Tại sao Hà Nội lại có mùa đông lạnh

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia ghi nhận toàn miền Bắc có 25 trạm quan trắc nhiệt độ dưới 10, gần gấp đôi so với sáng qua. Trong đó Đồng Văn [Hà Giang], Trùng Khánh [Cao Bằng] 5 độ; Sa Pa [Lào Cai], Tam Đảo [Vĩnh Phúc], TP Lạng Sơn, Nguyên Bình [Cao Bằng] 6 độ C.

Cả năm trạm quan trắc ở Hà Nội ghi nhận mức nhiệt 10-11 độ C, những nơi khác phổ biến 10-13 độ C. Đây là mức nhiệt thấp nhất từ đầu mùa đông 2021-2022, được đo trong lều khí tượng, cách mặt đất 2 m, ngoài trời có thể thấp hơn 1-3 độ.

Đến 9h sáng, nhiều nơi hửng nắng, nhiệt độ tăng nhanh. Hà Nội lên 13 độ, dự báo cao nhất ngày lên 17. Sa Pa cũng tăng lên 8 độ, cao nhất có thể lên 11 độ C.

Đêm 27/12, Hà Nội xuống 11 độ C, nhiều người làm việc ngoài trời đã đốt lửa sưởi ấm. Ảnh: Giang Huy

Không khí lạnh đã bao phủ Bắc và Trung Trung Bộ. Sáng nay, nhiệt độ Bắc Trung Bộ giảm so với sáng qua 1-3 độ, dao động 12-16; Trung Trung Bộ 15-19 độ C. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận mưa to, nguy cơ ngập lụt ở vùng trũng thấp và sạt lở đất ở miền núi.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày mai đến hết tuần nhiệt độ miền Bắc và Trung sẽ tăng dần. Ban đêm Hà Nội duy trì 16 độ, ban ngày 18 đến 22 độ C. Vùng núi cao như Sa Pa dao động 8-13 độ C. Những ngày Tết Dương lịch, không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa và giảm nhiệt.

Dự báo tháng 1/2022, nhiệt độ cả nước cao hơn trung bình nhiều năm 0,5 độ C. Các đợt rét đậm, rét hại xuất hiện chủ yếu từ nửa cuối tháng 1 đến tháng 2/2022 và không kéo dài. Khả năng băng giá xuất hiện ở vùng núi cao vào tháng 2/2022.

Đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống miền Bắc từ ngày 25/12 và là đợt rét đậm, rét hại diện rộng đầu tiên trong mùa đông 2021-2022. Đỉnh núi Fansipan [Lào Cài] chiều 26/12 tuyết rơi khoảng 5-7 phút.

Võ Hải

    Đang tải...
  • {{title}}

Video liên quan

Chủ Đề