Tại sao đồng USD Euro giá trị cao ổn định

>> Tỷ giá Việt Nam năm 2022 có thể sẽ đảo chiều

Đồng USD tăng mạnh

Đồng USD đã tăng mạnh trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] bắt đầu thu hẹp gói nới lỏng định lượng [QE] từ tháng 11. Mặc dù Fed mới chỉ đưa ra lộ trình về việc thu hẹp này và cho biết đây vẫn chưa là thời điểm để nâng lãi suất, nhưng giới phân tích lo ngại, Fed sẽ nâng lãi suất sớm hơn dự kiến, thậm chí ngay trong năm 2022 do mức tăng quá nóng của lạm phát.

Đồng USD đã tăng mạnh trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] bắt đầu thu hẹp gói nới lỏng định lượng từ tháng 11 [ảnh minh hoạ]

Khi dịch COVID-19 tăng mạnh ở châu Âu và kỳ vọng lãi suất sẽ tăng nhanh hơn ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Mỹ, đồng Euro đã rơi xuống mức thấp nhất trong 16 tháng trở lại đây. Điều này khiến các nhà đầu tư tìm đến đồng USD như một nơi trú ẩn an toàn.

Tại thị trường Việt Nam, ngày 21/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 22.662,00 đồng. Tỷ giá USD tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra là 22.525,00 đồng - 22.755,00 đồng.

Theo CNBC, đồng USD tăng chạm mức cao nhất trong 16 tháng sau khi báo cáo lạm phát của Mỹ mạnh nhất trong hơn ba thập kỷ, trong khi chứng khoán tăng do kỳ vọng giá tiêu dùng cao hơn sẽ giúp các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh.

Chỉ số chứng khoán blue-chip của Anh cũng đạt mức cao nhất trong 20 tháng, khi các công ty khai thác tiếp xúc với Trung Quốc được niêm yết tại London đã phục hồi, vì nhà phát triển bất động sản Evergrande thoát khỏi vụ vỡ nợ trong phút chót.

Cổ phiếu châu Âu cũng tăng sau khi Goldman Sachs cho biết thu nhập trong khu vực có khả năng phục hồi trước những khó khăn của chuỗi cung ứng. Một thông điệp vang lên trên Phố Wall rằng, các nhà đầu tư coi tác động của việc tăng giá là tạm thời nhưng đã mang lại sự tích cực đối với lợi nhuận của công ty.

Don Townswick, Giám đốc chiến lược cổ phần tại nhà quản lý tài sản tổ chức Conning cho biết: “Bản thân lạm phát không phải lúc nào cũng là điều xấu đối với thị trường chứng khoán, việc thắt chặt thông thường xảy ra khi nền kinh tế đang hoạt động thực sự tốt, vì vậy chỉ đơn thuần là triển vọng về một số mức lãi suất cao hơn không phải là vấn đề.”

Trái lại, thị trường tiền điện tử đang trong những ngày dài ảm đạm khi Bitcoin [BTC] đã rơi khỏi mốc 59.000 USD/BTC và hiện đang giao dịch quanh mốc 58.500 USD. Đây là mức giảm thấp nhất kể từ cuối tháng 10, kéo theo sự sụp đổ giá của hàng loạt những đồng altcoin, trong đó, khoản lỗ lớn nhất đến từ đồng Solana [SOL], mất hơn 10% giá trị chỉ trong thời gian ngắn.

Trả lời Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đinh Hồng Sơn, chuyên gia tài chính số cho biết, hiện không có lý do rõ ràng, ngay lập tức cho việc giảm giá trị của thị trường tiền điện tử khi sự suy giảm bắt đầu. Nhưng các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ để xem liệu đà giảm đó có được duy trì hay không, hay nó có đang kiểm tra lại giới hạn đáy một lần nữa.

Chỉ số USD đo lường tiền tệ so với sáu đồng tiền khác bao gồm đồng Yên và Euro đã tăng thêm với mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 3, sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng [CPI] của Mỹ trong tháng 10 tăng cao hơn dự kiến. Theo đó, chỉ số CPI công bố mức tăng hàng tháng lớn nhất trong bốn tháng để nâng mức tăng lạm phát hàng năm lên 6,2%, mức tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm trước kể từ tháng 11/1990.

Đồng USD đã đẩy đồng Euro xuống dưới 1,13 USD và đồng Yên của Nhật Bản đã chạm mức thấp nhất trong 4 năm ở 114,02 Yên/ USD trong ngày 21/11.

Joe Manimbo, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Western Union cho biết: “Đồng bạc xanh hiện chắc chắn đang được hưởng lợi từ các dấu hiệu của nền kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh và từ các dòng chảy trú ẩn an toàn do những lo lắng mới về virus”.

Nhà đầu tư ngày càng gia tăng kỳ vọng rằng, USD sẽ còn tiếp tục mạnh hơn nữa trong năm tới khi dữ liệu kinh tế của Mỹ, bao gồm cả doanh số bán lẻ thông báo vào đầu tuần này, phần lớn gây bất ngờ với xu hướng tăng, trong khi lạm phát đang tăng nóng hơn dự kiến.

Các nhà phân tích của Tập đoàn Tài chính Thụy sĩ UBS trong một báo cáo về triển vọng tiền tệ cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng sự kết hợp giữa việc Fed cắt giảm kích thích và kinh tế trên toàn cầu tăng trưởng chậm lại sẽ có lợi cho đồng USD trong năm 2022. Một yếu tố khác nữa cũng hỗ trợ cho USD tăng là kỳ vọng Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố người được đề cử giữ chức lãnh đạo Fed trước ngày Lễ Tạ ơn 25/11, với những cái tên khả thi nhất là người lãnh đạo Fed đương nhiệm, ông Jerome Powell và Thống đốc Lael Brainard, người có thái độ ôn hòa".

>> Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2021: [Kỳ 2] Cơ hội và thách thức

Tác động tới Việt Nam

Trước đó, chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ, thị trường vốn và chứng khoán, ngân hàng HSBC nhận định, bước sang năm 2022, tỷ giá USD/VND có thể sẽ đảo chiều về mức 23.000 đồng, trong bối cảnh tài khoản vãng lai chuyển sang thâm hụt, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] chảy vào chậm lại. Đồng VND có thể đứng trước áp lực đối diện với một đồng bạc xanh mạnh hơn trên thị trường quốc tệ và đồng Nhân dân tệ suy yếu hơn. Trong năm 2021, VND đã vượt qua nhiều yếu tố bất lợi như những lo ngại về ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài khiến đà tăng trưởng chậm lại, cán cân thương mại thâm hụt và sự khác biệt chính sách tiền tệ với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Tuy nhiên, những vấn đề này có thể trở nên nổi cộm hơn vào năm sau.

Đối với Việt Nam, đồng USD tăng giá và lạm phát cao sẽ gây sức ép tăng tỷ giá hối đoái [ảnh minh hoạ]

“Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần đặc biệt chú trọng trong vấn đề phòng vệ rủi ro, trong đó có rủi ro về dòng tiền, rủi ro về lãi suất và tỷ giá thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro, nhằm nắm thế chủ động trong việc dự phòng và ổn định tính thanh khoản, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt”, ông Khoa khuyến nghị.

Còn theo một chuyên gia tài chính, Việt Nam đang ở trong thời điểm khá khó khăn vì đại dịch và các mục tiêu tăng trưởng có vẻ rất khó thực hiện, trong khi nguy cơ lạm phát cuối năm 2021, đầu năm 2022 là hiện hữu. Đặc biệt, đợt điều chỉnh giá xăng dầu gần đây cũng sẽ có những tác động nhất định đến các chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng cuối năm.

“Tuy nhiên, đồng USD tăng giá và lạm phát cao sẽ gây sức ép tăng tỷ giá hối đoái, cho nên, nếu giữ ổn định tỷ giá thì có thể gây thâm hụt thương mại, dẫn tới xuất khẩu khó khăn hơn, mà chỉ thuận lợi cho nhập khẩu. Cùng với đó là áp lực phá giá trong trung hạn có nguy cơ tăng mạnh. Do đó, cần có sự kiểm soát chặt tín dụng ngân sách và coi trọng hiệu quả chất lượng của tăng trưởng”, vị chuyên gia nói.

Đánh giá của bạn:

Theo số liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed], Hơn 1,8 nghìn tỷ USD đang được lưu hành trên toàn thế giới. Hơn nữa, có thể khoảng 2/3 tổng số tờ 100 USD và gần 1 nửa số tờ 50 USD đang được các nước ngoài Mỹ nắm giữ. Trên thực tế, đồng USD thực sự là một đồng tiền có giá trị quốc tế, nghĩa là được nhiều chính phủ dự trữ và hầu hết người dân, doanh nghiệp đều tin tưởng sử dụng trong các thương vụ giao dịch quốc tế.

Thậm chí ngay cả khi đại dịch Covid-19 khiến thị trường toàn cầu biến động mạnh, khiến hàng nghìn tỷ USD giá trị tài sản bị "thổi bay", thì đồng bạc xanh vẫn không hề bị ảnh hưởng. Có lúc, đồng USD còn tăng 4% so với rổ các đồng tiền tệ lớn khác, trong đó có euro, bảng Anh, yen Nhật, đô la Canada, franc Thuỵ Sĩ và krona Thuỵ Điển.

Tại sao giá trị của đồng USD lại tăng lên như vậy?

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin từng giải thích rằng đồng USD mạnh là nhờ sự ổn định của nền kinh tế Mỹ, bởi mọi người muốn nắm giữ đồng bạc xanh và tính an toàn của nó. Ngoài ra, ở những thời điểm thị trường bất ổn, nhà đầu tư đổ xô tìm đến các loại tài sản an toàn - giá trị vẫn "đứng vững" bất chấp biến động mạnh.

Đồng USD "đến" từ nền kinh tế lớn nhất thế giới - có sự ổn định về kinh tế và chính trị. Và ngay cả khi bạn khá chắc rằng giá trị đồng USD sẽ biến động, thì nó sẽ không lao dốc thảm hại như đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ hay peso của Argentina.

Do đó, khi nhu cầu nắm giữ đồng USD tăng mạnh ở thời điểm khủng hoảng kinh tế, khiến tình trạng thiếu hụt có thể sẽ xảy ra, thì vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn. Fed chịu trách nhiệm phát hành đồng bạc xanh và đưa ra thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hụt đó.

Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng Covid-19, NHTW Mỹ sẽ đưa ra một số "hạn mức hoán đổi" [swap line] đối với 1 số NHTW khác, để đảm bảo rằng sẽ có đủ tiền cho các khoản đầu tư và chi tiêu. Điều này giúp thị trường tiền tệ ổn định khi nhu cầu đối với đồng USD tăng vọt.

Tại sao đồng USD lại trở thành đồng tiền tệ được dự trữ nhiều nhất trên thế giới?

Trong 1 thời gian, các nền kinh tế phát triển neo giá trị đồng tiền tệ của họ với vàng. Tuy nhiên, trong Thế chiến I, nhiều quốc gia phát triển bắt đầu ngừng sử dụng tiêu chuẩn này và chi trả chi phí quân sự bằng tiền giấy. Cuối cùng, đồng USD - khi đó vẫn được neo giá với vàng, lại tăng giá so với bảng Anh và trở thành đồng tiền tệ được dự trữ nhiều nhất trên thế giới.

Trong thế chiến II, Mỹ bán vũ khí và vật tư cho nhiều nước đồng minh, với tài sản trao đổi là vàng. Đến năm 1947, Mỹ đã nắm giữ 70% tổng lượng vàng dự trữ trên thế giới, "bỏ xa" nhiều quốc gia khác. Theo đó, để khắc phục điều này và những vấn đề tài chính khác, 44 quốc gia đồng minh đã đưa ra quyết định các đồng tiền tệ của thế giới sẽ được neo giá theo đồng USD.

Khi các NHTW bắt đầu xây dựng "kho" dự trữ tiền tệ, họ thay thế các đồng tiền tệ này bằng vàng, giảm lượng dự trữ đồng USD và điều này làm "nhen nhóm" mối lo ngại về tính ổn định của đồng USD.

Năm 1971, Tổng thống Richard Nixon khiến cả thế giới choáng váng khi ông quyết định không neo giá trị đồng USD theo vàng. Kể từ đó, tỷ giá hối đoái tự do "ra đời", có nghĩa là tỷ giá hối đoái không còn được điều chỉnh theo vàng và có diễn biến theo tác động của thị trường.

Bất chấp những giai đoạn bất ổn của thị trường và ảnh hưởng của lạm phát, đồng USD vẫn là đồng tiền tệ được dự trữ nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay, phần lớn [88%] giao dịch ngoại hối trên thế giới đều được thực hiện bằng đồng USD.

Trong những năm gần đây, một số NHTW đã dự trữ thêm đồng CNY. Việc Mỹ áp lệnh trừng phạt lên một số quốc gia, như Iran và Triều Tiên, đã khiến họ không muốn giao thương bằng đồng USD. Tuy nhiên, trong tương lai gần, vẫn khó có thể thấy bất kỳ đồng tiền tệ nào có sự nổi trội hơn so với đồng USD.

Tham khảo CNBC

Covid-19 đe doạ vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu thế nào khi đối diện làn sóng phẫn nộ về cách phản ứng với đại dịch?

Video liên quan

Chủ Đề