So sánh nhân quyền và dân quyền

Phân biệt Nhân quyền và Dân quyền

Published

5 years ago

on

By

Mỗi cá nhân đều được hưởng các quyền cơ bản nhất định, được hình thành một cách tự nhiên hoặc được hiến pháp công nhận. Nhân quyền và Dân quyền là hai loại quyền căn bản thường gặp và hay được đem ra tranh luận. Tuy có nhiều điểm giao thoa, song mỗi loại quyền này đều có những tính chất và đặc điểm riêng của mình.

  • Dạ Lãm, tổng hợp

1. Nhân quyền là gì?

Nhân quyền [human rights], hay quyền con người là các quyền cơ bản nhất, tự nhiên nhất của con người. Chúng là những quyền mà con người sinh ra đã có, đã được công nhận, không [và không nên] được trao cho hay ban tặng bởi bất kỳ lý tưởng chính trị, tôn giáo hay thể chế nhà nước nào; và cũng không thể bị tước đi bởi chúng.

Nhân quyền bao gồm: quyền sống, quyền được giáo dục, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức tra tấn, quyền tự do biểu đạt, quyền được xét xử công bằng, v.v. Nhiều quyền trong số đó có bản chất dân quyền [civil rights], song được xem là cần thiết cho sự tồn tại của con người.

Trẻ em Do Thái tại một trại tập trung của Đức Quốc Xã. Holocaust được xem là một trong những vi phạm nhân quyền kinh khủng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Ảnh: BORGEN Magazine

Khái niệm nhân quyền trong môi trường pháp lý chính quy được hình thành sau Thế chiến II, liên quan đặc biệt tới những tội ác mà Đức Quốc xã thực hiện với người Do Thái và các nhóm dân tộc khác. Vào năm 1948, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, củng cố nền tảng nhân quyền trong luật pháp và chính sách quốc tế.

2. Dân quyền là gì?

Dân quyền, hay còn gọi là quyền công dân là những quyền mà một người được hưởng trên cơ sở là công dân của một quốc gia nhất định.

Dân quyền bảo vệ công dân khỏi sự phân biệt, đàn áp và trao cho họ một số quyền tự do nhất định, như tự do ngôn luận, quyền tham gia tố tụng đúng luật [due process], quyền được xét xử công bằng [fair trials], quyền không tự buộc tội [the right against self-incrimination],.v.v.. Hay rõ ràng có thể nghĩ đến quyền công dân được nhà nước mình bảo hộ.

Dân quyền có thể được xem là kết quả của sự thỏa thuận giữa nhà nước và cá nhân, trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đó.

3. Cơ sở phát sinh quyền

Nhân quyền phát sinh tự nhiên, trên cơ sở “sự tồn tại con người”. Tức là đã sinh ra làm người thì ắt sẽ có nhân quyền. Mọi cá nhân bất kể màu da, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, có quốc tịch hay không quốc tịch, đều có quyền con người. Nhân quyền có tính phổ quát, không có sự phân biệt “nhân quyền Việt Nam” hay “nhân quyền Mỹ”, đó là các quyền mà con người dù ở đâu cũng có như nhau.

Phong trào dân quyền tại Hoa Kỳ những năm 50 – 60 mang bản chất đấu tranh cho cả dân quyền và nhân quyền. Ảnh: Wikipedia

Dân quyền phức tạp hơn, chỉ phát sinh khi các quyền đó được pháp luật công nhận. Mà cụ thể là các quyền này sẽ được quy định trong hiến pháp hoặc luật quốc gia. Dân quyền ở mỗi quốc gia có sự khác nhau nhất định. Không quốc gia nào có thể tước đi quyền con người của một cá nhân, song mỗi quốc gia khác nhau có thể công nhận hoặc từ chối những quyền dân sự và tự do khác nhau. Ví dụ: người dân nước X có thể có ít dân quyền hơn người dân nước Y, dân quyền nước Y có nội dung khác dân quyền nước X.

Vì các quan điểm chính trị cũng như pháp lý khác biệt, không dễ để phân biệt đâu là nhân quyền và đâu là dân quyền.

Ở Việt Nam, trong Hiến Pháp 2013, có thể phần nào xác định quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình [điều 25] là những loại hình dân quyền [Vì không phải bất kỳ thể nhân nước ngoài nào cũng được trao những quyền tương tự]. Nhưng những quyền như quyền được sống, quyền tự do ngôn luận [Điều 25], Quyền bình đẳng giới [điều 26], v.v. phần nào đó lại mang bản chất nhân quyền.

4. Đối tượng hưởng quyền

Nhân quyền: mọi con người, bất kể giới tính, độ tuổi, chủng tộc, tôn giáo, quốc gia đều có Nhân quyền.

Dân quyền: chỉ khi là công dân của một quốc gia nhất định thì mới có các quyền dân sự được công nhận và bảo hộ ở quốc gia đó.

Như vậy, mọi cá nhân đều có các quyền con người như nhau, song mỗi người sẽ có các quyền dân sự khác nhau tùy thuộc vào quốc gia mà họ là công dân.

5. Phạm vi áp dụng

Do Nhân quyền có tính phổ quát, nên ở đâu có con người, ở đó có Nhân quyền. Và Nhân quyền ở các quốc gia khác nhau là như nhau [hoặc nên là như vậy].

Dân quyền ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những sự khác nhau nhất định, tùy vào quy định của hiến pháp và pháp luật quốc gia đó. Công dân một nước nhất định chỉ được hưởng các quyền dân sự nhất định mà pháp luật của nước họ đã công nhận.

Nhân quyền được và cần được chấp nhận rộng rãi bất kể quốc tịch, tôn giáo và dân tộc. Trong khi Dân quyền bị hạn chế bởi pháp luật quốc gia và những quy chuẩn xã hội, văn hóa, truyền thống, cũng như các khía cạnh khác của quốc gia đó.

Trong bối cảnh quốc tế, dân quyền xuất phát từ hiến pháp hay luật pháp của mỗi quốc gia, trong khi nhân quyền được xem là phổ quát cho mọi người. Do đó, cộng đồng quốc tế ít có khả năng phản ứng với các quốc gia khi có sự vi phạm dân quyền trong quốc gia đó, mà thường hành động khi có những vi phạm về nhân quyền.

6. Văn bản pháp lý quốc tế

Về nhân quyền:

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Đây là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người, liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng. Bản tuyên ngôn gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia.

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một phần của Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị; cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II.

Về Dân quyền:

Là một phần của Bộ luật Nhân quyền Quốc tế, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị [ICCPR] được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên thông qua ngày 16 háng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976. Công ước nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người.

Điểm đáng lưu ý là ngay cả hai công ước cơ bản về Dân quyền và Nhân quyền nói trên cũng không xác định rõ được lằn ranh giữa hai loại quyền. Đây nên được xem là một thiếu sót lớn trong hệ thống pháp luật quốc tế trong tương lai./.

Tài liệu tham khảo

Nhân quyền, Wikipedia

Civil Rights and Human Rights, Garry Crystal, 6/5/2016

What is the Difference Between a Human Right and a Civil Right?, HG.org

Difference Between Human and Civil Rights, differencebetween.net

Xây dựng báo chí độc lập cùng Luật Khoa...

Hãy đóng góp ngay hôm nay và trở thành một phần của Luật Khoa - một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Chúng tôi nói không với mọi hình thức kiểm duyệt và không đặt quảng cáo.

Tìm hiểu thêm về Luật Khoa tại đây và đọc Báo cáo Thường niên năm 2020 của Luật Khoa tại đây.


Đóng góp $2 mỗi tháng
Đóng góp bằng Crypto

Related Topics:dân quyềnnhân quyềnso sánh nhân quyền và dân quyền

You may like

  • “Bắt vợ”, “kéo vợ” và khái niệm “hủ tục” trong thảo luận quốc tế

  • Trung Quốc bị cáo buộc bắt cóc công dân trên lãnh thổ nước ngoài. Việt Nam nằm trong số đó

  • Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng nhân quyền quốc tế Martin Ennals

  • Can thiệp vào Campuchia: Lần vi phạm pháp luật quốc tế đáng tự hào của Việt Nam

  • Xét xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm: Tòa tuyên án trong khi thân nhân bị công an tạm giữ

  • Từ vụ Phạm Đoan Trang: Bàn về giam giữ biệt lập và chuẩn mực tố tụng

  • Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao muốn tăng quyền cho công an xã: Bạn có nên yên tâm?

  • Những chính quyền chống chế

  • Nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc bác bỏ chứng cứ buộc tội Phạm Đoan Trang

  • Dùng vũ lực cưỡng chế xét nghiệm: Chuyện không thể có ở những nước văn minh

  • Freedom House: Việt Nam vẫn không có tự do Internet

  • Thử ngồi vào căn phòng tối của nạn nhân bị tra tấn

Click to comment

Đóng góp

Chung tay với Luật Khoa theo đuổi báo chí độc lập và truyền bá tri thức.

  • Bài mới
  • Bài đọc nhiều

Tiếng Anh23 hours ago

Xem thêmSửa đổi

  • Chủ nghĩa bình đẳng đạo đức
  • Nhân quyền tại Pháp
  • Luật tự nhiên và các quyền tự nhiên
  • Bình đẳng

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • [tiếng Anh] Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
  • [tiếng Pháp] Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

Mục lục

  • 1 Tổng quan
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Thế giới cổ đại
    • 2.2 Trụ Cyrus
    • 2.3 Hiến chương Magna Carta
    • 2.4 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
    • 2.5 Công ước Genève
    • 2.6 Các tuyên ngôn hiện đại
      • 2.6.1 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
      • 2.6.2 Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN
  • 3 Nguồn gốc
    • 3.1 Nguồn gốc tự nhiên
    • 3.2 Nguồn gốc pháp lý
    • 3.3 Nguồn gốc xã hội
  • 4 Đặc trưng
    • 4.1 Tính phổ biến
    • 4.2 Tính không thể chuyển nhượng
    • 4.3 Tính không thể phân chia
    • 4.4 Tính liên hệvà phụthuộc lẫn nhau
  • 5 Phân loại
    • 5.1 Theo lĩnh vực
    • 5.2 Theo chủ thể quyền
    • 5.3 Theo thế hệ quyền
  • 6 Giới hạn quyền
  • 7 Tạm đình chỉ quyền
  • 8 Tổ chức bảo vệ
    • 8.1 Liên Hợp Quốc
      • 8.1.1 Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền
      • 8.1.2 Hội đồng Nhân quyền
    • 8.2 Hội Hồng Thập Tự Quốc tế
    • 8.3 Ân xá Quốc tế
    • 8.4 Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
  • 9 Nội dung
    • 9.1 Quyền dân sự
    • 9.2 Quyền chính trị
    • 9.3 Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa
  • 10 Giáo dục quyền con người
  • 11 Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
  • 12 Vi phạm
  • 13 Đánh giá
  • 14 Xem thêm
  • 15 Tham khảo
  • 16 Liên kết ngoài

Tuyên ngôn độc lập: Sự kế thừa, phát triển những giá trị tư tưởng tiến bộ của thời đại

Tác giả

Thứ năm, 02/09/2021 10:52 0 Bình luận

[Mặt trận] - Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân.

Số ca COVID-19 nặng tăng lên, các địa phương quyết liệt chống dịch

COVID-19 Ngày 22/2: Việt Nam có 55.879 ca nhiễm mới, tăng hơn 9.000 ca so với ngày trước, Hà Nội tăng vọt lên gần 6.900 F0

Chủ tịch nước: Tập hợp nhiều hơn nữa các nhà kinh tế danh tiếng trong và ngoài nước

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN DÂN TỘC

Tuyên ngôn độc lậpcủa nước Mỹ năm 1776 vàTuyên ngônNhân quyền và Dân quyềnnăm 1789 được ra đời từ sau cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cuộc đại cách mạng tư sản Pháp. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộthời kỳ Khai sáng, hai bản Tuyên ngôn là nhữnglời khẳng định đầy sức thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chếhướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình đẳng, bác ái.

Các bản Tuyên ngôn khẳng định những quyền con người cơ bản nhất đó là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền tư hữu tài sản. Đó là “quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng vàbất khả xâm phạm của mỗi con người”[1].

Trong bảnTuyên ngôn độc lậpnướcMỹ, tác giả Thomas Jefferson khẳng định các nước thuộc địa phải có quyền là quốc gia tự do và độc lập và từ việc xóa bỏ quyền thống trị của thực dân Anh, cuộc đấu tranh vì nền độc lập của các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ cũng nhằm tới tranh đấu cho các quyền tự nhiên của riêng mỗi con người. Với những giá trị to lớn như vậy hai bản Tuyên ngôn đánh mốc dấu son trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Đó là bản Tuyên ngôn mang đậm giá trị nhân văn, nhân bản, là nền tảng để xây dựng các bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của nước Pháp, nước Mỹ sau đó.

BảnTuyên ngôn nhân quyền và dân quyềncủa cách mạng Pháp năm 1791 cũng nêu rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”[2].

TrongTuyên ngôn độclậpnăm 1945 của Việt Nam, từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử đó với thái độ rất trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. Ở đây, Hồ Chí Minh đãxuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã giương cao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và mở rộng, phát triển vượt bậc những giá trị của các bản Tuyên ngôn trước đó trong thời đại mới. TrongTuyên ngôn độc lậpcủa nước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người” là “tất cả đàn ông” [All men]. Nguyên bản của câu đó là đặt trong bối cảnh nước Mỹ những năm cuối thế kỉ XVIII khi chế độ nô lệ còn tồn tại, sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc rất nặng nề, những người đàn ông có quyền mà Tuyên ngôn đề cập đến chỉ là những người đàn ông da trắng. Như vậy, các quyền cơ bản của con người, quyền vốn có ấy lại không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ dành cho đàn ông da trắng. Còn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo,giới tính, sắc tộc. Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại.

Cũng từ việc khẳng định đạo lý và chính nghĩa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt giả dối, bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. TrongTuyên ngôn độc lập, Người đã khái quát một cách sâu sắc tội ác của thực dân Pháp trong gần 100 năm cai trị ở đất nước ta trên tất cả các mặt, đặc biệt làviệc chà đạp, tước đoạt quyền các quyền tự nhiên của con người, của dân tộc. Và từ đó, Người khẳng định: trong thời đại mới, không chỉ chế độ phong kiến chuyên chế mà chủ nghĩa thực dân với bản chất tàn bạo của nó cần được xóa bỏ, để bảo vệ quyền và nhân phẩm của con người. Khi còn chủ nghĩa thực dân, còn tình trạng dân tộc này áp bức, nô dịch dân tộc khác thì chắc chắn quyền con người ở các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc bị chà đạp, không được ghi nhận và thực hiện.

Một điểm đáng chú ý nữa là từ quyền của con người, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra quyền dân tộc“các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,quyền sung sướng và quyền tự do”[3]. Từ quyền con người, Người suy rộng ra quyền dân tộc cũng là quyền tự nhiên, thiêng liêng “là lẽ phải không ai chối cãi được”[4].Nếu như trong bản Tuyên ngôn của nước Mỹ đã đề cập đến cả quyền con người, quyền dân tộc, thì đến bản Tuyên ngôn của Việt Nam đã gắn kết hai phạm trù pháp lý cơ bản này trong mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền con người và ngược lại thực hiện quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc. Quyền con người cao nhất chính là được sống trong đất nước tự do, là công dân của một nước độc lập.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đã mở rộng nội hàm khái niệm quyền dân tộc cả chiều rộng và chiều sâu, mà các bản Tuyên ngôn trước chưa đề cập đến. Xuất phát từ hoàn cảnh nước Việt Nam thuộc địa vừa mới giành độc lập và bối cảnh lịch sử quốc tế bấy giờ, Hồ Chí Minh khẳng định: quyền dân tộc không chỉ là quyền dân tộc tự quyết, mà còn là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.Độc lập dân tộc đã gắn bó mật thiết với các nguyên tắc dân tộc bình đẳng và tự quyết, với quyền sống và quyền hạnh phúc của mỗi dân tộc. Hơn nữa, quyền độc lập, bình đẳng ở đây phải được xác lập trong mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu hay khác nhau về thể chế chính trị.Vì thế,Tuyên ngôn độc lậpkhông còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc nhỏ yếu đang chịu sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.

Từ quyền con người suy rộng ra quyền dân tộc, Tuyên ngôn độc lập đã góp phần tạo lập và khẳng định một nền pháp lý và công lý mới của văn minh nhân loại, hướng tới công bằng, bình đẳng, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột, bất công trên bình diện quốc gia và quốc tế. Công lý ấy về sau không chỉ trở thành nguyên tắc lập hiến của Việt Nam, của nhiều quốc gia khác mà trở thành điều khoản pháp lý quốc tế khi nó đã được ghi vào Liên hợp quốc với các công ước quốc tế liên quan đến chủ quyền quốc gia, về quyền độc lập dân tộc và quyền tự quyết.

Hai bản Tuyên ngôn nước Pháp, nước Mỹ đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc là quyền thiêng liêng, là một tất yếu của tạo hóa. Nhưng là người dân của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc rằng quyền thiêng liêng, vốn có ấy không phải tự nhiên mà có được, mà phải đổ máu, hy sinh, phải đấu tranh với quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[5].Đứng trước những thử thách khắc nghiệt của lịch sử, một dân tộc không biết đấu tranh cho độc lập, tự do thì cũng không xứng đáng được hưởng nền độc lập, tự do. BảnTuyên ngôn độc lậpcủa Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập…Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minhchống phát xítmấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”[6]. Dân tộc đó còn có quyết tâm sắt đá “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”[7].

Sự ra đời củaTuyên ngôn độc lậpthực sự là một mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, cũng như trong cuộc đấu giải phóng của các dân thuộc địa. Nếu hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người; thì Tuyên ngôn độc lậpbáo hiệu một thời đại mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân trên quy mô toàn thế giới; thời đại của các dân tộc bị áp bức, bóc lột giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do.

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC VỀ CHỦ QUYỀN NHÂN DÂN

Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong tác phẩmKhế ước xã hộicủaJean Jacques Rousseau,Tuyên ngôn độc lậpcủa Mỹ khẳng định chân lý: “Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân”[8].Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềncủa Pháp đã chỉ ra “sự thiếu hiểu biết, hờ hững hoặc coi thường những quyền của con người chính là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những tai họa của cộng đồng, và dẫn đến sự thối nát của các chính quyền... Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người”[9]. Sự cần thiết của việc xây dựng chính quyền nhân dân, hoạt động vì mục tiêu cao nhất bảo vệ quyền con người, vì hạnh phúc con người đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử này. Hơn thế nữa “bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ”[10].

Cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo không chỉ là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, xóa bỏ xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và của phát xít Nhật. Cuộc cách mạng ấy đồng thời thực hiện nhiệm vụ lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót gần 1.000 năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa, phong kiến đã trở thành một nước độc lập, theo chế độ Dân chủ Cộng hòa.

TrongTuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ chủ thể của cuộc cách mạng chính là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và nhân dân là người bảo vệ thành quả đó: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”.Có thể nói, đến đây nguyên tắc“chủ quyền nhân dân” với ý nghĩa nhân dân là chủ thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa đã được Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng. Hơn nữa, khái niệm nhân dân mà Hồ Chí Minh sử dụng không bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo, giai cấp.

Chế độ Dân chủ Cộng hòa được Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn là chế độ thực hành nguyên tắc“chủ quyền nhân dân” một cách triệt để và thực chất. Đó là chế độ lập ra từ thành quả đấu tranh của nhân dân, được xây dựng theo ý nguyện của các tầng lớp nhân dân, hướng tới mục tiêu cao cả“Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” cho nhân dân.Tư tưởng này của Người sau đó được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1946 - bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam do Người làm Trưởng ban soạn thảo: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 7 trong Hiến pháp ghi nhận quyền chính trị của công dân: Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình. Nhân dân có quyền quyết định những công việc trọng đại của đất nước cũng như bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra.

Có thể nói, ra đời sau hai bản Tuyên ngôn lịch sử của nhân loại hơn một trăm năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bảnTuyên ngôn độc lậpcủa Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ quát nhất của hai bản Tuyên ngôn trước đó. Với những giá trị đó,Tuyên ngôn Độc lậpcủa Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, mà còn đóng góp quan trong cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc của con người.

TS. Lê Thị Hằng

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

___

[1] [7] [8] [9] Nguyễn Văn Út:9 bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, Nxb. Văn hóa thông tin, H, 2006, tr. 125, 126, 285, 286.

[2] [3] [4] [5] [6] [10] [11] Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t. 4, tr. 1, 1, 1, 534, 1, 3, 3.

Tags

Tuyên ngôn độc lập Quốc khánh 2/9

Số ca COVID-19 nặng tăng lên, các địa phương quyết liệt chống dịch

22/02/2022

COVID-19 Ngày 22/2: Việt Nam có 55.879 ca nhiễm mới, tăng hơn 9.000 ca so với ngày trước, Hà Nội tăng vọt lên gần 6.900 F0

22/02/2022

Chủ tịch nước: Tập hợp nhiều hơn nữa các nhà kinh tế danh tiếng trong và ngoài nước

22/02/2022

Hội đồng Nhân dân các cấp ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

22/02/2022

Video liên quan

Chủ Đề