Tại sao chống chỉ định nsaid với hen

03/03/2017 Tác giả: 2.958 lượt xem

Hen suyễn [hen phế quản, viêm phế quản co thắt] là bệnh dị ứng, vì vậy, khi tiếp xúc với chất lạ, trong đó có một số thuốc có thể làm xuất hiện cơn hen cấp, nếu không điều trị có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi điều trị bệnh hen người bệnh cần tuyệt đối lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • 1. Thuốc giảm đau hạ sốt
  • 2. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid
  • 3. Các thuốc kháng sinh
  • 4. Thuốc trị tăng huyết áp
  • 5. Thuốc an thần, giãn cơ

1. Thuốc giảm đau hạ sốt

Hen suyễn [hen phế quản, viêm phế quản co thắt] là bệnh dị ứng

Không phải thuốc giảm đau hạ sốt nào cũng ảnh hưởng đến người hen suyễn. Thuốc cần chú ý trong nhóm này là aspirin. Ngoài tác dụng chính giảm đau, hạ sốt, chống ngưng tập tiểu cầu, aspirin còn có nhiều tác dụng phụ khác. Trong đó đối với hen suyễn, tác dụng phụ của aspirin có thể gây co thắt phế quản, làm khởi phát các cơn hen nặng, đặc biệt ở những người bệnh hen có kết hợp với viêm đường hô hấp trên dị ứng [viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng…] sẽ khiến cơn hen nặng hơn. Bên cạnh đó, một số trường hợp sau khi dùng aspirin sẽ xuất hiện hen suyễn mặc dù trước đó không hề bị hen.

2. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid

Các thuốc trong nhóm này đó là indomethacin, diclofenac, voltaren, tilcotin, piroxicam, ketoprofen, ibuprofen… được dùng để điều trị các bệnh về khớp [gút, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp…]. Với người bệnh hen, nếu dùng các thuốc này sẽ làm xuất hiện cơn hen, thậm chí hen cấp tính. Vì vậy, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh hen hay đang bị hen phế quản cần tránh dùng các loại thuốc này hoặc nếu phải sử dụng cần hết sức thận trọng.

Một số thuốc có thể làm xuất hiện cơn hen cấp cần hết sức thận trọng

3. Các thuốc kháng sinh

Khi sử dụng thuốc kháng sinh bạn cần hết sức lưu ý, đặc biệt là nhóm kháng sinh penicillin [ampicillin, amoxicilin, cloxacillin…], nhóm aminoglycosid [streptomycin, neomycin, amikacin, gentamycin, tobramycin…] hoặc nhóm cephalosporin các thế hệ I, II, III, IV và  thậm chí nhóm tetracyclin là những nhóm kháng sinh rất dễ gây dị ứng, có thể làm xuất hiện cơn hen cấp tính. Vì vậy, người bị hen suyễn nên cân nhắc kỹ trước khi được sử dụng. Nếu cần thiết phải sử dụng kháng sinh, nên dùng thuốc kháng sinh ở các nhóm ít gây dị ứng hơn, chẳng hạn, nhóm quinolon [ciprofloxacin, norfloxacin…] hoặc nhóm macrolid [clarithromycin…].

4. Thuốc trị tăng huyết áp

Đối với người mắc bệnh hen, nếu có bệnh tăng huyết áp kèm theo, khi khám bệnh, cần cho bác sĩ biết tình trạng tăng huyết áp của mình để có sự chọn lựa thuốc thích hợp vì thuốc làm giảm huyết áp có một số nhóm có thể làm xuất hiện cơn hen cấp tính, chẳng hạn nhóm thuốc ức chế men chuyển [coversyl, catopril, ednyt…] hoặc nhóm thuốc chẹn bêta giao cảm [atenolol, propranolol, nadolol…] có thể gây co thắt phế quản theo cơ chế thần kinh.

Cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ nếu bạn hị hen

5. Thuốc an thần, giãn cơ

Người bệnh hen không nên dùng thuốc an thần, giãn cơ [diazepam, seduxen, orazepam] vì các loại thuốc này có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, giảm trương lực cơ hô hấp, từ đó khiến tình trạng hen nặng lên, nguy hiểm hơn, nhất là trong các cơn hen cấp tính.

Nhiều loại thuốc thông thường có thể có tác dụng phụ ngoài ý muốn là làm khởi phát cơn hen. Vì vậy, người bị bệnh hen suyễn, cần phải biết về các loại thuốc này để tránh gây nguy hiểm khi dùng thuốc.

1. Các yếu tố khởi phát cơn hen

Hen suyễn là một chứng rối loạn hô hấp mãn tính, đặc trưng bởi các cơn khó thở và thở khò khè tái phát.

Mặc dù nguyên nhân cơ bản của bệnh hen suyễn vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng các yếu tố nguy cơ để phát triển bệnh là các tác nhân gây hen suyễn do hít thở, bao gồm:

- Các chất gây dị ứng như mạt bụi nhà, bụi thảm và đồ nội thất, đồ nhồi bông, lông thú cưng, phấn hoa và nấm mốc

- Khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và hóa chất kích ứng

- Các tác nhân khác có thể bao gồm không khí lạnh, kích thích cảm xúc tột độ như tức giận hoặc sợ hãi hay hoạt động gắng sức...

Ở một số người, cơn hen suyễn có thể được kích hoạt bởi một số loại thuốc.

Ở một số người, hen suyễn thậm chí còn có thể được kích hoạt bởi một số loại thuốc, như aspirin, các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn beta [được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, bệnh tim và chứng đau nửa đầu].

Theo ước tính của WHO, trên toàn cầu hiện có 339 triệu người mắc bệnh hen suyễn. Mặc dù bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi nhưng việc quản lý thích hợp có thể kiểm soát tình trạng rối loạn và giúp mọi người có được chất lượng cuộc sống tốt. Ngoài ra, một số trẻ mắc các dạng hen suyễn nhẹ hơn sẽ phát triển các triệu chứng của chúng theo độ tuổi.

Nếu bạn bị hen suyễn, điều cần lưu ý là phải theo dõi phản ứng khi dùng thuốc để điều trị các bệnh lý khác. Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị nếu cho rằng thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn đang gây ra cơn hen suyễn.

2. Những loại thuốc người bệnh hen cần thận trọng

‎2.1 Thuốc giảm đau

Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác [NSAID] bao gồm một số loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến, như ibuprofen và naproxen, có thể gây ra các triệu chứng ở một số người bị hen suyễn.

Aspirin còn được gọi là axit acetylsalicylic thuộc nhóm thuốc NSAID, viết tắt của thuốc chống viêm không steroid. Aspirin và NSAID được sử dụng để điều trị viêm, sốtvà đau.

Khoảng 10% bệnh nhân hen suyễn nhạy cảm với aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid ức chế cyclooxygenase-1, còn được gọi là chất ức chế COX-1. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ, sự nhạy cảm có thể dẫn đến một cơn hen suyễn hoặc co thắt phế quản nghiêm trọng để phản ứng với việc uống hoặc hít phải NSAID.

Không chỉ aspirin mà ibuprofen và naproxen cũng ngăn chặn COX-1 và có thể gây ra phản ứng tương tự.

Phản ứng với aspirin/NSAID thường bắt đầu trong vòng vài phút hoặc tối đa 2 giờ sau khi dùng thuốc. Các triệu chứng là chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa mắt, sưng hoặc phát ban, đau dạ dày và khó thở…

2.2 Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, bệnh tim, đau nửa đầu, cường giáp, thuốc nhỏ mắt dùng cho bệnh tăng nhãn áp.

 Ở những bệnh nhân bị hen suyễn đã được chẩn đoán trước đó, thuốc chẹn beta có thể làm tăng tình trạng tắc nghẽn phế quản và phản ứng của đường thở. Thuốc cũng làm giảm hiệu quả của các loại thuốc hen suyễn thông thường như albuterol và terbutaline. Thuốc chẹn beta được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen kịch phát.

Có hai loại thụ thể beta: Beta-1 và beta-2. Trái tim có nhiều thụ thể beta-1, đường thở có nhiều thụ thể beta-2 hơn. Thuốc chẹn beta không chọn lọc chặn cả hai loại thụ thể. Nhưng có những thuốc chẹn beta khác nhắm vào các thụ thể beta-1 được gọi là thuốc chẹn beta "chọn lọc tim mạch".

Thuốc chẹn beta thường được sử dụng sau cơn đau tim để cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh hen cần phải dùng thuốc chẹn beta, bác sĩ kê đơn có thể giới thiệu một loại thuốc chẹn beta "chọn lọc tim mạch".

2.3 Thuốc ức chế men chuyển

Thuốc ức chế men chuyển được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, bệnh tim... Tác dụng phụ phổ biến của việc dùng thuốc ức chế men chuyển là ho. Ngay cả những người không bị hen suyễn cũng có thể bị ho khi đang dùng thuốc ức chế men chuyển.

Mặc dù thuốc thường không gây ra bệnh hen suyễn, nhưng một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân dùng những loại thuốc này bị ho. Chứng ho này có thể gây ra tình trạng thở khò khè gia tăng.

Ho có thể bắt đầu trong vòng một ngày hoặc vài tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc ức chế men chuyển và tiếp tục trong nhiều ngày hoặc đến 4 tuần sau khi ngừng thuốc.

Không phải tất cả mọi người bị hen suyễn đều nhạy cảm với những loại thuốc này, tuy nhiên việc sử dụng thuốc nên được thảo luận với bác sĩ.

Nguồn tin : suckhoedoisong.vn


Chủ Đề