So sánh maritime bank vs hd bank năm 2024

Các ngân hàng đưa ra nhiều gói sản phẩm dịch vụ với hình thức ưu đãi đa dạng, tối ưu về chi phí khi giao dịch

Chị Thùy Dung - nhân viên văn phòng ở quận Gò Vấp, TP HCM, đang sử dụng một tài khoản ngân hàng để chuyển tiền hoặc thanh toán mua sắm online. Trung bình mỗi giao dịch liên ngân hàng bị thu phí 11.000 đồng, dù số tiền chuyển có khi chỉ vài trăm nghìn đồng. Thẻ ATM còn chịu nhiều khoản phí khác như phí quản lý tài khoản, phí thông báo số dư qua tin nhắn, phí rút tiền ATM...

"Đã vậy ATM gần cơ quan tôi sau giờ làm luôn trong tình trạng xếp hàng chờ, nhiều lúc vội phải sang rút ở ATM ngân hàng khác, phí còn cao hơn", chị Dung chia sẻ.

Anh Nguyễn Trung Tiến (Hà Nội) dùng thẻ ATM theo ngân hàng mà công ty trả lương và không chú trọng lắm đến khoản phí bị trừ khi chuyển hay rút tiền vì coi đó là phí dịch vụ phải trả cho ngân hàng. Theo anh Tiến, người dùng bây giờ không quá chi li phí dịch vụ trả cho ngân hàng. Họ có thể dễ dàng tìm hiểu các loại phí mình phải trả cho một lần sử dụng dịch vụ và so sánh để chọn ra dịch vụ nào tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên lại cần phải có sự cân xứng giữa chi phí bỏ ra và chất lượng dịch vụ được hưởng.

"Máy ATM thì hay bị lỗi, hạn mức mỗi lần rút thấp nên phải rút nhiều lần khi cần nhiều tiền và mỗi lần đều phải trả phí", anh bức xúc.

So sánh maritime bank vs hd bank năm 2024

Người dùng hiện nay hiểu rõ những khoản phí phải trả cho một lần sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Theo các chuyên gia, việc thu phí dịch vụ là nhằm giúp ngân hàng duy trì đầu tư hệ thống, nâng cấp chất lượng dịch vụ và bù đắp một phần chi phí cũng như góp phần khuyến khích khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán phi tiền mặt. Thế nhưng cần đưa ra mức phí dịch vụ để cả khách hàng và ngân hàng đều cảm thấy "đồng thuận".

Anh Phan Tiến Long (nhân viên một công ty Mỹ hoạt động tại Việt Nam) sử dụng khá nhiều thẻ ngân hàng trong và ngoài nước. Anh nhìn nhận mức phí rút tiền mặt hiện tại có thể chấp nhận được nhưng cần cân nhắc nếu quyết định tăng phí.

"Trong tình hình các ngân hàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ với nhiều hình thức ưu đãi đa dạng, người dùng dễ dàng lựa chọn những dịch vụ miễn phí hoặc phí thấp hơn, hay chọn dùng các gói sản phẩm để được lợi tối ưu về chi phí khi giao dịch", anh Long nhận xét.

So sánh maritime bank vs hd bank năm 2024

Các gói sản phẩm ngân hàng như gói trả lương M-Payroll từ Maritime Bank mang đến nhiều ưu đãi về phí dịch vụ cho người dùng.

Hiện tại để thu hút người dùng, nhiều ngân hàng vẫn đưa ra chính sách hỗ trợ phí dịch vụ như miễn phí rút tiền ATM, miễn phí chuyển khoản nội mạng... Đó có thể là các ưu đãi tạm thời hoặc là gắn kèm như một tính năng của gói sản phẩm nào đó.

Chẳng hạn, Maritime Bank tung gói tài khoản trả lương M-Payroll, đưa ra chính sách cán bộ nhân viên các công ty sử dụng dịch vụ này được miễn phí toàn bộ phí giao dịch rút tiền tại ATM kể cả nội và ngoại mạng, phí đăng ký, phí sử dụng Internet Banking và SMS cùng nhiều loại phí khác. Cùng với ưu đãi phí, người lao động tại các công ty này còn được cấp hạn mức tín dụng tự động chỉ sau một tháng nhận lương, trả góp thẻ tín dụng chỉ với lãi suất 0% hay được tặng quyền lợi bảo hiểm an sinh...

Đồng thời doanh nghiệp được hoàn toàn miễn phí chuyển lương, chuyển khoản tới 5.000 tài khoản mỗi lần qua Internet. Hạn mức một lần chuyển lên đến 250 tỷ đồng từ tài khoản doanh nghiệp hoặc 3 tỷ đồng từ tài khoản cá nhân. Công ty còn được giảm 25% phí mua gói bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm bồi thường lao động cho nhân viên.

Đại diện công ty S.Parc với hơn 500 nhân viên cho biết, việc sử dụng gói M-Payroll đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm vài chục triệu đồng một năm và nhân viên cũng giảm ít nhất 600.000 đồng phí dịch vụ ngân hàng mỗi năm.

(ĐTCK) Sự phát triển nóng của lĩnh vực bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) thời gian vừa qua khiến nhiều ngân hàng muốn có mức phí tốt hơn cho các hợp đồng cũ.

HDBank và Dai-ichi Life Việt Nam đang đàm phán lại hợp đồng bancassurance độc quyền dài hạn nhằm gia tăng lợi ích cho các bên tham gia.

Trước đó, theo công bố chính thức từ các bên, Dai-ichi Life Việt Nam ký hợp tác độc quyền với HDBank trong 10 năm, hợp đồng bắt đầu từ tháng 7/2015. Tuy nhiên, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank cho biết, HDBank đã xem xét lại hợp đồng này từ cuối quý IV/2020 do có thêm nhiều lời mời hợp tác từ các công ty bảo hiểm nhân thọ nhằm mang lại lợi ích tối đa cho cổ đông cũng như các bên liên quan, đặc biệt khi cơ hội tăng giá trị hợp đồng còn rất lớn.

Trong báo cáo mới đây, SSI Research đưa ra nhận định, hợp đồng bancassurance độc quyền 10 năm giữa HDBank và Daiichi được ký kết năm 2015 và chi phí trả trước ở thời điểm đó tương đối nhỏ nếu so sánh với các thương vụ bancassurance độc quyền thời gian gần đây, nên hai bên có thể rà soát và đàm phán lại các điều khoản chính. Động thái này có thể cho phép HDBank hợp tác với các công ty bảo hiểm khác và đa dạng danh mục sản phẩm cung cấp cho khách hàng, qua đó mở ra cơ hội đàm phán một thương vụ bancassurance độc quyền khác.

Theo nguồn tin của Báo Đầu tư Chứng khoán, hiện thương vụ đang trong đàm phán lại và có thể tiến tới mối quan hệ hợp tác 3 bên. Theo đó, Dai-ichi Life Việt Nam và một công ty bảo hiểm khác có mức vốn điều lệ lớn nhất nhì thị trường sẽ cùng bán bảo hiểm qua HDBank và phân chia theo thị trường Nam - Bắc.

Thực tế, việc một ngân hàng đàm phán lại hợp đồng độc quyền dài hạn để hợp tác với nhiều công bảo hiểm hơn không hiếm trên thị trường. Cuối năm 2013, Prudential Việt Nam và Maritime Bank thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong 10 năm, trong đó cho phép nhà bảo hiểm này mở rộng phạm vi phân phối độc quyền sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống phòng giao dịch của Maritime Bank trên toàn quốc.

Sau đó, mối quan hệ trên có sự thay đổi khi có thêm sự tham gia của Dai-ichi Life Việt Nam kể từ cuối tháng 9/2017. Theo đó, Maritime Bank sẽ là đối tác chiến lược giới thiệu các giải pháp bảo hiểm nhân thọ của Dai-ichi Life Việt Nam tới các khách hàng trên toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch khu vực phía Bắc, còn Prudential Việt Nam “phụ trách” khu vực phía Nam, thay vì toàn quốc như trước đó.

Đến đầu tháng 3/2021, các mối quan hệ hợp tác được thống nhất về một mối khi Prudential Việt Nam và Maritime Bank đạt được thỏa thuận hợp tác chiến lược trong 15 năm. Với việc mở rộng phạm vi phân phối bảo hiểm ra khu vực miền Bắc, Prudential Việt Nam trở thành đối tác duy nhất của nhà băng này trên toàn quốc.

Tại báo cáo mới nhất về ngành tài chính - ngân hàng, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định rằng, làn sóng tái đàm phán của các thương vụ phân phối bảo hiểm độc quyền sẽ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2022. Theo đó, ngoài thương vụ giữa HDBank và Dai-ichi Life Việt Nam, VPBank cũng sẽ tái đàm phán với đối tác với kỳ vọng sẽ ghi nhận khoản phí “trả trước” cao hơn mức hiện tại. Được biết, VPBank đã ký thỏa thuận hợp tác phân phối độc quyền 15 năm với AIA Việt Nam vào năm 2017.

Trả lời câu hỏi liệu làn sóng này có khiến sự hợp tác ngân hàng - nhà bảo hiểm trở nên thiếu bền vững, lãnh đạo cấp cao của một công ty bảo hiểm nói rằng, điều đó phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng. Nếu các công ty bảo hiểm nôn nóng, chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng do bị các ngân hàng thúc ép mà không có đầy đủ điều khoản bảo vệ độc quyền thì sự đổ vỡ có thể xảy ra.

“Ở thị trường nước ngoài, câu chuyện phá vỡ hợp đồng bancassurance độc quyền hiếm khi xảy ra bởi có sự ràng buộc rất chặt chẽ, hơn nữa các ngân hàng cũng muốn điều này vì sẽ ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu của mình”, vị lãnh đạo trên chia sẻ thêm.