Tại sao cây cao su hút oxy

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Ksor H’Bơ Khăp có một nhận định như sau: Hiện nay, cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng. 

Đại biểu Quốc hội Gia Lai Ksor H’Bơ Khăp nói: "Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra ô xy [O2], nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2.

“Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra ô xy [O2], nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2. Không có một con gì sống được ở trong rừng đó”, nữ đại biểu nói và cho biết, cây cao su không chỉ trồng ở Tây Nguyên mà còn trồng cả ở Tây Bắc.

Phát biểu của đại biểu Kror H'Bơ Khăp ngay lập tức đã gây tranh cãi. Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Dân Việt, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho rằng: Đã là cây xanh thì cây nào cũng thực hiện chức năng quang hợp, tức là hút khí CO2, thải khí O2 và cây cao su cũng không ngoại lệ, nó cũng tuân theo quy luật tự nhiên này để sinh trưởng, phát triển.

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho rằng: Đã là cây xanh thì cây nào cũng thực hiện chức năng quang hợp, tức là hút khí CO2, thải khí O2 và cây cao su cũng không ngoại lệ. Ảnh: I.T

"Quá trình quang hợp làm ra toàn bộ cây cối trên trái đất, đã là cây xanh thì cây nào cũng quang hợp, hút khí CO2, thải khí O2 để phát triển, bộ rễ bám vào đất chỉ hút thêm một số khoáng chất. Quá trình quang hợp chỉ làm được khi có ánh sáng mặt trời. Quá trình hô hấp của cây diễn ra vào ban đêm, lúc này cây hút O2, thải khi CO2, nhưng so với quá trình quang hợp, quá trình hô hấp chỉ bằng 1/10 quá trình quang hợp nên thải ra lượng CO2 không đáng kể" - ông Nguyễn Ngọc Lung nói. 

Tuy nhiên, theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, chức năng giữ nước, chống xói mòn của rừng cao su ở nhiều địa phương kém do quy trình canh tác phục vụ việc lấy mủ, hệ thực vật bên dưới phải phát quang.

"Tôi đã từng đi khảo sát nhiều diện tích trồng cao su bên Trung Quốc, họ trồng cao su hoàn toàn với chức năng phòng hộ trên đất dốc chứ không phải để lấy mủ, thảm thực vật phía dưới giữ nguyên và rất tốt" - ông Lung cho biết.

Một rừng cao su đang trong chu kỳ khai thác mủ. Ảnh: I.T

Do vậy, theo ông Lung, ngành lâm nghiệp coi cao su là rừng không sai. Quan trọng hơn là, sau khi hết chu kỳ khai thác mủ, rừng cao su cho thu hoạch gỗ cực kỳ giá trị.

"Gỗ cao su đang được cả thế giới ưa chuộng do có màu trắng, mịn, dễ chế biến. Thậm chí, công nghệ hiện đại còn có thể áp gỗ cao su thành sản phẩm cứng hơn gỗ lim" - ông Lung nhấn mạnh. 

Tuy nhiên, với dự án trồng cao su ở Tây Bắc và miền Trung, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung cho rằng, bên cạnh nhiều nơi thành công, một số diện tích cao su ở Tây Bắc, miền Trung đã vi phạm 3 điều sinh thái của cây.

"Cây cao su chỉ sinh trưởng được ở mùa nóng, trong khi nhiều vùng ở Tây Bắc mùa đông rất lạnh; cao su cũng chỉ nên phát triển ở nơi có độ cao 600m đổ xuống so với mực nước biển nhưng có nơi cao trên 1.000m vẫn trồng, cây cao su cũng chỉ phù hợp với gió dưới cấp 7" - ông Lung nhấn mạnh.

Sau phát biểu của nữ ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp [Đoàn Gia Lai], mạng xã hội có nhiều thông tin tranh cãi về cây cao su, vậy loại cây này có thực sự độc, hấp thụ Oxy thải CO2?

Màn "chất vấn" của nữ đại biểu Quốc hội [ĐBQH] Ksor H’Bơ Khăp [Đoàn Gia Lai] với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông Nguyễn Xuân Cường xung quanh vấn đề rừng tự nhiên diễn ra tại nghị trường Quốc hội chiều 5/11 vừa qua, được đông đảo cử tri cả nước quan tâm.

Đáng chú ý, nữ ĐBQH cho rằng: "Làm gì có chuyện rừng tự nhiên lại có thể tăng lên được, trong khi nhiệm kỳ này mỗi kỳ họp chúng ta đều được nghe các dự án, công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tức là chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ [rừng tự nhiên]".

Đặc biệt, ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp còn nói rằng: "Với cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng hay sao? Tỷ lệ che phủ rừng là gì, là nơi chứa CO2 để thải ra O2. Còn cây cao su là cây hút O2, thải ra CO2, không có con gì sống được ở đó”.

Nữ đại biểu Ksor H'Bơ Khăp cũng đề nghị Bộ trưởng Cường nghiên cứu lại các dự án phải điều chỉnh diện tích rừng tự nhiên.

Thông tin mà đại biểu Ksor H’Bơ Khăp cung cấp sau đó đã khiến nhiều người tranh luận trên các diễn đàn và mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, cây cao su không nên tính vào diện tích rừng. Đặc biệt có ý kiến còn cho rằng cây cao su là loài câu độc và vườn cây cao su thụ khí ôxi và nhả khí CO2, trái ngược với các loại cây khác.

Tuy nhiên, ngược lại cũng có ý kiến trái ngược cho rằng, cây cao su cũng là thực vật nên cũng có quá trình quang hợp [ban ngày khi có ánh sáng cây hút khí CO2 để giải phóng Oxy] và ngược lại là quá trình hô hấp vào ban đêm [hút Oxy để thải ra CO2]. Trong sách dạy sinh học đã ghi rõ nên phát biểu của đại biểu Ksor H'Bơ Khăp khiến nhiều người bất ngờ.

Chuyên gia lâm nghiệp nói gì?

Chia sẻ với PV, GS.TS Lê Đình Khả, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp, khẳng định, cây cao su cũng là thực vật nên cũng có quá trình quang hợp [ban ngày khi có ánh sáng cây hút khí CO2 để giải phóng Oxy] và ngược lại là quá trình hô hấp vào ban đêm [hút Oxy để thải ra CO2].

Do đó, nói cây cao su chỉ hút Oxy và thải ra CO2 là chưa chính xác. "Cũng chính vì thế nên người ta mới khuyên không nên đặt quá nhiều cây xanh trong phòng ngủ...".

Cũng theo ông Lê Đình Khả, chưa có tài liệu nào nói rằng cây cao su có độc còn việc mủ cao su độc hay không thì ông không biết.

Nói về việc chống sói mòn đất, ông Khả cho rằng có trồng vẫn có hơn là bỏ đất trống. Tuy nhiên vườn cao su không có tác dụng chống sói mòn tốt bằng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ là vì rừng tự nhiên, rừng phòng hộ thì còn có nhiều tầng từ cây bụi đến thảm thực vật vì thế việc chống bão, chống sói mòn tốt hơn. Cây cao su khi trồng thì người ta phải dọn sạch sẽ xung quanh để tránh bị cây khác hút hết dinh dưỡng của cây cao su...

Cũng quan điểm, Giáo sư - Tiến sỹ Lâm nghiệp Ngô Quang Đê, nguyên Trưởng phòng Khoa học, nguyên Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp - trường đại học Lâm nghiệp cho biết: Cây cao su cũng như các loại cây có tế bào diệp lục. Dưới ánh sáng mặt trời, cây sẽ xảy ra quang hợp hấp thu khí CO2 và sản ra khí O2. Thế nhưng khi không còn ánh nắng mặt trời, quá trình xảy ra ngược lại: cây hấp thu khí O2 và thải khí CO2 nhưng hàm lượng thấp, không giống như quá trình hô hấp của con người.

“Gọi là rừng cao su nhưng tính chất hỗ trợ không thể như rừng tự nhiên. Bởi đất dưới rừng cao su không có thảm tự nhiên, khả năng tích thủy không nhiều. Tất cả những rừng nhân tạo, khả năng tích thủy không thể bằng rừng tự nhiên.

Đối với rừng cao su [tương tự rừng bạch đàn], chim chóc không sinh sống vì không có thức ăn. Rừng phải có thảm thực vật, có cây, có quả thì chim thú mới tìm đến. Đây là nguyên nhân chứ không phải vì rừng độc, không một con gì sống được. Sở dĩ không có thực vật sống dưới tán cây cao su là do người chăm sóc đã chặt hoặc dọn đi hết để dành chất dinh dưỡng cho cây cao su phát triển”, GS-TS Ngô Quang Đê cho biết.

Cũng theo GS-TS Ngô Quang Đê, cây cao su là một loài cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất khó, nghèo kiệt, những vùng rừng tạp cho kinh tế thấp… Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến 30 °C, cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió.

Cây cao su cũng đem lại nhiều lợi ích cho người trồng. Mủ cao su một giai đoạn được ví như là “vàng trắng”. Việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

“Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra O2, nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2. Không có một con gì sống được ở trong rừng đó”, nữ đại biểu Ksor H’Bơ Khăp cho biết tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội hôm 5/11.

Tuy nhiên, đứng về mặt khoa học, phát biểu này là không chính xác.

Như chúng ta đã biết, cây có khả năng hấp thụ khí CO2 từ không khí thông qua quá trình quang hợp, từ đó, giúp giảm hàm lượng khí CO2 trong không khí. Trồng rừng chính là một biện pháp quan trọng để giảm lượng CO2 trong không khí. Ước tính, cứ 1-2 triệu km vuông rừng có khả năng hấp thụ tới 1 tỉ tấn carbon mỗi năm - theo báo cáo “Sự thay đổi khí hậu toàn cầu” của Trung tâm Nghiên cứu khí hậu Woodwell năm 1989.

Một nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Cây cao su của Indonesia cho thấy cao su là một loài cây có khả năng hấp thụ khí CO2 rất lớn. Hơn nữa, cây cao su còn tạo ra giá trị kinh tế cao từ việc thu hoạch mủ và gỗ của chúng.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Balai Penelitian Sembawa tại một khu đồn điền cao su được trồng từ năm 1979, thông qua phương pháp đo sinh khối và lượng carbon hữu cơ trong sinh khối.

Các nhà khoa học đã tiến hành chặt cây với nhiều kích thước khác nhau, sau đó tách riêng thành các bộ phận như thân, cành, lá để đo sinh khối. Sau khi đo được sinh khối, các nhà nghiên cứu tiến hành đo hàm lượng carbon có trong sinh khối. Tính trữ lượng CO2 của cây cao su được tính theo công thức: CS = CS[i]*3,67 [kg CO2/cây]. Trong đó: CS[i], CS lần lượt là trữ lượng carbon và CO2.

Kết quả cho thấy, những cây cao su có kích thước càng lớn thì càng tích trữ được nhiều trữ lượng carbon, đồng nghĩa với khả năng hấp thụ khí CO2 của chúng càng cao.

Vòng đời của cây cao su từ lúc trồng đến khi thu hoạch rơi vào khoảng 30 năm, khoảng thời này cho phép cây cao su tích tụ được một lượng lớn CO2. Theo Viện nghiên cứu cây cao su Indonesia, trung bình, mỗi ha cao su hấp thụ được 31-39 tấn mỗi năm.

Như vậy, trái ngược hoàn toàn quan điểm của nữ đại biểu quốc hội, báo cáo của Viện nghiên cứu cây cao su Indonesia cho thấy cao su là một loại cây có khả năng hấp thụ CO2 lớn.

Nguồn tham khảo tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề