Tài sản trung bình của người mỹ

Tính trung bình với những người tham gia khảo sát của Charles Schwab, để trở nên giàu có ở Mỹ, cần ít nhất 2,2 triệu USD.

Ở Mỹ, việc xác định thế nào là giàu vẫn còn chưa rõ ràng. Ảnh minh họa: Trà My

Cũng theo khảo sát về sự giàu có thời hiện đại năm 2023 của Charles Schwab được công bố, bất chấp số tiền khổng lồ trên, 48% số người được hỏi cho biết đã cảm thấy giàu có với giá trị tài sản ròng trung bình là 560.000 USD.

Trái ngược với quan điểm cho rằng những người trẻ tuổi đang phải vật lộn với tiền bạc, cảm giác giàu có phổ biến nhất ở thế hệ Y và thế hệ Z [với lần lượt 57% và 46%] khi đang cảm thấy giàu có so với chỉ 41% của Gen X và 40% của thế hệ sinh năm 1946 đến 1964.

Ở Mỹ, việc xác định thế nào là giàu vẫn còn chưa rõ ràng. Với giá nhà đất tăng chóng mặt và lạm phát đẩy giá hàng hóa hàng ngày lên cao, sẽ cần nhiều tiền hơn bao giờ hết để cảm thấy an toàn về tài chính, đặc biệt là ở các thành phố có chi phí sinh hoạt cao.

Rob Williams - chuyên gia về quản lý tài sản tại Charles Schwab - cho biết: “Có một nghịch lý là mọi người định nghĩa sự giàu có của bản thân họ khác với những người khác. Họ không đặt số tiền trong bối cảnh phần còn lại của cuộc đời và tình hình tài chính của mình”.

Ngoài ra cũng theo khảo sát, gần một nửa số người được hỏi cho biết việc chi trả cho lối sống tương tự như bạn bè khiến họ cảm thấy giàu có. Hơn 1/3 số người có sử dụng mạng xã hội so sánh lối sống của mình với những gì gia đình và bạn bè đăng tải trên mạng. Điều này đặc biệt đúng đối với Gen Y và Gen Z.

Tuy nhiên, đối với nhiều người Mỹ, sự giàu không định nghĩa bằng giá trị tài sản. Gần 2/3 số người tham gia khảo sát cho biết bản thân có mối quan hệ tốt với những người thân yêu và mô tả đó là sự giàu có. 70% số người được hỏi cho rằng giàu có là không phải lo lắng về tiền bạc hơn là việc có một tài khoản ngân hàng lớn.

Dữ liệu mới cho thấy, 1% người giàu nhất nước Mỹ nắm giữ khối tài sản nhiều hơn toàn bộ tầng lớp trung lưu.

1% người giàu nhất nước Mỹ chiếm khối tài sản lớn hơn toàn bộ tầng lớp trung lưu. Ảnh: AFP

Theo nhật báo Pittsburgh Post-Gazette, khoảng 60% hộ gia đình trung lưu của Mỹ tính theo thu nhập đã chứng kiến tài sản của họ giảm xuống chỉ còn chiếm 26,6% tài sản quốc gia, tính đến tháng 6.2021.

Đây là mức thấp nhất trong dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang trong 3 thập kỷ qua. Và lần đầu tiên, giới siêu giàu ở Mỹ chiếm tỉ trọng lớn hơn, ở mức 27%.

Dữ liệu đã đưa ra một bối cảnh cho thấy tình trạng an ninh tài chính của tầng lớp những người thu nhập trung bình của nước này đang từ từ bị xói mòn. Điều này vẫn liên tục diễn ra trong suốt đại dịch COVID-19, bất chấp hàng nghìn tỉ USD cứu trợ của chính phủ.

Tầng lớp trung lưu được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng theo cách tính của nhiều nhà kinh tế học, họ sử dụng thu nhập để xác định nhóm. Dữ liệu của Cục Điều tra Dân số chỉ ra, 77,5 triệu gia đình thuộc 60% gia đình trung lưu ở Mỹ kiếm được khoảng 27.000 USD đến 141.000 USD mỗi năm.

Tài sản của các gia đình trung lưu nằm trong 3 loại tài sản chính - gồm bất động sản, cổ phiếu và doanh nghiệp tư nhân - đã sụt giảm đáng kể. Điều đó khiến cuộc sống của họ trở nên bấp bênh hơn, có ít dự trữ tài chính hơn để dự phòng khi mất việc.

Trong khi đó, 1% những người giàu nhất nước Mỹ đại diện cho khoảng 1,3 triệu hộ gia đình kiếm được tổng số 130 triệu USD mỗi năm. Trong đó, mỗi gia đình kiếm được trung bình hơn 500.000 USD một năm. Sự tập trung của cải của nước Mỹ rơi vào tay một phần nhỏ dân số.

Tổng thống Joe Biden đang tìm cách hỗ trợ các gia đình lao động và trung lưu thông qua gói 3,5 nghìn tỉ USD đệ trình trước Quốc hội. Gói này bao gồm hỗ trợ chăm sóc trẻ em, giáo dục và chăm sóc y tế được trả bằng việc tăng thuế đối với các cá nhân có thu nhập cao.

Nathan Sheets, nhà kinh tế trưởng mới được bổ nhiệm tại tập đoàn tài chính Citigroup, cho rằng: “Nếu hệ thống kinh tế không phục vụ cho phần lớn dân số, thì cuối cùng sẽ mất đi sự ủng hộ chính trị. Nhận định này thúc đẩy nhiều cải cách kinh tế mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thực hiện".

Trong 30 năm qua, 10% sự giàu có của người Mỹ đã chuyển sang cho nhóm 20% người có thu nhập cao nhất - những người hiện nắm giữ 70% tổng số tài sản, theo dữ liệu Liên bang.

Ở thế hệ trước, tầng lớp trung lưu Mỹ nắm giữ hơn 44% tài sản bất động sản trong cả nước và hiện giờ đã giảm xuống chỉ còn 38%.

Đại dịch tạo ra sự bùng nổ về giá nhà đã mang lại lợi ích cho hầu hết những người sở hữu bất động sản. Nhưng điều này cũng dẫn đến giá thuê tăng vọt trong năm nay, ảnh hưởng không nhỏ tới những người thuê không đủ điều kiện mua nhà. Vòng lặp diễn ra càng tạo ra nhiều của cải hơn cho những người giàu.

Một lý do khác khiến sự giàu có của tầng lớp trung lưu bị xói mòn là do nhiều gia đình nắm giữ các khoản nợ tiêu dùng không thế chấp quá lớn và ngày càng tăng lên đi kèm với lãi suất cao hơn.

Tài sản ròng của Mỹ là bao nhiêu?

Giá trị tài sản là bất động sản tăng thêm 2,5 nghìn tỷ USD trong cùng khoảng thời gian. Tổng tài sản ròng của người Mỹ hiện cao hơn khoảng 2 nghìn tỷ USD so với mức kỷ lục cũ là 152 nghìn tỷ USD thiết lập vào đầu năm 2022.

Ai là người giàu nhất thế giới hiện nay?

Những điều ít biết về tỷ phú giàu nhất thế giới VOV.VN - Người giàu nhất thế giới hiện nay là ông Jeff Bezos, nhà đồng sáng lập tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất giới - Amazon, với khối tài sản ước tính 177 tỷ USD, theo Forbes.

Tài sản bao nhiêu được gọi là giàu ở Việt Nam?

Theo báo cáo Thịnh vượng của Knight Frank [Anh], số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2022. Để được xếp vào nhóm người siêu giàu, cá nhân phải sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD [khoảng 700 tỷ đồng] trở lên, bao gồm cả bất động sản mà họ đang cư trú.

Tài sản ròng của Việt Nam đứng thứ mấy Đông Nam Á và thế giới?

Như vậy, trong năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 về GDP trong khu vực Đông Nam Á với GDP khoảng 352 tỷ USD, xếp sau Singapore với vị trí thứ 4 với 364 tỷ USD.

Chủ Đề