Tác hại của việc hút thuốc lá đối với hệ hô hấp và có thể

  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Ảnh hưởng của thuốc lá và bệnh lý đường hô hấp

Ảnh hưởng của thuốc lá và bệnh lý đường hô hấp

  • Được đăng Chủ Nhật 09/06/2020
  • Lượt xem: 4772

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp của cả người hút thuốc và những người xung quanh.

Thuốc lá gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Hút thuốc lá gây tổn hại đến các cơ quan dẫn khí

Mũi: Những bệnh thường gặp như viêm mũi, viêm xoang không phải chỉ do thời tiết mà còn do chúng ta hít phải những khí độc, khí độc nhất chính là khói thuốc. Hút thuốc ảnh hưởng đến các lông mao trong xoang. Khi hít phải khói thuốc lá, các sợi lông mao trong mũi sẽ bị tê liệt và các chất nhầy sẽ tích tụ trong xoang gây nhiễm trùng và viêm.

Hầu - họng: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì hút thuốc lá gây ra nguy cơ ung thư vòm họng. Và thực tế đã rất nhiều người bị ung thư vòm họng, kể cả những người chỉ hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ bị căn bệnh này. Khi khói thuốc đi và họng, các tế bào ở cổ họng bị tổn thương và xói mòn dẫn đến sự thay đổi ở các tế bào hình thành và tái tạo, dẫn đến ung thư vòm họng. Ngoài ra những người hút thuốc lá thường bị những cơn ho dai dẳng kéo dài, đờm nhiều trong cổ họng rất khó chịu. Nguyên nhân do khói thuốc ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc lót cho cổ họng, cuối cùng làm giảm hiệu quả bảo vệ của niêm mạc, gây kích ứng và khô cổ họng.

Thanh quản, khí quản: Khí quản là ống dẫn đến phổi của cơ thể, nó được bao bọc bởi các lông mao, ngăn chặn vật thể lạ xâm nhập. Tuy nhiên, khi hút thuốc, các lông mao này bị hư hại nhiều bởi khói thuốc và hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến ngứa ở khí quản, gây ho. Khói thuốc lá khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến các niêm mạc thanh quản tác động vào các dây thanh âm, khiến giọng nói thay đổi như khản giọng.

Ảnh hưởng của thuốc đến chức năng phổi

Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ấm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi.

Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17 - 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như chùm nho. Ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 đến các tổ chức của cơ thể.

Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi rút và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần/phút.

Khi khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá hủy. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khỏe mạnh và chức năng bình thường của chúng.

Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở, do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc do đó hình thành các tiếng ran rót, ran ngáy và có thể bị khó thở.

Thu Ngân [soạn]

Các bài đã đăng

  • Thầy thuốc trẻ huyện Xín Mần "Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" [09.06.2020 11:14]
  • Chi bộ Công ty Cổ phần Đức Minh tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2020 - 2025 [09.06.2020 11:14]
  • Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang phẫu thuật thành công bướu giáp kích thước lớn [09.06.2020 11:14]
  • Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về mô hình nhà tiêu sinh học [09.06.2020 11:14]
  • Đoàn công tác Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế làm việc với Trung tâm Y tế huyện Quản Bạ về khảo sát hoạt động của cô đỡ thôn bản trên địa bàn huyện [09.06.2020 11:14]
  • Chung tay vì một môi trường không còn rác thải nhựa [09.06.2020 11:14]
  • Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc tại Hà Giang về mô hình Cô đỡ thôn bản [09.06.2020 11:14]
  • Triển khai chiến dịch uống bổ sung Vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ dưới 5 tuổi đợt I và hưởng ứng Ngày vi chất dinh dưỡng 1,2/6 năm 2020 [09.06.2020 11:14]
  • Đại hội Chi bộ Trung tâm Y tế Vị Xuyên lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025 [09.06.2020 11:14]
  • Xín Mần phối hợp tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phun tẩm hóa chất phòng chống bệnh sốt rét [09.06.2020 11:14]

Xem thêm

×

Gửt bài viết cho bạn bè

Đóng cửa sổ Gửi thông tin

Video liên quan

Chủ Đề