So sánh qđ 18 thay thế 126 năm 2024

Hội nghị trực tuyến với 17 tỉnh, thành ủy khu vực miền Trung và Tây Nguyên nhằm tiếp thu ý kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28-2-2018 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Thượng Hải chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk cùng sự tham dự của Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê; lãnh đạo Sở Nội vụ, Ban Tổ chức các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương phát biểu ý kiến tại hội nghị [Ảnh chụp từ màn hình]

Tại hội nghị, đại diện ban tổ chức tại các điểm cầu đều khẳng định, vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng rất quan trọng. Vì vậy, việc Ban Tổ chức Trung ương tổ chức đánh giá quá trình thực hiện Quy định 126-QĐ/TW từ năm 2018 đến nay, làm rõ những vướng mắc, hạn chế, vấn đề nảy sinh và tổ chức tiếp thu ý kiến, sửa đổi, bổ sung, thay thế là rất kịp thời, cần thiết.

Lãnh đạo ban tổ chức các địa phương đã phát biểu ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan như: tên gọi của quy định; sắp xếp, bổ sung, điều chỉnh kết cấu của quy định; phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc; thẩm quyền quyết định thẩm tra, xác minh và kết luận; quy trình và thủ tục quyết định bố trí, sử dụng cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.

Đối với phần các quy định cụ thể, các ý kiến đã tập trung phân tích, góp ý về những vấn đề liên quan đến chế độ cũ, hoạt động trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động; những vấn đề liên quan đến quan điểm tư tưởng, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng, khai lý lịch, đặc điểm chính trị; những vấn đề liên quan đến suy thoái về đạo đức, lối sống, hoạt động tôn giáo; những vấn đề liên quan đến quan hệ gia đình, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, khai báo hồ sơ, lý lịch, kê khai tài sản; những trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị làm việc trong cơ quan, bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật; bố trí, sử dụng cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị và có vấn đề chính trị phức tạp…

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Thượng Hải phát biểu ý kiến.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Quang Dương nhấn mạnh: Bảo vệ chính trị nội bộ là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, liên quan đến sự sống còn của Đảng, sự tồn vong của chế độ ta; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu. Từ khi triển khai thực hiện Quy định 126, công tác bảo vệ chính trị nội bộ đã được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, góp phần quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên trong xu thế đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều vấn đề mới nảy sinh đã và đang tác động trực tiếp đến tình hình chính trị nội bộ Đảng. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Tổ biên tập Đề án sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy định số 126 sẽ tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương để tiếp tục hoàn thiện.

Bảo đảm sự trong sạch về chính trị trong nội bộ là một nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được đề ra tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo khẳng định, công tác bảo vệ chính trị nội bộ phải lấy phòng ngừa là chính.

- So với trước đây, công tác bảo vệ chính trị nội bộ hiện nay có gì mới, thưa đồng chí?

- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ luôn được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Ngày 28/02/2018, Bộ Chính trị [khóa XII] đã ban hành Quy định số 126-QĐ/TW “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” thay thế Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị [khóa X] “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”. Ban Tổ chức Trung ương cũng đã ban hành Hướng dẫn số 19-HD/BTCTW ngày 12/9/2019 về thực hiện một số điều trong Quy định số 126-QĐ/TW.

Trong các văn bản nêu trên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ có thêm nhiều nội dung mới theo hướng chặt chẽ hơn. Đặc biệt, công tác bảo vệ chính trị nội bộ chuyển mạnh trọng tâm từ xem xét lịch sử sang nắm bắt và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay gắn với việc phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Hà Nội sẽ phát huy vai trò giám sát của nhân dân để phòng ngừa vi phạm về chính trị nội bộ. Trong ảnh: Lãnh đạo quận Hoàng Mai đối thoại với người dân trên địa bàn quận.

- Thành ủy Hà Nội quan tâm triển khai tổ chức thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ như thế nào, nhất là trong quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp hiện nay?

- Ngay sau khi Trung ương ban hành các văn bản liên quan, Thành ủy đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới. Ban Tổ chức Thành ủy cũng đã tập huấn cho cán bộ chủ chốt và những người trực tiếp làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ các cấp ủy trực thuộc Thành ủy về thực hiện những quy định mới.

Bảo vệ chính trị nội bộ cũng là một trong những nội dung được nêu rõ trong Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị [khóa XII] về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Khi ban hành Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 08/7/2019 về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, Thành ủy đã kịp thời tích hợp đầy đủ các nội dung trên. Trên cơ sở đó, Ban Tổ chức Thành ủy có hướng dẫn, các cấp ủy đảng tiếp thu triển khai thực hiện nghiêm túc.

Qua theo dõi, chúng tôi thấy rằng, các cấp ủy đảng đã thực hiện nghiêm các bước bảo vệ chính trị nội bộ trong quá trình xem xét hồ sơ nhân sự; rà soát, thẩm tra, thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, năng lực, uy tín cán bộ theo quy định và tiêu chuẩn chính trị. Kết quả thực hiện đã giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên; xử lý được những bất cập về công nhận văn bằng có yếu tố nước ngoài; phòng ngừa hiện tượng gian dối trong kê khai lý lịch...

- Có nhiều trường hợp hồ sơ nhân sự từ cơ sở chuyển lên bị Ban Tổ chức Thành ủy trả lại không, thưa đồng chí?

- Số lượng hồ sơ bị trả lại không nhiều, nhưng vẫn có. Vì thực tế, một số đơn vị trong quá trình rà soát, thẩm tra, thẩm định hồ sơ cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ, có biểu hiện sơ suất, chủ quan.

- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ hiện nay gặp những khó khăn ra sao, thưa đồng chí?

- Bảo vệ chính trị nội bộ là công việc thầm lặng, là nhiệm vụ không chỉ của các cán bộ chuyên trách, người đứng đầu cấp ủy mà còn là của mỗi tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, mức độ quan tâm không phải ở đâu, lúc nào cũng được thường xuyên và sát sao. Chưa kể, quá trình thẩm định một hồ sơ mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan liên quan, trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm.

Mặc dù vậy, chúng tôi khẳng định, tại Hà Nội, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đặc biệt là nhiệm vụ thẩm định hồ sơ nhân sự luôn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chính xác để bảo đảm chất lượng nhân sự cấp ủy khóa mới.

- Thưa đồng chí, để tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong năm 2020, năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, chúng ta cần chú trọng những vấn đề gì?

- Bảo vệ chính trị nội bộ trước hết là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật Nhà nước, bảo vệ cán bộ, đảng viên, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Bảo vệ chính trị nội bộ không phải là “bới lông tìm vết” mà phải lấy phòng ngừa là chính. Theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, nhiệm vụ hàng đầu là cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.

Chúng tôi cho rằng, quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương về hồ sơ nhân sự, nhất là thực hiện đầy đủ, chất lượng các bước rà soát, thẩm tra, thẩm định bảo đảm tất cả phải đúng quy trình, không làm tắt. Trong quá trình đó, các cấp ủy cần tiếp tục thực hiện chặt chẽ công tác quản lý cán bộ, đảng viên, bao gồm cả kỷ luật phát ngôn; công tác đánh giá cán bộ hằng tháng; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên.

Chủ Đề