Tác phẩm Hai cây phong thuộc thể loại văn học nào

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Ai-ma-tốp [1928 – 2008] là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.

- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp [1959], Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.

- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên [được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963].

2. Sự nghiệp văn học

- Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

- Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng...

- Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ [1963], Vĩnh biệt Gun-xa-rư [1967], Con tàu trắng [1970].

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Hai cây phong là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên.

- Đôi nét về tác phẩm Người thầy đầu tiên:

+ Mở đầu tác phẩm là hình ảnh hai cây phong cao lớn được trồng cạnh nhau trên một ngọn đồi lộng gió. Không ai biết rõ về nguồn gốc của hai cây phong đó. Mãi sau này, khi làng Ku-ku-rêu đón bà An-tư-nai một người hoạ sĩ nổi tiếng cũng là người dân làng về mở trường, bí mật về hai cây phong mới được hé lộ.

+ Antưnai năm 15 tuổi đã có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh. Cô bé phải sống với người thím độc ác luôn đánh đập cô bé. Vào một ngày nọ, thầy giáo Đuy-sen một người thanh niên cộng sản được cử về mở trường dạy học ở làng Ku-ku-rêu, hai người đã gặp nhau. Thầy Đuy-sen vô cùng quý mến An-tư-nai và cầu xin gia đình bà thím cho An-tư-nai đi học. Sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng thầy đã thành công.

+ Thầy Đuy-sen và An-tư-nai cùng lũ học trò đã trải qua rất nhiều khó khăn, trong thời tiết khắc nghiệt với cái rét lạnh cóng nhưng họ vẫn có một nghị lực phi thường. Nhưng không may mắn, bà thím An-tư-nai đã quyết gả cô cho một tên quý tộc to lớn và thô thiển để lấy tiền. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ An-tư-nai. Hai thầy trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Đuy-sen nói với An-tư-nai rằng giờ đây An-tư-nai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này, khi lớn lên, An-tư-nai chắc chắn sẽ thành công.

+ Nhưng sự thật quá phũ phàng, An-tư-nai vẫn bị bắt đi làm vợ lẽ mặc sức thầy Đuy-sen đã ra sức chống cự bọn quý tộc đến nỗi bị chúng đánh gãy tay và máu chảy đầm đìa.

+ Sau ba ngày sống trong địa ngục, cuối cùng An-tư-nai đã được thầy Đuy-sen cùng công an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Lúc này, An-tư-nai đã biết mình có tình cảm với thầy Đuy-sen. Cô viết thư cho thầy nhưng Đuy-sen không muốn làm ảnh hưởng tới việc học của An-tư-nai, anh đã không trả lời. Đã mấy lần An-tư-nai nhìn lần người khác thành Đuy-sen nhưng dường như điều đó gần như vô vọng vì Đuy-sen đã đi bộ đội và bị báo tin mất tích... Năm 1946, An-tư-nai trở về quê hương xưa, nơi cô đã lớn lên, đã sống những ngày tháng cùng với người thầy Đuy-sen của mình, đặt tên cho ngôi trường mà cô đỡ đầu là: "Trường Đuy-sen" - ngôi trường mang tên người cộng sản đầu tiên.

b. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 [từ đầu…gương thần xanh]: hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

- Phần 2 [còn lại]: kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật:

a. Giá trị nội dung

- Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa và đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy - người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình.

b. Giá trị nghệ thuật

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.

Loigiaihay.com

80 điểm

truonghoa

Văn bản “Hai cây phong” thuộc thể loại gì?

Tổng hợp câu trả lời [1]

- Thể loại: truyện ngắn

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nghĩa của từ "tấp nập" là gì ? A. Gợi tả tình trạng lộn xộn, ồn ào, không ổn định, không yên. B. Gợi tả quang cảnh đông người hoạt động qua lại nhộn nhịp. C. Tỏ ra hăm hở, phấn khởi cùng đua nhau làm một việc gì. D. Có những cử chỉ, điệu bộ tỏ ra muốn làm ngay một điều gì đó.
  • Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. Câu hỏi: Xét về mặt cấu tạo, câu “Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.” thuộc kiểu câu gì?
  • Tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn thời lê sơ
  • Sự việc nào không phải là sự việc chính được Xéc-van-tét nói đến trong đoạn trích? A. Việc nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa B. Thái độ và hành động của mỗi người trước những chiếc cối xay gió C. Đôn Ki-hô-tê băn khoăn và hỏi ý kiến Xan-chô Pan-xa xem có nên đánh những chiếc cối xay gió hay không? D. Quan niệm và cách xử sự của mỗi người xung quanh chuyện ăn, chuyện ngủ.
  • Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua “Chiếu dời đô” [Lý Công Uẩn]; “Hịch tướng sĩ” [Trần Quốc Tuấn] và “Nước Đại Việt ta” [Trích “Bình Ngô Đại cáo” – Nguyễn Trãi].

  • Thông điệp của bài thơ "Lục bát về cha là gì? [Trình bày bằng một đoạn văn không quá 10 dòng].
  • Hình ảnh người cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ được khắc hoạ qua những chi tiết nào? [Chú ý chi tiết khắc hoạ về nét mặt, cử chỉ, giọng nói]
  • Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng ? A. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000. B. Ôn dịch, thuốc lá. C. Bình Ngô đại cáo. D. Bài toán dân số.
  • Đọc đoạn văn sau: "Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". [Tôi đi học, Thanh Tịnh] Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ.
  • Chủ để bao trùm của văn bản bài toán dân số là gì? A. Thế giới đang đứng trước nguy cơ gia tăng dân số quá nhanh B. Bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh là một hiểm họa cần báo động C. Khống chế sự gia tăng dân số quá nhanh là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người D. Cả A, B, C đều đúng

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề