Tài Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 2015

NXB Tư pháp

260,000₫ 400,000₫ -35%

Chỉ có ở Techbooks.vn

Sản phẩm 100% chính hãng

Tư vấn mua hàng tận tâm 24/7

Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 1 triệu

Đổi trả miễn phí

Hotline: 0888 785 766

Giới thiệu cuốn sách "Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 phần các tội phạm" của tác giả GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa biên soạn. Sách được nhà xuất bản Tư Pháp xuất bản tháng 6/2018.

Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017QH14 có hiệu lực từ 01/01/2018. Đây được coi là một thành tố quan trọng của pháp luật hình sự, là công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự, an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, lành mạnh.

Tháng 10 năm 2017, Nhà xuất bản Tư Pháp xuất bản cuốn sách "Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 - Phần chung" Nhằm tiếp tục nâng cao ý thức pháp luật của người dân, tạo điều kiện cho việc nhận thức thống nhất pháp luật trong việc áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết vụ án hình sự, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn sách:

Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 - Phần các tội phạm

Bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 phần các tội phạm

Sách do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa làm chủ biên cùng tập thể tác giả là những nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực hình sự dày công nghiên cứu. Thông qua việc phân tích, bình luận từng điều luật của 07 chương thuộc Phần các tội phạm [từ Điều 108 đến Điều 247] Bộ luật hình sự, cuốn sách phản ánh quan điểm của tác giả về những nội dung mới, những sửa đổi mang tính tích cực của Bộ luật, đồng thời cũng đề cập đến một số điểm còn có thể có ý kiến đa chiều để bạn đọc tiếp cận.

Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Hình Sự 2015 Sửa Đổi Bổ Sung 2017 - Phần Chung

Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc.

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Sách Bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 - Phần chung do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa làm chủ biên.

Tập thể tác giả:

1. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa: Chương I đến Chương IV

2. PGS.TS. Trịnh Quốc Toản: Chương V đến Chương VII

3. GS.TS. Lê Thị Sơn: Chương VIII đến Chương XI

4. TS. Trần Văn Dũng: Chương XII

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 - Phần chung

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa [chủ biên]

Nhà xuất bản Tư Pháp

3. Tổng quan nội dung sách

Ngày 20-6-2017Quốc hội ban hành Nghị quyết 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14[gọi chung Bộ luật hình sự 2015].Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành từ 01-01-2018 gồm 26 Chương và 426 Điều với nhiều điều khoản mới bổ sung, sửa đổi như: Quy định về giảm tội danh có mức án tử hình, thêm tội xâm phạm quyền công dân, mở rộng hình phạt ngoài nhà tù, thêm những quy định mới về tội phạm hình sự đối với pháp nhân thương mại, tội phạm kinh tế, tội phạm môi trường …, Bộ luật đã đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Để góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, tạo điều kiện cho việc nhận thức thống nhất phái luật trong việc áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết vụ án hình sự, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuôn sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 [phần chung]” do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa làm chủ biên. Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 – Phần chung” do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội chủ biên.

Đây là cuốn sách được bạn đọc hoạt động trong lĩnh vực pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng trông đợi vì Bộ luật hình sự năm 2015 có rất nhiều điểm mới trong phần chung, cần được hiểu một cách thấu đáo. Phần chung BLHS năm 2015 được các tác giả bình luận kỹ, đầy đủ từng điều luật. Thông qua việc phân tích, bình luận từng điều luật của 12 chương thuộc Phần Chung Bộ luật hình sự, cuốn sách phản ánh quan điểm của các tác giả về những nội dung mới, những sửa đổi mang tính tích cực của Bộ luật, đồng thời đề cập đến một số điểm còn có nhiều ý kiến đa chiều để bạn đọc tiếp cận.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc như sau:

Chương I. Điều khoản cơ bản [Điều 1 đến Điều 4]

Chương II. Hiệu lực của Bộ luật hình sự [Điều 5 đến Điều 7]

Chương III. Tội phạm [Điều 8 đến Điều 19]

Chương IV. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự [Điều 20 đến Điều 26]

Chương V. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [Điều 27 đến Điều 29

Chương VI. HÌnh phạt [Điều 30 đến Điều 45]

Chương VII. Các biện pháp tư pháp [Điều 46 đến Điều 49]

Chương VIII. Quyết định hình phạt [Điều 50 đến Điều 59]

Chương IX. Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt [Điều 60 đến Điều 68]

Chương X. Xóa án tích [Điều 69 đến Điều 73]

Chương XI. Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội [Điều 74 đến Điều 89]

Chương XII. Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội [Điều 90 đến Điều 107]

Dưới đây là trích đoạn nội dung bình luận Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015 trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Bình luận:

Điều luật quy định hai trường hợp được coi là có lỗi vô ý phạm tội. Trong đó, trường hợp có lỗi vô ý phạm tội được mô tả thấy đoạn một có tên gọi trong nghiên cứu, giảng dạy là vô ý vì quá tự tin còn trường hợp có lỗi vô ý phạm tội được mô tả tại đoạn hai có tên gọi là vô ý vì cẩu thả.

1. Từ nội dung đoạn thứ nhất của điều luật có thể rút ra những dấu hiệu của trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin như sau:

- Về lý trí: người phạm tội nhận thức được tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ: thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Đồng thời người phạm tội lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Như vậy, sự thấy trước hậu quả thiệt hại ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả xảy ra hay không xảy ra và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra. Đối với người phạm tội với lỗi lỗi vô ý vì quá tự tin, khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra và khả năng hậu quả thiệt hại không xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả thiệt hại không xảy ra sau khi cân nhắc tính toán. Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa trên căn cứ nhất định như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kĩ thuật của mình hoặc tinvào những tình tiết khách quan bên ngoài khác. Ví dụ: người lái xe tinrằng mình sẽ vượt qua đường sắt trước khi tàu đến; người đi săn tin rằng sẽ bắn trúng con thú, không để đạn lạc vào người... Sự tin tưởng này của người phạm tội thì có căn cứ nhưng căn cứ đó không chắc chắn. Người phạm tội đã không đánh giá đúng tình hình thực tế. Sự tin tưởng của họ là sự tin tưởng quá mứcso với thực tế. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp vô ý vì quá tự tin chính là ở chỗ đã "quá tin tưởng". Người phạm tội với lỗivô ý vì quá tự tin do không thận trọng khi đánh giá, lựa chọn xử sự nên đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội. Chính sự quá tin tưởng này thểhiện người phạm tội không nhận thứcđược một cách đầy đủ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi.

- Về ý chí: người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả thiệt hại. Sự không mong muốn này có điểm khác so với sự không mong muốn ở trường hợp có lỗi cố ýgiántiếp. Nếu ở trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không mong muốn nhưng đã chấp nhận khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi thì ở trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin, sự không mong muốn hậu quả thiệt hại của người phạm tội gắn liền với việc người đó đã loại trừ khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra. Người phạm tội có lỗi vô ý vì quá tự tin đã cân nhắc, tính toán và cho rằng hậu quả thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Từ nội dung đoạn thứ hai của điều luật có thể rút ra hai dấu hiệu của lỗi vô ý vì cẩu thả:

Dấu hiệu thứ nhất: người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội hậu quả thiệt hại mà hành vi của mình gây ra.

Dấu hiệu thứ hai: người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả thiệt hại.

Dấu hiệu thứ nhất là dấu hiệu cho phép phân biệt trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả với các trường hợp có lỗi khác. Dấu hiệu thứ hai là dấu hiệu cho phép phân biệt trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả với trường hợp không có lỗi.

* Về dấu hiệu thứ nhất

Ở các trường hợp có lỗi đã nghiên cứu trên, người phạm tội đều thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả thiệt hại, tùy mức độ thấy trước khác nhau. Trong trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Việc người phạm tội không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình có thể xảy ra theo các khả năng sau:

- Người phạm tội không nhận thức được mặtthực tế của hành vi của mình và như vậy cũng cónghĩa không nhận thức được khả năng gây hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Ví dụ: người y tá khi phát nhầm thuốc cho bệnh nhân dovội vàng đã không nhận thức được hành vi của mình là hành vi phát nhầm và do vậy cũng không nhận thức được hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả thiệt hại.

- Người phạm tội tự nhận thức được mà thực tế của hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây hậu quả thiệt hại của hành vi của mình hoàn toàn không nghĩ đến khả năng hậu quả xảy ra. Ví dụ: người vứt que diêm cháy dở sau khi châm thuốc ngay ở chỗ bơm xăng có thể hoàn toàn không kịp nghĩ đến khả năng gây hỏa hoạn.

* Về dấu hiệu thứ hai

Người phạm tội trong trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả có nghĩa vụ phải thấy trước và có đủ điều kiện để có thể thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Điều này xuất phát từ trách nhiệm cụ thể của cá nhân và hoàn cảnh. Người phạm tội không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình chỉ vì sự cẩu thả, thiếu sự thận trọng cần thiết của chính họ. Lỗi của người phạm tội là ở chỗ đã cẩu thả,đã thiếu thận trọng khi xử sự...

4. Đánh giá bạn đọc

Đã có rất nhiều công trình khoa học bình luận các điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015, nhìn chung các nội dung bình giải của các tác giả đều có chung quan điểm nhất quán. Cuốn "Sách Bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 - phần chung" cũng vậy, 12chương của Bộ luật hình sự 2015 được bình luận từng điều luật, diễn giải ý nghĩa, tinh thần của điều luật có so sánh và bình giải giúp bạn đọc hiểu được giá trị lịch sử và thực tiễn của quy định đó. Điều này giúp cho việc hiểu và áp dụng pháp luật được thông nhất.

5. Kết luận

Cuốn sách "Bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 - phần chung" do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa làm chủ biênkhông chỉ có giá trị về mặt khoa học pháp lý mà còn mang tính thực tiễn cao mà các nhà nghiên cứu, các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, các cán bộ trong các cơ quan pháp luật và các sinh viên ngành luật có thể tham khảo trong quá trình công tác, học tập của mình.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề