[x - 1]^2} + {[y + 2]^2} + {[z - 1]^2} = 34\].

D. \[[S]:{[x + 1]^2} + {[y - 2]^2} + {[z + 1]^2} = 34\].

Câu 45 : Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\], mặt phẳng chứa hai điểm \[A\left[ {1;0;1} \right]\], \[B[ - 1;2;2]\] và song song với trục \[Ox\] có phương trình là:

A. \[y--2z + 2 = 0\].

B. \[x + 2z--3 = 0\].

C. \[2y--z + 1 = 0\].

D. \[x + y--z = 0\].

Câu 46 : Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\], cho đường thẳng \[d\] vuông góc với mặt phẳng \[[P]:4x - z + 3 = 0\]. Véc-tơ nào dưới đây là một véctơ chỉ phương của đường thẳng d ?

A. \[\overrightarrow {{u_1}} [4;1; - 1]\]

B. \[\overrightarrow {{u_2}} [4; - 1;3]\].

C. \[\overrightarrow {{u_3}} [4;0; - 1]\].

D. \[\overrightarrow {{u_4}} [4;1;3]\].

Câu 47 : Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\], cho ba điểm \[A[a;0;0]\], \[B[0;b;0]\], \[C[0;0;c]\] với

a,b,c là các số thực dương thay đổi tùy ý sao cho \[{a^2} + {b^2} + {c^2} = 3\]. Khoảng cách từ \[O\] đến mặt

phẳng \[[ABC]\] lớn nhất bằng:

A.\[\dfrac{1}{3}\]

B. 3

C. \[\dfrac{1}{{\sqrt 3 }}\]

D. 1

Câu 48 : Đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \[y = 1 + \dfrac{{2x + 1}}{{x + 2}}\] có phương trình là:

A. \[x = - 2\]

B. \[y = 3\]

C. \[x = - 1\]

D. \[y = 2\]

Câu 49 : Tìm nguyên hàm của hàm số \[f\left[ x \right] = \sin 3x.\]

A. \[\int {\sin 3x{\rm{d}}x = - \dfrac{{\cos 3x}}{3} + C} .\]

B. \[\int {\sin 3x{\rm{d}}x = \dfrac{{\cos 3x}}{3} + C} .\]

C. \[\int {\sin 3x{\rm{d}}x = - \dfrac{{\sin 3x}}{3} + C} .\]

D. \[\int {\sin 3x{\rm{d}}x = - \cos 3x + C} .\]

Câu 50 : Giải phương trình \[\cos 5x.\cos x = cos4x.\]

A. \[x = \dfrac{{k\pi }}{5}\,\,\,\left[ {k \in Z} \right].\]

B. \[x = \dfrac{{k\pi }}{3}\,\,\,\left[ {k \in Z} \right].\]

C. \[x = k\pi \,\,\,\left[ {k \in Z} \right].\]

D. \[x = \dfrac{{k\pi }}{7}\,\,\,\left[ {k \in Z} \right].\]

Lời giải chi tiết

1. C

2. A

3. B

4. B

5. A

6. B

7. C

8. C

9. C

10. B

11. D

12. A

13. A

14. C

15. D

16. D

17. D

18. D

19. D

20. B

21. D

22. A

23. D

24. A

25. B

26. B

27. B

28. C

29. D

30. B

31. D

32. C

33. B

34. C

35. A

36. B

37. B

38. D

39. D

40. A

41. C

42. B

43. C

44. D

45. A

46. C

47. C

48. B

49. A

50. A

Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại Tuyensinh247.com

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề