Tại sao anh chọn sư tử là linh vật

Là biểu tượng của sức mạnh, sư tử được coi là "vua" của đồng cỏ với tiếng gầm gây khiếp sợ cho nhiều giống loài xung quanh. Dưới đây là 10 điều kỳ thú về loài vật này mà có thể bạn chưa từng biết tới.

Ảnh minh họa: AFP.

1. Tính bầy đàn

Theo National Geographic, sư tử là một trong số những loài có "tính xã hội" nhất. Chúng sống cùng nhau theo các bầy đàn lớn với quy mô từ 15-40 con bao gồm nhiều con đực trưởng thành, sư tử cái và các con của chúng. Bầy càng đông càng chứng tỏ sức mạnh và số lượng con đực càng nhiều càng giúp đảm bảo an toàn cho bầy con.

2. Sư tử cái thực hiện hầu hết các cuộc săn mồi

Chúng ta dễ dàng bị thu hút bởi phong thái quyền lực của những con sư tử đực, tuy nhiên, sư tử cái lại đảm nhiệm từ 85-90% việc săn mồi. Trong khi đó, những con đực có trách nhiệm bảo vệ bầy đàn và lãnh thổ trước bầy của đối thủ hay những kẻ săn mồi khác. Dù con cái thực hiện phần lớn việc săn mồi, sư tử đực lại thường được ăn trước!

3. Không cần uống nước mỗi ngày, nhưng chúng nhất định phải ăn

Tuy có thể sống mà không có nước uống trong 4 ngày, nhưng một con sư tử trưởng thành cần khoảng 10-15 cân thịt mỗi ngày.

4. Tiếng gầm

Nổi tiếng là biểu tượng của sức mạnh, tiếng gầm của sư tử có thể làm khiếp vía bất cứ loài vật nào và bạn tin được không, chúng vang xa tới 8km!

5. Những thợ săn thiên bẩm

Sư tử có nhiều đặc điểm thể chất "thiên phú" giúp nó trở thành một thợ săn tuyệt vời trong tự nhiên. Chẳng hạn, tầm nhìn của con sư tử nhạy cảm với ánh sáng gấp sáu lần so với con người, mang lại lợi thế đáng kể khi săn mồi vào ban đêm. Móng vuốt của nó có thể dễ dàng thu gọn, duỗi ra, cho phép kiểm soát tuyệt vời thời điểm cần giết con mồi. Ngoài ra, chúng có khả năng đạt tốc độ lên đến 80 km/h trong thời gian rất ngắn và nhảy cao tới hơn 10m.

6. Sống lâu hơn trong môi trường nuôi nhốt

Trong tình trạng nuôi nhốt, sư tử có thể sống đến 25 năm dù trong tự nhiên, tuổi thọ trung bình của chúng là 12-16 năm.

7. Loài mèo lớn thứ hai trên thế giới

Sau hổ, sư tử là loài mèo lớn thứ hai trên thế giới. Sư tử đực trung bình nặng khoảng 180 kg, trong khi sư tử cái trung bình nặng khoảng 130 kg. Con sư tử nặng nhất từng được ghi nhận có trọng lượng cơ thể lên tới 375 kg.

8. Chiếc bờm tiết lộ tuổi

Một thước đo tốt về tuổi của sư tử đực là màu tối của chiếc bờm. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng có màu tối.

9. Môi trường sống

Được biết đến với cái tên "vua của rừng rậm", tuy nhiên, sư tử không thực sự sống trong rừng rậm. Thay vào đó, môi trường sống chính của chúng là đồng cỏ và đồng bằng Châu Phi.

10. Giao tiếp bằng nhiều cách

Ngoài tiếng gầm biểu tượng, sư tử giao tiếp với nhau theo những cách giống như những con mèo hay làm: thông qua tiếng rên rỉ và tiếng rì rầm. Sư tử cũng dụi đầu vào nhau như một hành động gắn kết và truyền bá "mùi hương gia đình". Mùi hương này cho phép những con sư tử nhận biết các thành viên trong bầy khi xảy ra tranh chấp với đối thủ.

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, bên cạnh đề nghị di dời sư tử ngoại lai, ngành văn hóa nên giới thiệu linh vật thay thế để phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân. Nghê, chó đá là con vật thường xuất hiện ở các di tích cổ của người Việt.

GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết, việc du nhập tràn lan sư tử đá có tạo hình theo kiểu của Trung Quốc, châu Âu vào đền, chùa, di tích Việt Nam là do quá trình đứt đoạn văn hóa, người dân không hiểu ý nghĩa của linh vật. Văn hóa có thể tiếp thu nhưng sư tử đá canh giữ lăng mộ Trung Quốc đưa vào đền, chùa Việt Nam thì không hợp.

GS Thịnh ủng hộ đề nghị di dời các linh vật ngoại lai khỏi di tích, đền, chùa của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nhưng nên có sản phẩm thay thế để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Ông đề xuất sử dụng tượng nghê đá là con vật hay xuất hiện trong các di tích cổ của người Việt, thay cho sư tử đá. "Sư tử chỉ là hiện tượng cá biệt, không phổ biến trong hệ thống tượng linh vật canh cửa của Việt Nam. Người Việt xưa thường dùng con nghê, một linh vật không có thực đặt trước đền chùa, hoặc con chó đá gác cửa nhà", ông nói.

Theo phân tích của GS Thịnh, con nghê là linh vật gắn bó thân thiết với đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt hàng nghìn năm, từ thời Lý - Trần đến thời nhà Lê. Nghê mang ý nghĩa linh thiêng, thường xuất hiện trong kiến trúc đình, chùa, cung đình. Linh vật này cũng được đặt ở nơi đền miếu, lăng tẩm hoặc cổng làng.

Đôi nghê đá, thế kỷ 17 đền Vua Đinh, Hoa Lư, Ninh Bình. Ảnh: Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm.

Con chó đá là biểu tượng của điềm lành, sự may mắn, tiếng sủa của nó có thể xua đuổi được ma quỷ. Một số ngôi đền ở Việt Nam thờ thần chó như: đền Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch [Tây Hồ, Hà Nội], gắn với truyền thuyết vua Lý Công Uẩn dời đô lên Thăng Long, mẹ con Cẩu Nhi [con chó sắc trắng có đốm đen thành hai chữ Thiên tử] đã vượt sông Hồng đi theo, thành thần, được Vua cho dựng miếu thờ.

Họa sĩ Lê Thiết Cương cũng cho rằng nên chọn chó đá để thay để sư tử ngoại lai vì đây là con vật thân thuộc với người Việt, thường gặp ở cửa, cổng từ nhà đến đình chùa, đền miếu. Để chó canh cửa cũng là suy nghĩ thuận với thực tế cuộc sống.

Điểm ra một số nơi đặt chó đá như: lăng họ Đặng ở Quế Võ [Bắc Ninh] có đôi chó đá từ năm 1675; lăng Thánh Mẫu ở Lam Kinh [Thanh Hóa]..., PGS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cho rằng tượng chó đá chỉ canh cửa nhà dân, lăng mộ, còn tại đền, chùa người Việt xưa thường dùng con lân. Lân, nghê hay con sấu thực chất chỉ là một, về cơ bản chúng không khác nhau ở hình thức nhưng mỗi địa phương, mỗi thời kỳ có cách gọi khác nhau.

Con lân theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền là biểu tượng của trí tuệ, sự trong sáng, gắn bó với thần linh, thể hiện sức mạnh của trời. Người Việt xưa tôn trọng lân và đưa nó lên các cấu kiện gỗ ở mái đình, chùa. Ở thời Lý, Trần, lân thường xuất hiện trên thành bậc như ở chùa Hưng Lâm [Văn Lâm, Hưng Yên], di tích đền - chùa Bà Tấm ở Dương Xá [Gia Lâm, Hà Nội]. Về sau, con lân được tạo hình kiểu ngồi chồm hỗm [như tượng lân ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh] để canh cửa và kiểm soát tâm hồn, trí tuệ con người.

Họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt cổ Phan Cẩm Thượng chỉ ra một số con vật được sử dụng để canh gác như: chó đá ở lăng mộ, đôi rồng chầu, con sấu bò theo lan can ở chùa chiền. Các con vật canh cửa của Việt Nam không mang ý nghĩa trấn áp, quyền lực và thường không lớn. "Con rồng là biểu tượng của vương quyền, sự thăng hoa, vượt thoát. Con sấu là biến dạng của con nghê, con lân nói chung, nó gần gũi với loài chồn, cáo mang ý nghĩa về điềm lành, sự tốt đẹp, vật thiêng. Con chó đá là thần canh đất, giữ của", ông Thượng phân tích.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt cổ này khẳng định, đặt linh vật ngoài cửa không phải là nét đặc trưng của kiến trúc Việt, trừ đôi chó đá thường đặt ở nhà dân. Do văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng âm thầm và rõ rệt vào đời sống hiện tại, nên nhiều thứ người thợ ngày nay làm ra vô tình giống của nước bạn. "Vì vậy tốt nhất là không nên đặt gì trước cửa, nếu có thì cần chú ý đến sự giản dị, kích thước bé nhỏ, tinh thần nông dân mộc mạc của người Việt Nam. Cha ông ta làm như vậy, nên đã biến những hình mẫu Trung Hoa thành Việt Nam tới mức không còn chút ảnh hưởng nào", ông Phan Cẩm Thượng nói.

Chủ Đề