So sánh vắc xin viêm não nhật bản

1. Viêm não Nhật Bản là bệnh gì?

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm não JEV [Japanese Encephalitis Virus] gây ra. Virus này thường được tìm thấy ở các loài động vật hoang dã [như chim hoang,...] hoặc các loài gia súc [như lợn, bò,...].

Bệnh không có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người mà thông qua máu có chứa virus gây bệnh do vật thể trung gian [thường là muỗi] lây truyền sang. Có 2 loài muỗi phổ biến mang virus viêm não Nhật Bản là muỗi Culex Vishnui và Culex Tritaeniorhynchus. Theo như các nghiên cứu đã có thì đây được xác định là con đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản duy nhất.

Muỗi là vật trung gian lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Không giống như các bệnh lây nhiễm thông thường khác, viêm não Nhật Bản rất nguy hiểm bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của người bệnh. Theo thống kê, số trường hợp viêm não Nhật Bản có để lại di chứng nặng nề chiếm đến hơn 50% tổng số người mắc bệnh này. Các di chứng có thể bao gồm liệt nửa người, bại liệt, bại não, mất ngôn ngữ, rối loạn tâm thần,... Tỷ lệ tử vong của bệnh viêm não Nhật Bản cũng khá cao, đạt đến 20 - 30%.

Điều khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết chính là trong thời gian ủ bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng. Triệu chứng nếu có thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm não thông thường khác. Ngoài ra, bệnh có khả năng diễn biến xấu trong thời gian ngắn. Người bệnh khi sốt quá cao sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê hoặc co giật chỉ sau vài ngày.

Chính vì vậy mà việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là rất quan trọng, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản.

1. Những loại vacxin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng hiện nay

1.1. Viêm não Nhật Bản là gì?

Bệnh viêm não Nhật Bản do Japanese Encephalitis Virus gây ra - loại virus này thường gặp ở những loài gia súc như bò, lợn hoặc một số loại động vật hoang dã, nhất là những loại chim hoang.

Căn bệnh này có thể truyền từ người bệnh sang người khỏe qua đường muỗi đốt, phổ biến nhất là muỗi Culex Vishnui và Culex Tritaeniorhynchus. Muỗi mang mầm bệnh có nguồn gốc từ động vật sẽ có thể đốt và truyền sang cho người.

Viêm não Nhật Bản có thể lây truyền qua đường muỗi đốt

Viêm não Nhật Bản được xếp vào nhóm những bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm vì bệnh có thể gây tổn thương trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của người bệnh. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã tử vong vì căn bệnh này. Trong số những người mắc bệnh thì có đến khoảng một nửa bệnh nhân gặp phải những di chứng nặng nề, chẳng hạn như tình trạng bại não, liệt nửa người, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ.

Ở thời gian đầu, căn bệnh này thường có dấu hiệu sốt cao dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác vì thế rất khó để phát hiện bệnh sớm. Hơn nữa, viêm não Nhật Bản lại dễ dàng tiến triển nhanh khiến cho bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng nguy kịch khi không được cấp cứu kịp thời. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, bệnh nhân đã hôn mê hay bị co giật.

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra các loại thuốc đặc hiệu để điều trị hiệu quả căn bệnh này, vì thế việc phòng bệnh vẫn được ưu tiên hàng đầu. Trong đó tiêm vacxin viêm não Nhật Bản được đánh giá là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất.

1.2. Những loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng tại Việt Nam

Hiện nay, có hai loại vacxin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng tại Việt Nam đó là Jevax và Imojev. Trong đó, vacxin Jevax là do Việt Nam sản xuất còn vacxin Imojev do hãng Sanofi Pasteur của Pháp - sản xuất tại Thái Lan.

Vacxin Jevax

Loại vacxin này được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm chủng của Vacxin Jevax như sau:

Mũi 1: Mũi tiêm lần đầu tiên cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Mũi 2: Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ nhất sau 2 tuần.

Mũi 3: Mũi thứ 3 cách mũi tiêm thứ 2 một năm.

Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng miễn dịch tốt nhất. Sau mũi tiêm thứ 3, trẻ cần được tiêm nhắc lại một mũi cách 3 năm/lần cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi.

Vacxin Jevax này được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Vacxin Imojev

Loại vacxin Imojev bắt đầu sử dụng tại Việt Nam vào năm 2019. Vì thế, đây vẫn được cho là một loại vacxin khá mới. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì loại vacxin này được các chuyên gia đánh giá an toàn với cả trẻ em và người lớn.

Để vacxin viêm não Nhật Bản Imojev đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhất, mẹ cần cho bé đi tiêm đầy đủ và đúng lịch như sau:

- Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm vacxin Imojev. Đối với trẻ từ 9 tháng đến dưới 18 tuổi nên được tiêm 2 mũi Imojev và mỗi mũi cách nhau 1 năm.

- Đối với người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên thì chỉ cần tiêm một mũi Imojev.

IMOJEV – Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm, rất khó phát hiện do triệu chứng ban đầu rất giống với các bệnh viêm nhiễm khác.

Bệnh viêm não Nhật Bản có thể khiến bệnh nhân tử vong chỉ trong 24h. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng như như di chứng vận động, thần kinh, hô hấp, có trẻ phải sống nhờ máy móc suốt đời… trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, tiêm vắc xin là biện pháp quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất hiện nay.

Thông tin về vắc xin Imojev [Thái Lan]

Imojev là vắc xin được chỉ định phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên. Vắc xin do công ty Sanofi Pasteur [Pháp] sản xuất được chính thức lưu hành và sử dụng tại Việt Nam từ năm 2019 và sử dụng song song với vắc xin Jevax [Việt Nam].

Nguồn gốc:

  • Sanofi Pasteur [Pháp]

Chỉ định:

  • Imojev là vắc xin được chỉ định phòng bệnh Viêm não Nhật Bản cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên.
  • Vắc xin Jevax được bảo quản ở nhiệt độ từ 20C đến 80C và không được đông băng

Lịch tiêm chủng:

Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi [chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào]:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi đầu tiên.

Người tròn 18 tuổi trở lên:

  • Tiêm 1 mũi duy nhất.

Trường hợp trẻ đã tiêm vắc xin Jevax trước đó, muốn chuyển đổi sang tiêm Imojev:

– Nếu đã tiêm 1 mũi Jevax: Tiêm 2 mũi Imojev, trong đó mũi Imojev đầu tiên cách mũi Jevax đã tiêm tối thiểu 2 tuần.

– Nếu đã tiêm 2 mũi Jevax: có 2 lựa chọn:

  • Tiêm tiếp 1 mũi Jevax sau mũi 2 [Imojev] với khoảng cách tối thiểu là 1 năm. 3 năm sau tiêm 1 mũi Jmojev.
  • Tiêm 2 mũi Imojev cách nhau 1 năm.

– Nếu đã tiêm 3 mũi Jevax: Tiêm 1 mũi Imojev cách mũi cuối Jevax tối thiểu 3 năm.

– Không tiêm nhắc Jevax sau khi tiêm Imojev.

Đường dùng, liều dùng:

  • Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: Tiêm tại mặt trước – bên của đùi hoặc vùng cơ Delta ở cánh tay.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm tại vùng cơ Delta ở cánh tay.
  • Liều tiêm: 0,5ml/liều Imojev hoàn nguyên.

Chống chỉ định

  • Người có tiền sử phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Imojev.
  • Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào.
  • Người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú sữa mẹ.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Không được tiêm vào lòng mạch máu.
  • Đối với những người điều trị corticosteroid liều cao đường toàn thân trong 14 ngày hay trên 14 ngày, sau khi ngưng điều trị nên chờ ít nhất 1 tháng hoặc đến khi hồi phục chức năng miễn dịch rồi mới tiến hành tiêm vắc xin Imojev.

Tác dụng không mong muốn:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Đỏ, ngứa, sưng, đau.
  • Phản ứng toàn thân: Mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau cơ, ở trẻ em có thể sốt còn người lớn có thể phát ban.

Tương tác thuốc:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm Imojev cùng lúc với các vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị hay rubella.
  • Nếu nơi sinh sống có nguy cơ cao mắc bệnh sởi, trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên có thể tiêm Imojev cùng lúc với vắc xin phòng bệnh sởi.
  • Khi tiêm Imojev cùng lúc với các vắc xin khác, phải tiêm ở 2 vị trí khác nhau và phải dùng 2 bơm tiêm riêng biệt.

Bảo quản:

  • Vắc xin Imojev cần bảo quản ở nhiệt độ từ 2oC đến 8oC, không được để đông băng.
  • Giữ vắc xin trong hộp để tránh ánh sáng.

Vắc xin Imojev [Thái Lan] phòng bệnh viêm não Nhật Bản đang có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC sẵn sàng phục vụ quý khách. Quý khách có thể xem bảng giá tại đây. Để đặt lịch tiêm và tư vấn, quý khách có thể gọi hotline 1900 633 858 hoặc inbox VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Vắc xin PREVENAR 13 [Bỉ] phòng các bệnh do phế cầu khuẩn
  • Vắc xin BOOSTRIX [Bỉ] phòng Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà
  • Vắc xin Influvac Tetra 0.5ml [Hà Lan] phòng bệnh cúm
  • Vắc xin GARDASIL [Mỹ] phòng bệnh ung thư cổ tử cung
  • Vắc xin Tứ giá Vaxigrip Tetra phòng bệnh Cúm mùa
  • Vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 của AstraZeneca
  • Vắc xin 6 trong 1 INFANRIX HEXA [Bỉ]
ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG
TRA CỨU LỊCH SỬ TIÊM CHỦNG
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Sùi mào gà nguy hiểm như thế nào?

Thưa bác sĩ, bệnh sùi mào gà gây ra hậu quả gì? Em đang mang thai, mắc sùi mào gà thì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thai nhi? Mong bác sĩ giải…

XEM THÊM
Mục đích của xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV có giống nhau không?

Mục đích của xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV có giống nhau không?

XEM THÊM
Làm gì khi xét nghiệm PAP có kết quả bất thường?

Thưa bác sĩ, tôi vừa tiến hành phương pháp Pap để tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện, tuy nhiên khi có kết quả, tôi thấy kết quả có điều bất thường? Tôi…

XEM THÊM
Xét nghiệm Pap là gì?

Thưa bác sĩ, em thường nghe về khái niệm xét nghiệm Pap nhưng chưa rõ nó có vai trò gì ạ? Nếu một người có kết quả xét nghiệm PAP là bất thường thì có nghĩa…

XEM THÊM
Đã tiêm phòng HPV thì có nguy cơ mắc sùi mào gà không?

Thưa bác sĩ, quan hệ bằng miệng thì có khả năng mắc sùi mào gà không? Người bị sùi mào gà có nên đặt vòng tránh thai không? Tôi đã tiêm phòng HPV tại sao tôi…

XEM THÊM
Khám phụ khoa có phát hiện được ung thư cổ tử cung không?

Khám phụ khoa có phát hiện được ung thư cổ tử cung không? [Độc giả ẩn danh]

XEM THÊM
Những lưu ý khi bị sùi mào gà, mụn cóc sinh dục?

Xin bác sĩ cho biết những cần lưu ý khi bị sùi mào gà, mụn cóc sinh dục? [Độc giả ẩn danh]

XEM THÊM
Cách phòng tránh sùi mào gà cho bạn tình

Thưa bác sĩ, làm thế nào để phòng tránh sùi mào gà/mụn cóc hậu môn sinh dục cho bạn tình/vợ/chồng? [Độc giả ẩn danh]

XEM THÊM
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

028 7300 6595

YÊU CẦU GỌI LẠI

Hệ thống phòng tiêm chủng

  • Danh mục vắc xin đa dạng
  • Trang thiết bị hiện đại
  • Chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm
  • Chủ động nhắc lịch tiêm

Khách hàng

  • Trẻ em
  • Người lớn
  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai
  • Đăng ký thông tin tiêm chủng
  • Tra cứu lịch sử tiêm chủng

Cẩm nang tiêm chủng

  • Lịch tiêm chủng
  • Những điều cần biết trước tiêm chủng
  • Những điều cần biết sau tiêm chủng
  • Quy trình tiêm chủng
  • Tiêm chủng trước khi đi nước ngoài
LIÊN HỆ
TÌM TRUNG TÂM
Hotline: 028 7300 6595
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến chủ nhật Từ 7h30 – 17h00 [không nghỉ trưa]
Hệ thống Miền Bắc
  • Bắc Giang
  • Bắc Ninh
  • Hà Nội
  • Nam Định
  • Ninh Bình
  • Phú Thọ
  • Quảng Ninh
  • Thái Nguyên
  • Vĩnh Phúc
  • Hưng Yên
  • Hải Phòng
  • Yên Bái
  • Hoàng Mai
Hệ thống Miền Trung
  • Đắk Lắk
  • Gia Lai
  • Đà Nẵng
  • Khánh Hòa
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Nam
  • Bình Định
  • Thừa Thiên Huế
  • Nghệ An
  • Thanh Hóa
  • Hà Tĩnh
  • Đồng Hới
  • Đức Trọng
Hệ thống Miền Nam
  • An Giang
  • Bình Dương
  • Cần Thơ
  • Đồng Nai
  • Kiên Giang
  • Long An
  • Tiền Giang
  • Hồ Chí Minh
  • Bến Tre
  • Vĩnh Long
  • Cà Mau
  • Bình Phước
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Tây Ninh
CÔNG TY CỔ PHẦN VACXIN VIỆT NAM
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0107631488 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 11/11/2016
Địa chỉ: 180 Trường Chinh, P. Khương Thượng, Q. Đống Đa,Tp. Hà Nội
Mail:
Bản quyền © 2016 thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN VACXIN VIỆT NAM
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
KHẢO SÁT TIÊM CHỦNG

Hotline: 028 7300 6595

Những điều cần biết về vắc xin phòng ngừa Viêm Não Nhật Bản

Việt Nam là một trong những nước lưu hành dịch viêm não Nhật Bản song không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh cũng như vắc-xin phòng bệnh.

1. Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh gì?

Viêm não Nhật Bản là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở Châu Á - Thái Bình Dương, lây truyền qua muỗi đốt [ muỗi Culex] nhưng chưa có điều trị đặc hiệu, với tỉ lệ mắc là : 67.900 ca/ năm, tỉ lệ tử vong là 25 - 30%; 50% bệnh nhân sống sẽ có di chứng thần kinh nặng nề. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành trong cả nước. Ở miền nam, bệnh diễn ra rải rác quanh năm; ở miền bắc, bệnh thường lưu hành theo mùa, hay gặp từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa, đỉnh cao là tháng 6 - tháng 7, với các ổ dịch hay gặp ở miền núi trung du phía bắc.

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Dấu hiệu của bệnh thường đa dạng, khoảng 200- 300 ca thể ẩn sẽ gặp 1 ca viêm não Nhật Bản điển hình với thời gian ủ bệnh từ 5 - 15 ngày [ thường 1 tuần], khởi phát 1 - 4 ngày với dấu hiệu sốt, đau đầu, nôn; giai đoạn toàn phát kéo dài 1 - 2 tuần với sốt cao 39 - 40 độ C, thay đổi ý thức [ li bì, hôn mê], có các triệu chứng thần kinh [ co giật, liệt, rối loạn thần kinh thực vật], có các dấu hiệu màng não, liệt chi, dấu hiệu tháp,... Bệnh tiên lượng xấu, có thể tử vong đến 20 - 30%, 70 - 80% sống với 50% di chứng tàn tật [ 30% rối loạn vận động, 20% co giật, 20% rối loạn nhận thức hay ngôn ngữ] ; 50% không có hay có di chứng tàn tật nhẹ [ khó khăn học tập, có vấn đề trong ứng xử và di chứng thần kinh khác].

2. Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ

Hiện nay đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là Jevax 1ml và Imojev 0.5ml.

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản [JEVAX] là vắc xin bất hoạt, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 1 tuổi đến dưới 15 tuổi theo phác đồ:

- Mũi 1: khi trẻ tròn 12 tháng tuổi trở lên.

- Mũi 2: sau khi tiêm mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.

- Mũi 3: sau khi tiêm mũi thứ 2 ít nhất 1 năm.

- Sau đó nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần cho đến 15 tuổi.

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev:là vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp với virus sốt vàng. Vắc xin được chỉ định phòng ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên:

- 9 tháng - 18 tuổi: 2 liều cách nhau 12 - 24 tháng.

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Các bậc phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, tiêm đủ liệu trình và theo đúng phác đồ sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Khoa KSDB [sưu tầm] - Nguyễn Thu Hà

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 1


Tìm kiếm theo từ khóa :viêm não nhật bản
Tải file đính kèm tại đây [docx]
Ẩn/Hiện xem trước nội dung file đính kèm [với file có dung lượng < 5mb]


Tải file đính kèm thứ 2 tại đây [docx]
Ẩn/Hiện xem trước nội dung file đính kèm



Biểu mẫu tìm kiếm

Tìm kiếm
Bạn đang xem:
  • Hoạt động & tin tức \
  • Tin tức quốc tế \
  • Khái quát bệnh viêm não Nhật Bản và vắc xin phòng bệnh

Vắc-xin viêm não Nhật Bản IMOJEV và JEVAX

2020-07-20 11:22:08

Tiêm vắc-xin là biện pháp chủ động phòng ngừa hữu hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Hiện tại trên thị trường có 2 loại vắc-xin là IMOJEV và JEVAX ngừa viêm lão nhật bản.

Video liên quan

Chủ Đề