Tại sao bị mụn trán

Mụn ẩn trên trán, mụn giữa 2 lông mày hoặc ở những khu vực khác không chỉ thể hiện vấn đề của da mà còn là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác.

Nhìn vào những vị trí xuất hiện của mụn ẩn ở một số vùng trên khuôn mặt cũng có thể giúp chúng ta biết được những vấn đề bên trong cơ thể của chính mình, bạn có tin không?

Vị trí mụn trên mặt phản ánh điều gì?

1. Vị trí mụn ẩn trên trán

Nổi mụn ẩn ở trán là lời cảnh báo của các vấn đề về tiêu hóa kém và chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ, thường xuyên căng thẳng hay ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường…

Để trị mụn ẩn trên trán, hãy thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày hay bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Khi bị nổi mụn ở trán, bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất và tránh xa thức ăn vặt, nhiều dầu mỡ không mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hóa.

2. Nổi mụn giữa 2 lông mày

Mụn ở giữa 2 lông mày có thể là dấu hiệu cho thấy gan đang gặp phải áp lực. Gan có rất nhiều chức năng và cơ quan này cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tiêu hóa và chuyển hóa. Gan chịu trách nhiệm sản xuất hóa chất để tiêu hóa, tổng hợp protein và giải độc cơ thể, đào thải các chất độc ra khỏi các loại thực phẩm, đồ uống mà bạn tiêu thụ hay từ oxy mà bạn hít thở.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn bị mụn ẩn, đỏ, bong da hoặc thừa dầu ở khu vực này cũng có thể liên quan đến việc gan đang bị căng thẳng. Ngoài ra, mụn giữa hai lông mày còn có thể là do chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Vì thế, trong trường hợp này, bạn hãy bổ sung những loại trái cây và rau củ quả có chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, kiwi…

Cách trị mụn ở giữa 2 lông mày là bạn cần hạn chế ăn vào ban đêm trước khi ngủ vì gan và dạ dày lúc này sẽ không làm việc hiệu quả, dẫn đến việc hình thành mụn ẩn.

>>> Bạn có thể quan tâm: 4 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn ở chân mày – Làm thế nào để trị mụn?

3. Vị trí mụn ẩn ở cằm

Nếu mụn ẩn xuất hiện nhiều ở cằm thường là nguyên nhân liên quan đến hormone. Chúng có thể kích thích quá mức đến các tuyến dầu và làm tắc nghẽn các lỗ chân lông khiến vi khuẩn mụn phát triển.

Hãy nghỉ ngơi, uống nước nhiều và bổ sung omega-3 là những cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này. Nếu như vấn đề này cứ kéo dài thì hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra chi tiết. Bên cạnh đó, việc chống tay lên cằm cũng là thói quen xấu dẫn đến việc nổi mụn ở vùng này.

4. Vị trí mụn ẩn ở bên rìa dọc đường chân tóc

Vị trí mụn mọc ở dọc đường chân tóc thường gây ra bởi các sản phẩm làm đẹp như trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông. Để tránh được điều này, bạn hãy làm sạch lớp trang điểm thật kỹ trước khi đi ngủ, giữ vệ sinh xung quanh vùng chân tóc và tẩy tế bào chết 2 lần 1 tuần để loại bỏ những nốt mụn ẩn đáng ghét kia nhé!

5. Vị trí mụn ẩn ở hai bên má

“Khu vực má cũng có mối tương quan với phổi nên biểu hiện mụn trên má cũng có thể là kết quả của một số vấn đề hô hấp”, Lindsey Blondin, nhà thẩm mỹ học hàng đầu tại George Salon Chicago, cho biết.

Bác sĩ da liễu Amanda Doyle còn cho biết thêm: “Mụn ẩn ở vùng má cũng có thể là dấu hiệu của việc ăn các loại thực phầm nhiều đường”. Thế nên hãy thay đổi chế độ ăn uống bằng cách hạn chế đồ ngọt để giúp kiểm soát tình trạng mụn ẩn ở má.

Ngoài ra, việc dùng điện thoại di động áp vào má nhiều cũng có thể dẫn đến mụn ở vùng da này. “Điện thoại di động chính là nơi chứa nhiều vi trùng và việc áp điện thoại lên mặt sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào da”.

Vì thế, hãy thường xuyên làm sạch những vật dụng tiếp xúc nhiều tới khuôn mặt như: điện thoại, cọ trang điểm, vỏ gối… Đồng thời, mỗi khi ra đường bạn cần mang khẩu trang tránh bụi, đồng thời giảm thiểu tác hại của ô nhiễm, ngăn ngừa vi khuẩn và giúp giảm tình trạng mụn.

Nếu mụn ẩn bỗng dưng xuất hiện ở vùng này thì điều đó có nghĩa rằng chúng ta đã ăn quá nhiều thức ăn cay, mặn và chứa nhiều dầu. Từ đó có thể dẫn đến chứng khó tiêu và tuần hoàn máu trở nên kém hiệu quả.

Vì thế, hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng các loại trái cây, rau quả, các loại hạt, các loại cá có nhiều chất béo tốt như omega-3. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và tăng cường bổ sung vitamin B có thể giúp làm “biến mất” những nốt mụn vùng này.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn cám ở trán: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên tắc cần phải nhớ khi trị mụn ẩn

Cho dù các nốt mụn có mọc ở bất kỳ vị trí nào trên mặt như: mụn trên trán, mụn ẩn ở 2 bên má,… thì bạn vẫn nên tuân thủ một số các quy tắc sau để đảm bảo làn da mụn mau lành, và hạn chế khiến mụn phát sinh về sau:

  • Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn ẩn. Thay vào đó, bạn nên đến các cơ sở có uy tín để lấy nhân mụn và đảm bảo nốt mụn không bị viêm nhiễm.
  • Hạn chế dùng tay sờ lên mặt, không nặn mụn khi nhân mụn chưa “chín”, vì làm vậy sẽ khiến mụn viêm sưng to hơn hẳn
  • Xây dựng chế độ ăn uống một cách khoa học, ngủ nghỉ đều đặn để cải thiện làn da ngay từ bên trong.

Trên đây là những vấn đề sức khỏe bạn có thể gặp khi bị nổi mụn ẩn trên trán và những vị trí khác. Từ đó có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp để bảo vệ sức khỏe và nhan sắc một cách tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quy trình skincare của Jennifer Lopez

Mụn trứng cá là một trong những vấn đề về da khó chịu làm mất đi ước mơ của chúng ta về một làn da đẹp. Không những thế, những nốt mụn trên trán còn khiến tâm trạng của bạn trở nên sa sút trông thấy.

Mụn trên trán khiến gây cảm giác khó chịu.

Tiến sĩ Monica Kapoor, một chuyên gia thẩm mỹ nổi tiếng Ấn Độ đã liệt kê những lý do sau đây khiến trán nổi mụn:

1. Gội đầu không đủ sẽ gây mụn

Bạn có thể nghĩ rằng không gội đầu thường xuyên sẽ chỉ gây tác hại cho sức khỏe của tóc, nhưng điều đó chưa đủ. Da đầu không sạch sẽ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và chúng có thể dễ dàng bò lên trán, đẩy nhanh quá trình hình thành mụn trứng cá.

2. Căng thẳng

Căng thẳng cũng có thể kích thích mụn trứng cá hoặc mụn bọc trên trán. Ngoài ra, căng thẳng dẫn đến một loạt các mối quan tâm về da như lão hóa sớm, nếp nhăn và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn lý tưởng. Tiến sĩ Kapoor nói: Khi quá trình sản xuất dầu diễn ra nhanh chóng, bã nhờn quá mức sẽ gây ra mụn trứng cá’.

Da đầu không sạch sẽ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và chúng có thể dễ dàng bò lên trán.

3. Gàu

Gàu đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất hiện mụn trên trán. Những vảy gàu li ti do da đầu khô và ngứa có thể rơi trên trán và dẫn đến nổi mụn. Sử dụng dầu gội trị gàu có thể giúp loại bỏ chúng.

4. Thay đổi nội tiết tố gây mụn trên trán

Sự mất cân bằng và thay đổi nội tiết tố là một trong những lý do lớn nhất khiến trán nổi mụn. Những thay đổi của cơ thể trong độ tuổi dậy thì có thể gây ra những biến đổi nhất định trên cơ thể và mụn nhọt là một trong số đó.

Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể chúng ta trải qua rất nhiều thay đổi bên trong và tỏa ra rất nhiều nhiệt’, Tiến sĩ Kapoor cho biết thêm.

Những vảy gàu li ti do da đầu khô và ngứa có thể rơi trên trán và dẫn đến nổi mụn.

5. Một số loại thuốc gây mụn

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, nếu uống thường xuyên và không kiểm soát có thể gây ra mụn trên trán. Do đó, điều quan trọng là phải liên hệ với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc.

Làm gì để ngăn ngừa mụn?

Theo giới chuyên gia, bạn không nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như carb tinh chế. Whitney P. Bowe, phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại Trường Y Icahn - Trung tâm Y tế Mount Sinai ở Thành phố New York, cho biết: ‘Thực phẩm có chỉ số GI cao bao gồm carbohydrate và đường tinh chế - chẳng hạn bánh mì trắng, khoai tây, mì ống đóng hộp, pho mát, và các loại thực phẩm chế biến cao khác có xu hướng làm tăng nhanh lượng đường trong máu.

Tiến sĩ Bowe cũng lưu ý rằng lượng đường trong máu tăng đột biến này gây ra một loạt các tác động làm tăng tình trạng viêm nhiễm và khiến da tiết nhiều dầu hơn, làm bít lỗ chân lông, tạo tiền đề cho mụn trứng cá.

Bất cứ thứ gì có màu trắng đều là thứ bạn nên tránh. Hãy thử chuyển từ bánh mì trắng sang ngũ cốc nguyên hạt và từ gạo trắng sang gạo lứt. Những thực phẩm này [100% bánh mì nguyên cám và gạo lứt] có chỉ số đường huyết thấp hơn. Chúng không chỉ được chế biến ít hơn mà còn chứa nhiều chất xơ hơn, giúp làm chậm sự tăng đường huyết sau bữa ăn’, Bowe nói.

Bạn nên ăn chất béo lành mạnh như axit béo omega-3.

Tập trung vào chế độ ăn uống chống viêm có thể đóng một vai trò trong việc làm dịu làn da dễ nổi mụn. Mụn trứng cá là một bệnh viêm nhiễm, vì vậy các loại thực phẩm gây viêm sẽ góp phần vào bệnh lý của mụn trứng cá. Hơn thế nữa, viêm mãn tính có thể dẫn đến sự phân hủy các sợi elastin và collagen trong da, làm trầm trọng thêm các nếp nhăn.

Chất béo không lành mạnh có thể gây viêm, vì vậy bạn cần nạp chất béo lành mạnh như axit béo omega-3. Viện Y tế Hoa Kỳ lưu ý rằng chất béo lành mạnh bao gồm các nguồn axit béo omega-3 tốt, chẳng hạn như cá béo như cá hồi và cá mòi, cũng như hạt lanh, quả óc chó và hạt chia.

4 lý do khiến bạn ngừng duỗi tóc


Video liên quan

Chủ Đề