So sánh lòng trắc ẩn và lòng thương người

75 / 100

Chắc hẳn bạn sẽ có lần rơi nước mắt khi xem một bộ phim tình cảm buồn hay xúc động khi thấy những mảnh đời cơ cực. Đó là khi lòng trắc ẩn trong bạn trỗi dậy, sinh ra những cảm xúc khó mà diễn tả thành lời. Vậy lòng trắc ẩn là gì? Vì sao con người lại cần có lòng trắc ẩn?

Lòng trắc ẩn hay còn được hiểu theo nhiều nghĩa như lòng từ bi, lòng thương cảm, lòng nhân ái hay sự cảm thông… Tất cả những khái niệm ấy đều có thể xem là sự nhạy cảm, một cung bậc cảm xúc của mỗi con người. Khi đó, chúng ta dễ đồng cảm và cảm thông đối với nỗi đau của người khác hay tình cảnh éo le của bất kỳ ai. Nói cách khác, lòng trắc ẩn liên quan đến cảm xúc và là tiền thân của sự đồng cảm. 

Lòng trắc ẩn là cảm giác khi bạn đau nỗi đau của người khác, thương cảm cho cảnh đời bất hạnh mà không hề có bất kỳ mục đích nào. Đây là một dạng cảm xúc được coi là hợp lý trong tự nhiên và được xem như hành động vô thức. Con người ta dễ bị khơi lên những cảm xúc mang tính đau khổ khi thấy những tình huống mình đã trải qua hay rộng hơn là đặt mình vào vị trí của người khác mà cảm nhận nỗi đau của họ. Tiếp sau lòng trắc ẩn sẽ nảy sinh thêm nhiều loại cảm xúc khác như thương cảm, đồng cảm, vị tha… mà tất cả đều mong muốn nỗi buồn của người khác cần được xoa dịu.

Phẩm chất của một người có lòng trắc ẩn là trí tuệ và một trái tim nhân ái. Lòng trắc ẩn sẽ thường dẫn đến những hành động tích cực tốt đẹp, giúp đời và giúp người. Nguyên do vì lòng trắc ẩn cho phép chúng ta bị lay động bởi sự đau khổ của người khác, và là động lực để chúng ta có mong muốn cảm thông và giảm bớt cảm xúc tiêu cực của ai đó.

Lòng trắc ẩn khiến chúng ta dễ đồng cảm và cảm thông đối với người khác

Lòng trắc ẩn được tạo nên từ trải nghiệm cuộc sống, mối liên kết giữa người với người và quan trọng hơn cả là một trái tim đầy nhân ái. 

Từ trải nghiệm sống, con người dễ bị khơi gợi lại những cảm xúc, những kỷ niệm buồn tương tự. Từ đó, thấu hiểu nỗi đau của người khác như chính nỗi đau mình từng trải qua. Mất đi người thân, mất đi định hướng hay những khó khăn của cuộc sống… mà chắc hẳn ai cũng từng phải trải qua. Chính vì thế, sâu trong tiềm thức, những ký ức đau buồn trỗi dậy khiến bạn có thể buồn hay khóc vì một câu chuyện cảm động nào đó.

Không thể phủ nhận, lòng trắc ẩn được tạo nên từ mối liên kết giữa đồng loại, giữa người với người. Không chỉ là người thân người quen mà thậm chí bạn có thể nảy sinh lòng trắc ẩn đối với cậu bé mất gia đình vì chiến tranh cách bạn nửa vòng trái đất. Đó chính là liên kết giữa đồng loại với nhau mà như ông cha từng có câu “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Bởi bạn biết, ai cũng có quyền được hạnh phúc và phải được hạnh phúc như chính bản thân mình.

Và tất nhiên, một trái tim nhân ái mới có thể khơi gợi được lòng trắc ẩn trong con người bạn. Bạn đặt mình vào bản thân của bất kỳ ai và dường như có thể cảm nhận sự sợ hãi, lo lắng và đối mặt với cuộc đời. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng nhất của lòng trắc ẩn, bởi suy cho cùng, lòng trắc ẩn cũng bắt nguồn từ cảm xúc, nếu là người vô tâm lãnh cảm, tất nhiên lòng trắc ẩn là điều hoàn toàn xa lạ.

Lòng trắc ẩn được tạo nên từ trải nghiệm cuộc sống và một trái tim đầy nhân ái

Bạn nghĩ sao nếu thế giới này không tồn tại lòng trắc ẩn? Chúng ta sẽ không cảm nhận được nỗi đau khổ tuyệt vọng của người khác? Chúng ta chỉ sống cho cảm xúc và lợi ích của riêng cá nhân mình? Chắc hẳn cuộc sống khi ấy sẽ chỉ toàn những điều tồi tệ và tiêu cực. 

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma có câu “Nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy động lòng trắc ẩn. Nếu bạn muốn chính mình hạnh phúc, hãy động lòng trắc ẩn”. 

Quả thật rằng, con người sống trên đời cần có lòng trắc ẩn, bởi bản chất lòng trắc ẩn vẫn là một loại cảm xúc cho đi mà không cần nhận lại. Nếu có điều nhận lại cũng chính là sự thanh tịnh trong tâm hồn hay những góc nhìn khác về cuộc sống và con người xung quanh. Vì ở đâu đó, vẫn luôn có những con người còn chịu nhiều đau khổ, có như vậy, chúng ta lại càng trân trọng cuộc sống và những gì mình đang có.

Con người có lòng trắc ẩn sẽ làm cho cuộc sống của họ cũng như những người xung quanh hạnh phúc hơn. Lòng trắc ẩn tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đầy giá trị nhân văn. Một nhà lãnh đạo có lòng trắc ẩn thì chắc chắn, người dân của họ sẽ được hưởng những chính sách nhân văn, lấy việc phát triển con người, an sinh xã hội làm định hướng phát triển. 

Không những vậy, con người còn có thể có lòng trắc ẩn đối với động vật hay thiên nhiên đất nước. Chính vì thế mà chúng ta có thể khóc khi vật nuôi mất đi, chúng ta đau xót khi hàng trăm hecta rừng cháy rụi, và vẫn ra sức bảo vệ động vật hoang dã từng ngày. 

Lòng trắc ẩn tạo ra sự cân bằng và cội nguồn của sự phát triển của toàn xã hội. Điều này cũng có nghĩa lòng trắc ẩn chính là động lực để con người sống tốt và biết yêu thương hơn mà điều tất yếu là cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi con người có đủ sự vị tha và thấu hiểu.

Lòng trắc ẩn khiến con người biết yêu thương và hạnh phúc hơn

Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt tốt xấu. Bạn có thể có lòng trắc ẩn thế nhưng, đừng biến những cảm xúc tiêu cực của người khác lại ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn quá nhiều. Bởi lẽ, lòng trắc ẩn là gì vốn cũng khó để đưa ra khái niệm chính xác. Hy vọng bạn cũng sẽ có đủ lòng trắc ẩn để sống một cuộc đời ý nghĩa và đầy xúc cảm.          

Nếu bạn có bất kỳ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi. Ngoài ra bạn có thể để lại thông tin tại bình luận bên dưới, GIẢI PHÁP QUÀ TẶNG sẽ phản hồi nhanh nhất có thể:

CTY TNHH Sản Xuất Thương Mại Giải Pháp Quà Tặng

?Địa chỉ: 75/3 Dương Đình Hội, Phước Long B, quận 9, HCM ?Điện thoại: 0877.177.188

?Email: [email protected]


?Website: www.giaiphapquatang.com

GN - Lòng trắc ẩn - một nhánh sông của biển rộng Từ bi, một bóng dáng của tâm Phật trong tâm hồn của con người. Lòng trắc ẩn như một tấm gương thể hiện nếp sống, cá tính trong phạm trù đạo đức. Bạn sẽ rướm nước mắt động lòng thương cảm khi xem một bộ phim cảm động, hay chạnh lòng khi nghe tiếng khóc ré của trẻ thơ hàng xóm đói đòi sữa mẹ, xót xa khi thấy cảnh cụ già chắt chiu bán từng gói xôi giữa trời nắng chang chang. Động lòng từ ngoại cảnh dẫn dắt tâm ta đến hành động từ thiện. Thấy cảnh người đàn ông tặng hoa mừng sinh nhật cho bà lão cô đơn co ro bên vỉa hè tuyết rơi lạnh cóng, cảnh em bé trao tô mì cho ông lão ăn xin vệ đường…, hỏi sao không động lòng?

Lòng trắc ẩn là một dạng cảm xúc được hình thành trong quá trình cuộc sống đã qua và được giữ gìn huân tập. Nó bao gồm hai giai đoạn: ý định và hành động. Ý định là giai đoạn khởi đầu nhắc nhở mình mở lòng với người khác, còn hành động là giai đoạn tiếp theo thực hiện ý định đó.

Chúng ta, những người con Phật, thừa hiểu về tinh thần bố thí, nhất là vô úy thí thì thể hiện lòng trắc ẩn đôi khi cũng phải soi rọi lại chính bản thân mình. Sự chia sớt bất hạnh không từ vụ lợi cá nhân, cho để mà nhận lại. Tôi đưa tiền cho bạn mua thuốc chữa bệnh không để bạn tôn sùng tôi là thần tượng, để được lời cám ơn hay nhận thêm số phiếu bình chọn “người tốt việc tốt” hay để “quảng cáo thương hiệu” của tôi. Chẳng có gì cả, tự nhiên vậy thôi, vì chúng ta là con người, cùng hít thở không khí từ bầu trời này.

Và, cũng có thể có những kẻ lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác? Gặp trường hợp này khó tránh khỏi tâm phẫn nộ, sân hận phiền trược, hoặc không thân thiện đến mức ơ hờ với mọi biến động của cuộc sống chung quanh như thể “ai gắp lửa bỏ vào tay mình” kham nhẫn khó lòng.

Tỏ bày lòng trắc ẩn trong cuộc sống này có thể song hành với sự nghi kỵ, chấp chặt nên có quyền truy vấn, với tấm lòng rộng mở để thấy được sự tuôn trào vô chấp, chẳng cần sự đối đãi sòng phẳng mà sự trần trụi của đời phàm tục hằng hay đổi trao. Đức Phật nói: “Hãy đến để mà thấy” chớ không phải đến để mà tin. Tranh thiền vẽ thiền sư chỉ ngón tay về hướng mặt trăng thì suy nghiệm lại thấy rằng cớ sao lại cứ bám ngón tay mà bảo rằng đó là mục đích của mình.

Đến với lòng trắc ẩn cần có chánh niệm - tiếp nhận quán sát, suy nghĩ phân tích, thực hành [Văn-Tư-Tu] - không bừa bãi. Chúng ta không bám chặt vào một việc làm tốt cho người mà mong cầu báo đáp và cũng không vung vít mà thể hiện. Đức Dalai Lama đã nói: “Yêu thương và lòng trắc ẩn là những thứ thiết yếu, không phải xa hoa. Không có yêu thương và lòng trắc ẩn, nhân loại không thể tồn tại” và “ Hạnh phúc không phải là điều tự nhiên mà có. Nó đến từ những hành động của chính bạn”. Chung quanh chúng ta có nhiều nghịch cảnh cần nhận biết phân biệt. Chúng ta hiện hữu giữa đời với thân trần mắt thịt làm sao không thương phận kẻ lang thang không nhà, giận kẻ có tiền ăn chơi trác táng.

Trong tổ chức Gia đình Phật tử cũng đề cập vấn đề này trong châm ngôn ngay từ bậc Oanh vũ [ngành Đồng]: “Mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống… Em thương người và vật”. Để các em trở thành một người tốt, có ích cho xã hội, các anh chị huynh trưởng phải dạy cho các em về lòng trắc ẩn từ những điều nhỏ nhất như nhường ghế cho người tàn tật trên chuyến xe buýt, dắt người già băng qua đường hay nhịn bớt tiền ăn sáng góp cho bạn nghèo may một áo mới…, đó là sự cảm thông, giúp đỡ người khác. Đây là một lối sống đẹp khi chung quanh nhiều hình ảnh giữa xã hội trông qua rất vô cảm vị kỷ đến lạnh lùng. Nhưng, nói thì dễ. Các huynh trưởng đã thể hiện sự tốt bụng ấy như thế nào để các em nhìn đó noi theo? Hô hào khẩu hiệu sống trong lục hòa mà không thông cảm những người chung quanh nhằm tránh đi những chuyện nhỏ nhặt đem quan trọng hóa.

Lòng trắc ẩn ở đây không phải chúng ta làm được gì mà vấn đề là chúng ta có làm hay không. Những việc thiện của ta dù là nhỏ bé nhưng vẫn là to tát với người khác và cũng đừng lấy chữ Nghiệp ra mà gán ghép số phận cho một người nào đó đang cưu mang gánh chịu. Nói rộng ra một chút, chính sự thờ ơ vô cảm là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất hạnh của cuộc sống.

Là huynh trưởng, hãy thương yêu các em, hiểu các em một cách thực sự là phương thuốc giúp các em thêm tinh tấn vững bền trong sáng như mục đích của tổ chức Gia đình Phật tử đã đề ra. Ít nhất, cũng đã giáo dục các em nhận thức rằng cuộc đời bao giờ cũng có nhiều điều tốt đẹp hơn là nhìn thấy vào thực tại.

Video liên quan

Chủ Đề