So sánh quy trình phục vụ buồng trong khách sạn năm 2024

Thông tin chi tiết về nghiệp vụ buồng phòng khách sạn. Bao gồm phục vụ buồng là gì? Quy trình, công việc của nhân viên phục vụ buồng phòng là gì? Thuật ngữ riêng của ngành buồng phòng là gì? Có bao nhiêu vị trí từ cao đến thấp trong nghiệp vụ buồng phòng?

  1. Đối tượng tuyển sinh: Mọi đối tượng.
  2. Học phí nghiệp vụ buồng phòng: 3.000.000 VNĐ
  3. Địa điểm nhận hồ sơ tuyển sinh và đào tạo: Gò Vấp, TPHCM
  4. Liên hệ : 0936.201.222 [ thầy Dũng] – 0916.004.078 [cô Hiền]
  5. Phòng học rộng rãi, thoáng mát, máy tính cho mỗi học viên, wifi, giáo trình miễn phí. Đảm bảo tiêu chí học tập và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp.

Thời gian học linh hoạt, phù hợp mọi đối tượng muốn học và làm nghề. Có thể vừa đi làm vừa học. Sau khi hoàn thành khóa học cấp chứng chỉ Nghiệp vụ buồng phòng theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Bằng cấp có thời hạn vĩnh viễn, giá trị trên toàn quốc.

Xem thêm:

  • Khóa học NGHIỆP VỤ LỄ TÂN nhà hàng khách sạn
  • Học phí lớp chứng chỉ quản lý nhà hàng khách sạn tại Tphcm

Phục vụ buồng phòng là gì?

Nghiệp vụ buồng phòng khách sạn là những quy trình, thao tác, phục vụ cho mục đích mang lại trải nghiệm lưu trú tại phòng tốt nhất của du khách.

Phục vụ buồng phòng bao gồm 6 vị trí:

  1. Nhân viên buồng phòng [Room attendant]: Công việc chính hàng ngày của nhân viên buồng phòng là vệ sinh, làm sạch phòng khách, phòng tắm, thay chăn ga, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị trong phòng đảm bảo mọi thứ sẵn sàng ngay trước khi đón khách.
  2. Nhân viên vệ sinh khu vực công cộng khách sạn [Public area attendant]: Chịu trách nhiệm giữ gìn sự sạch sẽ, gọn gàng các khu vực sảnh, hành lang, các thiết bị chung trong khách sạn.
  3. Nhân viên đồ vải và đồng phục [Linen and Uniform attendant]: Chịu trách nhiệm chính trong việc cấp phát, giữ, làm sạch đồng phục nhân viên, ga trải giường, khăn trải bàn, đồ thuê giặt sạch của khách. Ngoài ra, còn phải chịu trách nhiệm trong công tác kiểm kê, báo cáo theo định kỳ đến cấp trên.

  4. Giám sát khu vực công cộng, tầng … [Public area, Floor… Supervisor]: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát hoạt động của nhân viên buồng phòng, nhân viên vệ sinh công cộng… Giám sát luôn kiểm tra, nhắc nhở nhân viên cấp dưới để đảm bảo hình ảnh của khách sạn đẹp nhất.
  5. Trợ lý trưởng bộ phận buồng phòng [Assistance Executive Housekeeper]: Là người phối hợp chặt chẽ với Trưởng bộ phận để đảm bảo giữ gìn sạch sẽ, luôn duy trì liên lạc với Bộ phận Lễ tân để nắm bắt được nhu cầu của khách, đón khách đoàn, khách VIP. Phối hợp với các bộ phận khác để có thể phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
  6. Trưởng bộ phận buồng phòng [Executive Housekeeper]: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo sự sạch sẽ của toàn bộ khách sạn. Là người đưa ra kế hoạch, triển khai các công việc cho bộ phận để đảm bảo bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc của mình. Ngoài ra, trưởng bộ phận cũng là người trực tiếp làm việc với các bộ phận khác để có thể đưa ra những quy trình vận hành tốt, phối hợp để có thể phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Nhân viên buồng phòng [Room attendant]: Công việc chính hàng ngày của nhân viên buồng phòng là vệ sinh, làm sạch phòng khách, phòng tắm, thay chăn ga, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị trong phòng đảm bảo mọi thứ sẵn sàng ngay trước khi đón khách.

Quy trình chuẩn nghiệp vụ buồng phòng:

Nghiệp vụ phục vụ buồng phòng chia thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu tiên: Sắp xếp phòng nhận khách

– Nhận giao ca

Nhân viên buồng nhận phân công công việc từ cấp trên vào đầu ca làm việc.

Trước khi bắt đầu thì nhân viên buồng phòng chuẩn bị các công cụ, dụng cụ như: ga, vỏ gối, vỏ chăn; các vật dụng bổ sung có xà phòng, dầu tắm, dầu gội đầu, bàn chải, lược, tăm bông, kem đánh răng, mũ tắm, dao cạo râu, dũa móng tay…; các dụng cụ vệ sinh có máy hút bụi, chổi, cây lau nhà, sọt rác, cây xúc rác…

– Dọn phòng khách

Trước khi dọn phòng thì nhân viên cần kiểm tra xem phòng có khách lưu trú hay không có treo biển “Không làm phiền không”. Nếu như không có thì nhân viên bắt đầu dọn phòng. Việc dọn phòng cần được thực hiện theo các tiêu chuẩn cụ thể cho từng khu vực như buồng ngủ, phòng tắm, hệ thống trang thiết bị…

Giai đoạn 2: Phục vụ khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn

– Đây là giai đoạn quan trọng trong công việc của Nhân viên buồng phòng, để đảm bảo được khách sạn có thể mang đến những trải nghiệm tốt đến cho khách hàng.

– Trước khi khách đến thì nhân viên buồng phòng cần kiểm tra thông tin khách từ bộ phận Lễ tân như thời gian check in, số người, nhưng lưu ý đặc biệt. – Khi khách nhận phòng thì nhân viên buồng phòng cần phải bàn giao tài sản cho khách, thông báo nội quy quy định một cách khéo léo, hỗ trợ những vấn đề khác nếu khách cần.

Giai đoạn 3: Chuẩn bị cho khách trả phòng, rời khách sạn

– Khi có thông tin việc trả phòng cho khách, nhân viên buồng phòng cần phải phối hợp với bộ phận lễ tân để tiến hành kiểm tra phòng trước khi khách trả: kiểm tra xem khách có sử dụng các đồ dùng tính phí hay không, thiết bị có hư hỏng , vật dụng có đầy đủ hay không… Ngoài ra việc kiểm tra đồ quên của khách để trả lại kịp thời cũng là một yếu tố quan trọng để giúp cho khách sạn ghi điểm trong lòng khách.

Trên đây là một số thông tin cơ bản trong nghiệp vụ của nhân viên Buồng phòng cần hiểu rõ. Nếu bạn đang làm việc trong ngành Nhà hàng — Khách sạn, đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng này nhé.

Nghiệp vụ buồng phòng tiếng anh là gì?

Nghiệp vụ buồng phòng: Room service

Thuật ngữ nghiệp vụ buồng

  • Check in time – Giờ nhận phòng
  • Check out time – Giờ trả phòng
  • Check list – Danh mục kiểm tra
  • Arrival list – Danh sách khách đến
  • Departure list – Danh sách phòng khách sắp rời đi
  • Departure room – Phòng khách sắp rời đi
  • Maintenance list – Danh sách bảo trì
  • Turn down service – Dịch vụ chỉnh trang phòng buổi tối
  • Section – Khu vực được phân công
  • Morning duties – Công việc buổi sáng
  • Evening duties – Công việc buổi tối
  • Discrepancy check – Kiểm tra sai lệch
  • Grandmaster key – Chìa khóa vạn năng
  • Double lock – Khóa kép [khóa hai lần]
  • Masterkey – Chìa khóa tổng
  • Floor key – Chìa khóa tầng
  • Lost and Found – Tài sản thất lạc tìm thấy​

Thuật ngữ tình trạng phòng

  • OOO [Out of order] – Phòng không sử dụng
  • Check out – Phòng khách trả
  • VD [Vacant dirty] – Phòng trống bẩn
  • VC [Vacant Clean] – Phòng trống sạch
  • VR [Vacant ready] – Phòng sạch sẵn sàng đón khách
  • OC [Occupied] – Phòng có khách
  • Make up room – Phòng cần làm ngay
  • SO [Stay over] – Phòng khách ở lâu hơn dự kiến
  • SLO [Sleep out] – Phòng có khách ngủ bên ngoài
  • EA [Expected arrival] – Phòng khách sắp đến
  • VIP [Very Important Person] – Phòng dành cho khách quan trọng
  • HU [House use] – Phòng sử dụng nội bộ
  • EB [Extra bed] – Giường phụ
  • BC [Baby cot] – Nôi trẻ em
  • EP [Extra person] – Người bổ sung
  • PCG [Primary care giver] – Khách khuyết tật
  • HG [Handicapped guest] – Khách khuyết tật
  • DND [Do not disturb] – Vui lòng đừng làm phiền

ĐĂNG KÝ HỌC NGHIỆP VỤ BUỒNG PHÒNG KHÁCH SẠN TẠI TPHCM :

Học viên có nhu cầu học “HỌC NGHIỆP VỤ BUỒNG PHÒNG” tổ chức tuyển sinh và đào tạo tại Gò Vấp, Tphcm. Vui lòng liên hệ ngay với ban tuyển sinh trung tâm qua số điện thoại :

Hotline: 0916.004.078 | 0907139139

Để hoàn thiện hồ sơ nhập học và nhận nhiều quyền lợi tốt.

Địa điểm đăng ký:

Địa chỉ: 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, Tphcm [Văn phòng tuyển sinh số 3 – trong khuôn viên trường Đại học Nội Vụ Tphcm]

Chủ Đề