So sánh kinh tế Việt Nam và Indonesia

Dạo quanh Hà Nội, không khó để cảm nhận được nguồn năng lượng vô tận từ khắp nơi, mọi ngóc ngách phố xá. Người ta chạy xe tay ga, mua bán đủ thứ từ điện thoại đến đồ ăn trong vô số các cửa hàng lớn nhỏ. Người lớn đi làm. Trẻ con đi học. Việt Nam đang trẻ, đang phát triển và mọi thứ đều có thể.

Đó là cảm nhận của ông Peter Vanham, một cây viết chuyên về kinh tế cho nhiều báo và tạp chí nổi tiếng như Financial Times, Business Insider, Forbes, về Việt Nam trong bài viết với tựa đề "Câu chuyện thần kỳ về kinh tế Việt Nam" khi ông đến Việt Nam tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Asean hồi năm 2018.

Ông Peter Vanham kinh ngạc đặt câu hỏi điều gì khiến một nước nghèo bậc nhất thế giới cách đây 30 năm như Việt Nam có thể vươn lên trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình? Và không chỉ vậy, giờ đây, Việt Nam đang là một trong những ngôi sao sáng trong các nền kinh tế mới nổi, với tốc độ tăng trưởng 6-7% năm, ngang ngửa với Trung Quốc.

Kinh tế Việt Nam trước Đổi mới 1986 là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP trung bình mỗi năm là 4,65%. Nhìn chung, tăng trưởng thời kỳ này thấp và kém hiệu quả. Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 38,92%.

Tuy nhiên, kể từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, tăng trưởng GDP đã cải thiện và tăng trưởng với mức 6,51% trong giai đoạn 1986-2000 và 7,26% trong giai đoạn 2001-2010.

Trong giai đoạn 2011-2019, GDP tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008. Quy mô nền kinh tế cũng ngày càng mở rộng.

Từ năm 1989 khi Việt Nam bị Mỹ cấm vận, quy mô của nền kinh tế chỉ ở mức 6,3 tỷ USD. Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận và Việt Nam gia nhập Asean, quy mô của nền kinh tế tăng dần. Đặc biệt từ năm 2002-2007, quy mô của nền kinh tế tăng mạnh khi Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ có hiệu lực.

Và với sự gia nhập WTO vào cuối năm 2006, đầu năm 2007, quy mô của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự tăng trưởng vượt bậc. Đến năm 2019, GDP của Việt Nam đã gấp 12,5 lần so với năm 2001.

[Ảnh: Vũ Tuấn Anh].

[Ảnh: Vũ Tuấn Anh].

"Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng như vậy, đất nước này đã từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành một nước có thu nhập trung bình khá", ông Peter Vanham viết. Và GDP bình quân đầu người từ chỉ 230 USD vào năm 1985, đến năm 2017, con số này đã gấp hơn 10 lần lên 2.343 USD, nếu được hiệu chỉnh theo sức mua, con số này thậm chí còn cao hơn, ở mức hơn 6.000 USD.

Trong một bài viết về câu chuyện thành công của nền kinh tế Việt Nam trên Forbes năm 2016, tác giả Brett Davis đã cho rằng, thường thì người ta vẫn hay đánh giá một nền kinh tế bằng các chỉ số kinh tế ngắn hạn nhưng đôi khi cần phải lùi lại quá khứ để có cái nhìn bao quát hơn.

Theo tác giả, cách đây hơn 30 năm, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng giờ đây nhiều du khách quốc tế khi đến Việt Nam đã phải ngỡ ngàng trước các cao ốc văn phòng, cửa hàng bán đồ cao cấp và những con phố tấp nập.

Internet cũng rất phát triển và phổ biến ở Việt Nam: Mọi quán cà phê, nhà hàng, hay quán bar đều cung cấp wifi miễn phí cho khách và rất tiện ích cho việc truy cập internet bằng điện thoại di động.

[Ảnh: Getty Images].

[Ảnh: Getty Images].

Theo đánh giá của IHS Market, trước đại dịch, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt 7% trong năm 2018 và 2019 nhờ sự thúc đẩy mạnh mẽ từ dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất.

Điều đó có thể được nhìn thấy từ thực tế cuộc sống. Bất cứ thứ gì, từ quần áo thể thao của Nike đến điện thoại thông minh của Samsung, cũng đều được sản xuất tại quốc gia Asean này.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế đã giảm đáng kể trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19. Mặc dù tăng trưởng chậm lại, song Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong số rất ít những nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt được sự tăng trưởng trong năm 2020 khi phần còn lại của thế giới rơi vào suy thoái. Cụ thể, bất chấp đại dịch Covid-19, năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,9% trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới tăng trưởng âm.

Trong nửa đầu năm 2021, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh với GDP tăng 6,6% trong quý II. Tuy nhiên, "làn sóng Delta" trong quý III đã tác động mạnh đến tăng trưởng của kinh tế Việt Nam khiến GDP giảm 6,17% khi chi tiêu tiêu dùng, hoạt động xây dựng và sản xuất chế tạo bị ngưng trệ. Do đó, IHS Market dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay dự kiến sẽ ở mức vừa phải 2,3%.

Theo IHS Market, đà phục hồi mạnh sẽ diễn ra trong năm 2022 với tốc độ tăng trưởng dự báo là 6,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ việc tăng cường triển khai vaccine giúp nới lỏng dần các biện pháp hạn chế và cho phép mở cửa du lịch quốc tế trở lại.

Thực tế, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam đã bắt đầu trong quý IV này. Chỉ số PMI sản xuất của IHS Markit Việt Nam trong tháng 10 cho thấy có sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế vẫn gặp phải những trở ngại do sự gia tăng mới của các ca nhiễm Covid -19 cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Và trong ngắn hạn, những rủi ro từ biến thể mới Omicron vẫn hiện hữu trừ phi Việt Nam tăng tốc hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trong những tháng tới. Mặc dù vậy, về triển vọng kinh tế trung hạn, IHS Market cho rằng nhiều động lực tăng trưởng vẫn tích cực và sẽ tạo nền tảng vững chắc không chỉ cho tăng trưởng GDP mà còn giúp GDP đầu người tăng lên.

Theo dự đoán của IHS Market, GDP của Việt Nam sẽ tăng từ mức 270 tỷ USD trong năm 2020 lên mức 433 tỷ USD trong năm 2025 và 687 tỷ USD vào năm 2030. Điều đó có nghĩa GDP đầu người sẽ tăng rất nhanh, từ mức 2.785 USD trong năm 2020 lên 4.280 USD vào năm 2025 và 6.600 USD vào năm 2030.

Dự đoán về tăng trưởng kinh tế trong năm 2022, nhiều nhà kinh tế đều có những nhận định lạc quan rằng kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tốc trong năm tới.

Theo nhận định của Economist Intelligence, nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi trong năm 2022 sau khi dỡ bỏ hầu hết các hạn chế liên quan đến Covid-19 từ cuối năm 2021. Sản xuất theo định hướng xuất khẩu tiếp tục là động lực quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2022 - 2026.

Nói với CNBC hồi đầu năm, ông Kelvin Tay từ UBS Global Wealth Management cho biết, triển vọng kinh tế của Việt Nam là tích cực và "có tiềm năng lớn".

[Ảnh: TTXVN].

"Việt Nam là một thị trường mà chúng tôi thích", ông Tay nói trong chương trình "Squawk Box Asia" và cho biết: "Đó là một nền kinh tế mà chúng tôi đánh giá rất tiềm năng" và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang "vượt xa" so với các nền kinh tế có chung đường biên giới.

"Việt Nam là nước hưởng lợi lớn từ xu hướng tái định cư hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong vài năm qua. Chúng tôi nhận thấy xuất khẩu của Việt Nam có nhiều khả năng tăng trưởng trong những năm tới", Fitch Solutions cho biết trong một báo cáo vào tháng 12 năm ngoái.

Lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch, cũng được dự báo sẽ sớm phục hồi. Các nhà kinh tế cho biết mức độ phục hồi của ngành dịch vụ - đặc biệt là du lịch - sẽ quyết định mức độ nhanh chóng phục hồi trở lại của nền kinh tế Việt Nam như trước đại dịch.

Tại buổi đối thoại với các chuyên gia, đối tác quốc tế tại Hội nghị trực tuyến chuyên sâu về Việt Nam thảo luận các chiến lược để tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch với chủ đề "Việt Nam - ngôi sao đang lên" vào năm ngoái, ông CK Tong - Tổng giám đốc BW Industrial Development JSC - cũng khẳng định: "Dù có Covid-19 hay không, Việt Nam vẫn giữ vị trí thuận lợi để đón làn sóng Trung Quốc+1". Theo ông, kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines trong những năm tới.

TS Chayodom Sabhasri, Khoa Kinh tế thuộc Đại học Chulalongkorn [Thái Lan] cũng nhấn mạnh: "Kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Gần đây, rõ ràng, đầu tư nước ngoài trực tiếp của phương Tây đã chuyển từ một số thành viên ASEAN sang Việt Nam. Đầu tư của Nhật Bản ở Thái Lan năm 2020 cũng đã chuyển hướng sang Việt Nam. Chắc chắn, Việt Nam sẽ sớm theo kịp các thành viên hàng đầu ASEAN".

[Ảnh: Hải Long].

Tờ Bangkok Post cũng nhận định cả hai nước Việt Nam và Thái Lan đều được xếp hạng là thu nhập trung bình và mặc dù Thái Lan đang được xếp hạng cao hơn nhưng trong vòng 20 năm tới Thái Lan sẽ không có nhiều tiến bộ hơn, trong khi đó Việt Nam có thể đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Nền kinh tế Thái Lan trong những năm từ 1960-1990 luôn tăng trưởng với tốc độ trung bình 7,5%. Nhưng trong suốt giai đoạn 2008-2018, tốc độ tăng trưởng của nước này đã giảm mạnh, thậm chí xuống âm 0,7% vào năm 2009. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam ổn định hơn với tổng độ tăng trưởng từ 5,2% trong năm 2012 đến 7,1% trong năm 2018. Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng ổn định 7% và được đánh giá là một trong những câu chuyện kinh tế thành công của thế kỷ 21.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2018 cao gấp 1,7 lần so với Thái Lan. Các chỉ số khác như thu hút FDI, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và chi tiêu tiêu dùng cũng đã vượt Thái Lan.

Số liệu phân tích xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao năm 2016 cho thấy, Việt Nam đạt tổng kim ngạch là 55,2 tỷ USD, trong khi Thái Lan chỉ đạt 8,8 tỷ USD. Con số này phản ánh rằng, dù đi sau hàng thập kỷ, nền kinh tế Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh và vượt qua Thái Lan, tờ Bangkok Post viết.

Trong bài viết với tựa đề "Điều gì khiến Việt Nam hấp dẫn hơn Thái Lan trong thu hút vốn đầu tư vào sản xuất" mới đây, BW Industrial cũng cho rằng, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài sang năm thứ 4, thúc đẩy làn sóng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam được coi là hai điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong khu vực nhờ nhiều lợi thế.

Thứ nhất về dân số. Theo Ngân hàng Thế giới [WB], Việt Nam đang có sự chuyển đổi nhanh chóng về dân số và cơ cấu xã hội. Dân số Việt Nam năm 2020 là hơn 97 triệu người và dự kiến sẽ đạt 120 triệu người vào năm 2050. Trong đó, 70% dân số dưới độ tuổi 35 và tuổi thọ trung bình là 76 tuổi, cao nhất trong số các nước có mức thu nhập tương tự ở Asean. Chỉ số nhân lực của Việt Nam đứng thứ 48 trong tổng số 157 quốc gia và đứng thứ 2 ở Asean sau Singapore.

Trong khi đó, quy mô dân số của Thái Lan là 70 triệu người. Trong đó, hơn 1/4 dân số sẽ trên 60 tuổi vào năm 2030, trong khi tỷ lệ sinh liên tục giảm mạnh trong nhiều năm qua, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] cũng dự đoán lực lượng lao động sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong 2 thập kỷ tới.

Thứ hai về số các hiệp định thương mại tự do. Việt Nam đang từng bước mở rộng lợi thế cạnh tranh bằng việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do [FTA] lớn. Hiện số lượng các FTA mà Việt Nam tham gia nhiều hơn Thái Lan và các quốc gia trong khu vực, trong đó có những hiệp định lớn như CPTPP, RCEP…

Theo Bộ Công Thương, một năm sau khi có hiệu lực, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các nước thành viên.

Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở Đông Nam Á ký hiệp định thương mại song phương với thị trường EU. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu [EVFTA] đã thúc đẩy đáng kể lợi thế kinh tế của Việt Nam so với Thái Lan.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu sau khi EVFTA có hiệu lực dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với khi không có hiệp định.

Thứ 3 là tiêu dùng nội địa tăng mạnh. Khi các điều kiện kinh tế được cải thiện nhanh chóng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng đã tăng gấp 3 từ 600 USD trong năm 2005 lên khoảng 2.800 USD vào năm 2019. Thu nhập tăng khiến sức mua cũng tăng lên. Theo báo cáo của WB, tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện chiếm 13% dân số cả nước và được dự đoán sẽ tăng lên 26% vào năm 2026. Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia hàng đầu trong khu vực, bao gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines về sự gia tăng của tầng lớp trung lưu [nhóm có mức sống 15 USD/ngày, theo WB].

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia [NCIF], sự bùng nổ chi tiêu của tầng lớp trung lưu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng chi tiêu dùng quốc gia và do đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Thứ 4là chính trị ổn định. Đây là một trong những yếu tố chính khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà sản xuất. Câu chuyện thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài phần lớn là nhờ vào hệ thống quản lý tài chính như thuế, kế toán và kiểm soát ngoại hối hiệu quả. Quy trình đăng ký đầu tư và quản lý thuế ở Việt Nam cũng được phân cấp và từng bước cải thiện khi cấp tỉnh và thành phố có quyền quyết định đáng kể về cách thức thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Một điểm nữa khiến Việt Nam có lợi thế hơn so với Thái Lan đó là vị trí địa lý. Việt Nam tiếp giáp trực tiếp với Biển Đông, một cầu nối giao thương trọng yếu trên bản đồ hàng hải toàn cầu. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới có một tuyến chạy qua và 5 tuyến liên kết với Việt Nam.

Ngoài ra, với vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á cho các nhà đầu tư nước ngoài trong chiến lược Trung Quốc+1 nhằm tiết giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhiều nhà sản xuất đã mở rộng dây chuyền sang các quốc gia bên cạnh khi chi phí hoạt động tại Trung Quốc liên tục tăng cao.

Tin liên quan

ADB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% năm 2022

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Giảm ngắn hạn song sẽ nhanh được vực dậy

Tin sự kiện

35 năm Đổi Mới

Con đường Đổi Mới của Việt Nam gần 4 thập kỷ vừa qua mang dấu ấn của những con người đặc biệt trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt. Kỷ niệm 35 năm Đất nước Đổi Mới, Báo điện tử Dân trí xin kính gửi đến độc giả loạt bài về một thế hệ Đổi mới của Dân tộc.

Ông Vũ Khoan: Từ việc "phá rào" vì… đói tới chuyện ngoại giao làm kinh tế

Thứ sáu 31/12/2021 - 05:05

TS Lê Đăng Doanh: Đã đến lúc tiến hành "công cuộc Đổi Mới lần 2"

Thứ tư 29/12/2021 - 07:16

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: 33 năm xây dựng đế chế 4 tỷ USD từ 6 cây vàng

Thứ ba 28/12/2021 - 03:46

CEO lương hưu cao nhất Việt Nam: Bạn tôi người thành tỷ phú, người tội nhân

Thứ hai 27/12/2021 - 06:53

"Người được chọn" cho sứ mệnh mở đường đặc biệt của Chính phủ Việt Nam

Thứ sáu 24/12/2021 - 04:14
ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

"Nếu không mở cửa, Việt Nam sẽ lỡ nhịp phục hồi!"

Chứng khoán Việt sôi động hơn Singapore, nhà đầu tư ngoại sẽ lại đổ tiền?

TPHCM tăng tốc ra sao trong tháng đầu tiên của năm 2022?

Kế hoạch lớn mà TPHCM ấp ủ sau một năm "mất đà" bởi Covid-19

Một số hãng hàng không đồng ý giảm phí vận chuyển cho nông sản xuất khẩu

Bài toán nào để Việt Nam thoát "bẫy lao động giá rẻ"?

Đào tạo nghề - đột phá gỡ "điểm nghẽn" nhân lực và phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Chỉ số hài lòng của người dân ở mức cao

Mối quan hệ mật thiết giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Indonesia

Thứ ba, 10/12/2019 - 10:27 AM

Indonesia luôn là một đối thủ 'đáng gờm' với Việt Nam trong bóng đá mặc dù các chuyên gia luôn nhận xét Việt Nam ở tầm cao hơn so với nước bạn. Tuy nhiên khi so sánh giữa 2 nền kinh tế, liệu Việt Nam có được đánh giá cao hơn Indonesia hay không?

Hai nền kinh tế năng động của khu vực ASEAN

Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường nhưng lại có hơn 164 công ty sở hữu quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo, và điện lực.

Tính riêng trong quý 4 năm 2018, nền kinh tế nước này tăng 5,18%, đưa tốc độ tăng trưởng cả năm 2018 đạt 5,17%.

Bất chấp những bất ổn trên các thị trường tài chính do tình trạng các dòng vốn "chảy" khỏi thị trường Indonesia, thâm hụt ngân sách năm 2018 của Indonesia ước vào khoảng 1,72% tổng sản phẩm quốc nội [GDP], thấp hơn mức dự tính ban đầu của chính phủ nước này là 2,19% GDP. Đây cũng là mức thâm hụt ngân sách trên GDP thấp nhất kể từ năm 2012.

Trong năm 2018, Indonesia lần đầu tiên kể từ năm 2011 đạt thặng dư ngân sách cơ bản 4.100 tỷ rupiah [khoảng 283,25 triệu USD].

Nhìn chung, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Indonesia vẫn ổn định và chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp. Đứng đầu vẫn là nhóm mặt hàng khoáng sản đạt 22,5 tỷ USD, chiếm 15,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù được cho là mức tăng đáng khích lệ nhưng Indonesia cũng thừa nhận mức tăng trưởng của năm 2018 không đạt được mục tiêu kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia. Trong kế hoạch ngân sách nhà nước Indonesia năm 2018, chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho cả năm ở mức 5,4%.

Trong khi đó ở Việt Nam, Từ 2002 đến 2018, hơn 45 triệu người đã thoát nghèo, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% [3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá]. GDP đầu người tăng 2,5 lần, đạt trên 2.500 USD năm 2018.

Sau khi chạm đỉnh ở mốc 7,1% năm 2018, tăng trưởng GDP thực được dự báo giảm nhẹ trong năm 2019, do sức cầu bên ngoài giảm và do duy trì thắt chặt chính sách tín dụng và tài khóa. Tăng trưởng GDP thực được dự báo vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, xoay quanh mức 6,5% trong các năm 2020 và 2021.

Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính và sản phẩm điện tử, các mặt hàng nông thủy sản, giày dép, gỗ và sắt thép các loại…

Kết thúc một nữa chặng đường của năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 243,48 tỷ USD, tăng 8,0% [tương ứng tăng 18,1 tỷ USD] so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 122,53 tỷ USD, tăng 7,2% và nhập khẩu đạt 120,94 tỷ USD, tăng 8,9%.

Trong tháng 6/2019, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,93 tỷ USD. Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong nửa đầu năm 2019 đạt thặng dư 1,59 tỷ USD.

Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia

Việt Nam và Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/12/1955. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Indonesia được xây dựng trên nền tảng vững chắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày công vun đắp, xây dựng, phát triển.

Việt Nam và Indonesia có nhiều điểm tương đồng, cùng là thành viên ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương [APEC] và nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế khác.

Với Việt Nam, Indonesia là đối tác quan trọng, giàu tiềm năng. Ngược lại, Indonesia đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam, là một trong những nước có ảnh hưởng lớn trong ASEAN. Hai nước đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực. Nhiều cơ chế hợp tác giữa hai bên đã được thiết lập như: Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế; Ủy ban hợp tác song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao.

Những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Indonesia đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều tăng từ 4,6 tỷ USD trong năm 2012 lên 5,6 tỷ USD trong năm 2016, đạt trên 6,5 tỷ USD trong năm 2017 và 7 tháng đầu năm 2018 đạt 4,7 tỷ USD.

Hai bên phấn đấu đạt mốc 10 tỷ USD vào năm 2020. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia chủ yếu gồm: gạo, dầu thô, xi măng, linh kiện điện tử, hàng nông sản. Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia các mặt hàng phân bón, xăng dầu, bao bì, thiết bị máy móc, vải sợi, giấy và bánh kẹo.

Về đầu tư,tháng 6/1989, hai nước chính thức mở đường hàng không Việt Nam – Indonesia. Nhiều tập đoàn lớn của Indonesia đã vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tính đến tháng 6/2018, Indonesia tiếp tục đứng thứ 5 trong ASEAN và thứ 30/126 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 71 dự ántrị giá 514 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi và may mặc.

Một số dự án đầu tư lớn gồm: Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra [2,1 tỷ USD], Liên doanh khách sạn Horizon - Pullman Hà Nội [66 triệu USD]. Hiện Việt Nam có 13 dự án đầu tư sang Indonesia với số vốn 54,7 triệu USD trong các lĩnh vực dầu khí và khai khoáng.

Tin liên quan

Kinh tế Việt Nam liệu có đuổi kịp Thái Lan, Malaysia?

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự một hội nghị Asean ngày 14/4

Kinh tế và mức sống của người Việt Nam liệu sẽ theo kịp Thái Lan, thậm chí Malaysia, trong tương lai gần hay không?

Singapore: Thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi nghiêm túc cho TQ và Mỹ

Asean làm gì nếu Trung Quốc đơn phương lập ADIZ ở Biển Đông?

ĐH 13: VN định vị thế nào trước 'Giấc mộng Trung Hoa'?

Quảng cáo

Việt Nam đang muốn tận dụng lợi ích từ các hiệp định, khu vực thương mại tự do để góp phần làm cú hích cho nền kinh tế.

Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu [EVFTA và IPA] đã hoàn tất.

Có dự đoán, EVFTA sẽ góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% [năm 2019 - 2023]; 4,57 - 5,30% [năm 2024 - 2028] và 7,07 - 7,72% [năm 2029 - 2033].

Ở cấp độ vùng, Asean đang cố gắng đẩy kết thúc hoàn toàn đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực [RCEP] để tiến tới ký kết trong năm 2020.

Hiệp định RCEP là một thỏa thuận thương mại tự do giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.

Nếu được ký kết, hiệp định này sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Với Việt Nam, sau ba thập niên đổi mới, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới.

Tuy vậy trong Asean, dân số Việt Nam tuy đứng thứ 3 trong ASEAN, nhưng quy mô kinh tế đứng thứ 6.

Một tính toán của McKinsey năm 2018 cho thấy GDP đầu người của Malaysia cao gần gấp đôi so với Thái Lan, và cao gấp ba tới năm lần so với thu nhập trung bình của Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Liệu kinh tế Việt Nam có thể bứt phá để mức sống người dân theo kịp các nước trong Asean?

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Giới trẻ ở Hà Nội

Tiến sĩ Chayodom Sabhasri, Khoa Kinh tế, Đại học Chulalongkorn, Bangkok, chia sẻ suy nghĩ với BBC News Tiếng Việt.

"Kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Gần đây rõ ràng, đầu tư nước ngoài trực tiếp của Tây phương đã chuyển từ một số thành viên Asean sang Việt Nam.

"Đầu tư Nhật Bản ở Thái Lan năm 2020 cũng đã chuyển hướng sang Việt Nam.

"Chắc chắn Việt Nam sẽ sớm theo kịp các thành viên hàng đầu trong Asean," ông Chayodom Sabhasri nhấn mạnh.

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Tàu trên cao ở Bangkok

Tiến sĩ Chayodom Sabhasri chỉ ra rằng Việt Nam có nhân công trẻ, chăm chỉ, có khả năng trong lúc một số thành viên Asean đã bước vào giai đoạn dân số già hóa.

World Bank cho biết chỉ số Vốn con người [HCI] của Việt Nam hiện xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ hai ở ASEAN, chỉ sau Singapore.

Dân số Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050.

Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực.

Tầng lớp trung lưu đang hình thành - hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026, theo World Bank.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Kuala Lumpur, Malaysia

Còn giáo sư, tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd, từ Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia [National Graduate Institute for Policy Studies, GRIPS], Tokyo, Nhật Bản, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

"Nếu nhìn mức tăng trưởng của 5 năm vừa qua, Việt Nam tăng nhanh hơn cả Malaysia và Thái Lan."

"Việt Nam có lợi thế về lao động rẻ hơn nhưng có kỹ năng khá, thị trưởng lớn, ổn định chính trị, mạnh về các môn học STEM, hạ tầng cơ sở đang cải thiện."

Các nền kinh tế lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng quan tâm Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Ninh Bình, Việt Nam

Xu hướng kinh tế vĩ môSửa đổi

Đây là bảng thống kê tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia theo giá cả thị trường[12] bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đơn vị tính là triệu Rupiah.

Năm GDP tỷ giá hối đoái USD/rupiah Chỉ số lạm phát
[2000=100]
1980 60.143.191 626.98 12
1985 112.969.792 1.110,58 20
1990 233.013.290 1.842,80 29
1995 502.249.558 2.248,60 44
2000 1.389.769.700 8.396,33 100
2005 1.678.664.096 9.705,16 155

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Indonesian economy grows 5.78 pct in 2013, slowest in 4 years”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “Poverty Rate of Indonesia Expected to Rise in 2013 due to Higher Inflation”. Maesaroh Jamzuri. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.
  3. ^ “Global Gini Index”. World Bank. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ “Vice President: Indonesia will move on”. Investvine.com. 28 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ “Doing Business in Indonesia 2012”. World Bank. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ “Federation of International Trade Associations: Indonesia profile”. Fita.org. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ “Export Partners of Indonesia”. The World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ “Import Partners of Indonesia”. The World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013.
  9. ^ “Report for Selected Countries and Subjects”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  10. ^ “RI`s forex reserves up $0.13 bln in October”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  11. ^ “GDP bình quân đầu người hiện nay”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2008.
  12. ^ được ước tính

Nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Ông C.K.Tong cũng nhấn mạnh Việt Nam có năng lực để sản xuất nhiều sản phẩm phức tạp, hàm lượng công nghệ cao. Bằng chứng là Samsung đang sản xuất phần lớn điện thoại ở Việt Nam, thậm chí là những mẫu điện thoại mới nhất. Lực lượng lao động Việt Nam có thể sản xuất những thiết bị cao cấp nhất là điều không phải băn khoăn, nghi ngờ. “Kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines trong những năm tới”, ông Tong nhận định.

Nhìn vào những con số thực tế cho thấy, trong khi đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia tăng trưởng âm 5,32%, nền kinh tế thứ nhì Đông Nam Á là Thái Lan còn chứng kiến mức tăng trưởng giảm hơn 12% trong quý II, thì Việt Nam vẫn tăng trưởng dương mức 0,36% so với cùng kỳ năm trước.

Bloomberg dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 2,8% trong năm nay. Trong khi đó, con số của các nền kinh tế ASEAN khác đều rất ảm đạm. Dự báo GDP Thái Lan sụt tới 6%, Singapore giảm 5,7%, Malaysia lao dốc 3,9%, Philippines và Indonesia hạ lần lượt 3,5% và 1%.

Về triển vọng năm 2021, nhóm chuyên gia Bloomberg nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhất ASEAN với mức tăng GDP 8,1%. Đứng sau là Philippines với 7,5%, Malaysia 5,7%, Indonesia 5%, Singapore 4,8% và cuối cùng là Thái Lan 4%.

Có thể thấy, sau 3 thập niên đổi mới, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Trong ASEAN, dân số Việt Nam đứng thứ 3, nhưng quy mô kinh tế đứng thứ 6.

Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu [EVFTA và EVIPA] đã hoàn tất sẽ góp phần giúp GDP của Việt Nam tăng mức mức bình quân 2,18-3,25% [năm 2019-2023]; 4,57-5,30% [năm 2024-2028] và 7,07-7,72% [năm 2029-2033].

Ở cấp độ khu vực, ASEAN đang cố gắng xúc tiến hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực [RCEP] để tiến tới ký kết trong năm 2020. Nếu được ký kết, Hiệp định này sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

TS Chayodom Sabhasri, Khoa Kinh tế thuộc Đại học Chulalongkorn [Thái Lan] nhấn mạnh: "Kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Gần đây, rõ ràng, đầu tư nước ngoài trực tiếp của phương Tây đã chuyển từ một số thành viên ASEAN sang Việt Nam. Đầu tư của Nhật Bản ở Thái Lan năm 2020 cũng đã chuyển hướng sang Việt Nam. Chắc chắn, Việt Nam sẽ sớm theo kịp các thành viên hàng đầu ASEAN".

Nhiều ý kiến nhận định rằng kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ảnh: Quốc Tuấn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề