Tại sao hết tuổi dậy thì lại có mụn

Vào tuổi dậy thì mụn trứng cá là vấn đề về da thường gặp nhất. Nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các bạn gái, bạn trai tuổi mới lớn. Hoang mang, lo lắng, xấu hổ, tự ti là dấu hiệu tâm lý có thể diễn ra. Làm thế nào để trị mụn trứng cá tuổi dậy thì?. Bao giờ tình trạng mụn này mới kết thúc đây? chắc chắn là câu hỏi của đa số các bạn. Hãy cùng phòng khám Hana giải quyết các câu hỏi này nhé.

Mụn dậy thì xuất hiện và kết thúc thời gian nào?

Dậy thì là gì?

Tuổi dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và trở nên giống người lớn hơn. Việc thay đổi bắt đầu sớm nhất là 8 tuổi hoặc muộn nhất là 13 tuổi. Tuổi dậy thì bắt đầu khi não của bạn gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu phát triển và thay đổi. Bạn gái phát triển bộ phận ngực và bắt dầu có kinh nguyệt. Bạn trai thì phát triển tinh hoàn và dương vật. Những tín hiệu này được gọi là hormone. Hormone là hóa chất kiểm soát các chức năng cơ thể.

Dậy thì là gì?

Các dấu hiệu của mụn trứng cá tuổi dậy thì

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể tùy vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, vùng mặt, lưng, cổ là những vị trí mà có hệ thông bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất. Nên các khu vực này thường là tâm điểm xuất hiện mụn. Một số dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bao gồm :

  • Bắt đầu hình thành lên nốt mụn trên da. Biểu hiện viêm sưng có mũ dễ nhầm lẫn với hiện tượng viêm lỗ nang lông nhưng viêm lâu và sưng to hơn.
  • Cảm giác ngứa ngáy, đau đớn do hiện tượng viêm kèm theo đó là nóng, sốt, nổi hạch.
  • Xuất hiện mủ, cộm, tạo viền đỏ khác biết với các vùng da khác
  • Nốt mụn có hiện tượng khô đầu và xuất hiện nhân bên trong. Có thể gây cộm dưới da, khi nhân mụn bị bong ra sẽ tạo thành lõm sâu.
Các loại mụn trứng cá

Nguyên nhân của mụn trứng cá tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là gia đoạn thường xuyên xuất hiện mụn. Nguyên nhân là do hormon giới tính Androgen sẽ gia tăng trong cơ thể. Có thể đến mức dư thừa và thúc đẩy các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Gây ách tắc lỗ chân lông tạo cơ hôi cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes gây mụn.

Ngoài ra ở lứa tuổi này ý thức, kiến thức về vệ sinh và chăm sóc da còn chưa nhiều. Cộng thêm các nguyên nhân về ăn uống [tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, nước uống có ga, bánh kẹo] cũng là nguyên nhân gây mụn ở giai đoạn này.

Hơn nữa, các bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp mà không có biện pháp che chắn. .

Các loại mụn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì là mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Đây là loại mụn không viêm dễ điều trị và khả năng để lại thâm sẹo ít nhất. Nặng hơn là mụn viêm gây sẩn nhỏ có quầng viêm đỏ chung quanh. Nốt, cục sưng, mềm, lớn. Một vài nốt tạo thành nang ở sâu. Các cục sau này có thể hóa mềm tạo ra áp-xe, sau đó để lại sẹo rất xấu.

Thời điểm mụn dậy thì thường xuất hiện

Tuổi dậy thì là một khoảng thời gian phát triển và tăng trưởng tương đối dài. Đây là thời gian phát triển cả về thể chất, tâm lý và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thanh thiếu niên.

Tuổi dậy thì thường kéo dài khoảng 2 – 5 năm. Cụ thể ở các bạn trai, tuổi dậy thì thường bắt đầu trong độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi. Bạn gái có xu hướng dậy thì sớm hơn các bạn trai. Độ tuổi dậy thì ở bạn gái khoảng 8 – 13 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi bắt đầu và kết thúc dậy thì thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm dân tộc, điều kiện sống, chế độ ăn uống và luyện tập.

Tỷ lệ thuận với thời gian dậy thì là thời gian xuất hiện mụn trứng cá. Các bạn gái khi có dấu hiệu kinh nguyệt sẽ bắt đầu nổi mụn, thể hiện rõ nhất là thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt. Mụn thường xuất hiện từ 13 tuổi trở lên ở bạn gái. Bạn trai thì có xu hướng chậm hơn bạn gái1 -2 năm.

Mụn dậy thì kết thúc khi nào, tại sao qua tuổi dậy thì vẫn bị mụn?

Độ tuổi bắt đầu và kết thúc dậy thì thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm dân tộc, điều kiện sống, chế độ ăn uống và luyện tập. Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng kết thúc dậy thì ở tuổi 15 -17 trong khi ở nam giới khoảng 16 -18 tuổi. Cũng đồng nghĩa với khả năng hết mụn trứng cá của các bạn dao động từ năm 15 – 18 tuổi.

Nhưng tại sao có một số bạn kết thúc tuổi dậy thì nhưng vẫn bị mụn?

Mụn thường xuất hiện trong độ tuổi dậy thì, khi đó nội tiết tố chưa được cân bằng khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến ách tắc lỗ chân lông và gây ra mụn. Chính vì vậy, đa phần từ 20 tuổi trở đi, lúc đó nội tiết tố trong cơ thể đã ổn định thì tình trạng mụn sẽ giảm đi đáng kể, khả năng xuất hiện và tái phát là rất thấp.

Nhưng các bạn phải hiểu rõ vấn đề: Nguyên nhân nào gây ra mụn? và mỗi giai đoạn sẽ có một nguyên nhân chính đảm nhiệm việc “sản xuất mụn”. Ở giai đoạn dậy thì nguyên nhân chính là nội tiết mất cân bằng. Nhưng sau tuổi dậy thì bạn vẫn chịu rất nhiều tác động từ môi trường khác. Như thiếu ngủ, thức khuya, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, strees, căng thẳng, trang điểm hay đơn giản là vệ sinh cá nhân kém.

Quan trọng nhất ở đây là các bạn xác định được nguyên nhân gây ra mụn trứng cá để có phương pháp điều trị phù hợp.

Các chị có con đang ở tuổi dậy thì nên quan tâm và hướng dẫn cho con các chăm sóc da đúng. Ngoài ra theo dõi tình trạng mụn của con để có sự can thiệp kịp thời.

Các thông tin có thể phù hợp với bạn!

Căng thẳng, stress khiến nội tiết tố thay đổi

Qua dậy thì, người trưởng thành thường rất dễ mọc mụn do nguyên nhân này. Khi gặp phải căng thẳng, stress vì nhiều yếu tố của cuộc sống, cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, khiến nội tiết tố thay đổi dẫn đến mọc mụn. Tình trạng mụn sẽ càng nghiêm trọng hơn khi bạn rơi vào stress, mệt mỏi nghiêm trọng.

Dị ứng mỹ phẩm, đồ ăn, thời tiết

Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, tình trạng dị ứng cũng là một trong các nguyên nhân làm phát sinh mụn, khiến bạn rơi vào tình trạng qua tuổi dậy thì mà vẫn mọc mụn. Điển hình nhất chính là dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thời tiết hay dị ứng đồ ăn... Vì thế, nếu bản thân mắc các dạng dị ứng này thì bạn nên bảo vệ làn da một cách cẩn thận.

Ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, đường

Ăn nhiều đồ ngọt, các món chiên rán nhiều dầu mỡ rất dễ gây ra mụn. Nguyên nhân là do nó khiến da tăng tiết bã nhờn và bị nóng trong người, mụn vì thế cũng nổi lên nhiều hơn. Thay vào đó, bạn hãy thay đổi chế độ ăn uống healthy hơn một chút, vừa bớt mụn mà vừa tốt hơn cho sức khoẻ.

Da dầu

Da dầu là nguyên nhân bẩm sinh, tuy nhiên, do cách chăm sóc da hay thời tiết mà dầu tiết ra nhiều hơn sẽ làm da dễ mọc mụn hơn. Vì thế, những bạn có làn da dầu cũng nên vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận một chút, tránh để dầu tiết ra nhiều sẽ làm lỗ chân lông bị bưng bít, da sẽ mọc mụn nhiều hơn.

Làm sạch da mặt sai cách

Lười rửa mặt, để da dính bụi bẩn, không tẩy trang sau khi về nhà hay rửa mặt quá kỹ, rửa nhiều lần trong ngày, chà xát quá mạnh đều khiến da mọc mụn, thậm chí gây viêm nhiễm. Các bạn chú ý tới khâu chăm sóc da, che chắn khi ra ngoài, tẩy trang sau khi về nhà. Mỗi ngày bạn chỉ nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần, những lần khác thì dùng nước sạch là đủ nhé.

Không vệ sinh sạch đồ dùng trong nhà

Các vật dụng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da mặt như điện thoại, chăn, ga, gối, đệm... nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ là trở thành nguyên nhân gây mụn hàng đầu. Khi tiếp xúc với da, các vi khuẩn sẽ theo đó xâm nhập, làm da bị mọc mụn. Vì thế, bạn cũng nên cẩn thận hơn trong khâu vệ sinh chúng nhé.

Video liên quan

Chủ Đề