Tại sao huyết áp lại giảm trong hệ mạch

Chỉ số huyết áp tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà huyết áp có thể tăng hoặc giảm. Vậy tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? Nếu bạn đang loay hoay tìm hiểu lời lý giải cho vấn đề này, thì hãy để ondinhtieuduong.comgiúp bạn nhé, còn chờ gì nữa mời bạn cùng dạo bước tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Chỉ số huyết áp ở mức ổn định là bao nhiêu? 

Trước khi tìm hiểu cụ thể lý do tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch, cùng ondinhtieuduong.com nghiên cứu về  mức chỉ số huyết áp ổn định nhé! 

Huyết áp là áp lực đẩy tạo nên từ tuần hoàn của máu ở trong các mạch máu. Chính những áp lực máu này sẽ tác động lên thành động mạch và đưa máu đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng và duy trì sự sống. 

Huyết áp tâm thu [đây là áp lực động mạch, tim co bóp] và huyết áp tâm trương [khi cơ tim giãn nghỉ] là hai chỉ số dùng để đo huyết áp. Căn cứ vào hai trị số này và qua thời gian kiểm tra, theo dõi, bác sĩ có thể kết luận bạn có huyết áp bình thường, huyết áp cao hay huyết áp thấp. Ở người trưởng thành có sức khỏe bình thường, huyết áp tâm thu thường có chỉ số nhỏ hơn 120 và huyết áp tâm trương có chỉ số nhỏ hơn 80. 

Để có thể đánh giá, kết luận một người có vấn đề về huyết áp hay không, cần dựa vào kết quả của nhiều lần đo huyết áp trong thời gian nhiều ngày. Ở một số người mắc huyết áp cao, huyết áp có thể lên cao khi người đó quá xúc động, căng thẳng, lao động nặng nhọc, tập luyện hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.

Biểu đồ mô tả tổng quan chỉ số huyết áp trên cơ thể người

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT:  Cập nhật cách tính huyết áp theo tuổi chính xác, đúng chuẩn

Khi nghe các bác sĩ phân tích về huyết áp hoặc tìm hiểu các kiến thức,  sẽ có đôi lần bạn nghe thấy cụm từ huyết áp giảm dần trong hệ mạch. Vậy tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? Điều này có ảnh hưởng gì không, tất cả thông tin liên quan sẽ được ondinhtieuduong.com cung cấp để bạn hiểu rõ hơn nhé!

Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là một hiện tượng bình thường của cơ thể nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân của hiện tượng này là do máu được chuyển từ tim vào động mạch dưới áp lực lớn nhờ vào sự co bóp đẩy máu của tim. Áp suất của máu tác động đến động mạch chủ là lớn nhất bởi tất cả lượng máu từ tim được dồn vào một động mạch chủ. 

Từ động mạch chủ, máu sẽ được phân chia cho các động mạch lớn, từ động mạch lớn lại được phân ra các tiểu động mạch, mao mạch rồi đến với tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Như đã đề cập, áp lực khi máu vào động mạch chủ thì áp lực là lớn nhất nhưng sau đó máu được phân vào các mạch nhỏ thì áp lực lên thành mạch sẽ được giảm dần. Đó chính là thông tin để giải thích cho câu hỏi “Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?”.

Biến động của huyết áp trong hệ mạch

Cách giữ huyết áp ổn định giúp cơ thể khỏe mạnh

Huyết áp giảm dần trong hệ mạch không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu như chỉ số huyết áp của bạn tăng cao bất thường thì điều này lại gây ra những nguy hiểm lớn cho sức khỏe của bạn. Vậy cần làm gì để giữ huyết áp ổn định, hãy tham khảo những gợi ý của ondinhtieuduong.com nhé!

Hiện nay độ tuổi mắc cao huyết áp ngày càng trẻ hóa và nguyên nhân chính là do chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý. Để có thể cải thiện huyết áp cao, việc bạn nên làm là:

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: tránh ăn các loại có nhiều muối và chất béo no như đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…. Các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa và hàm lượng cholesterol cao cũng nên được hạn chế ở mức tối đa. 
  • Bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, các loại hạt ngũ cốc. Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất như canxi, kali, magie,…
  • Chú ý theo dõi cân nặng, giảm cân an toàn và khám sức khỏe định kỳ. Trong một số trường hợp dù người bệnh bị huyết áp cao nhưng lại không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái. Bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục buổi sáng, chạy bộ, đạp xe,…
  • Ngủ đủ giấc và làm việc điều độ: căng thẳng trong một thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến huyết áp cao. Vì vậy,  hãy cố gắng sắp xếp lượng công việc sao cho hợp lý để đảm bảo bạn có thể ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng kéo dài.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định

XEM NGAY:

Kết luận

Ondinhtieuduong.com hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin để trả lời cho câu hỏi tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch. Những lưu ý về cách bảo vệ sức khỏe, tránh huyết áp cũng vô cùng quan trọng, các bạn hãy tham khảo để có thể giữ được cơ thể khỏe mạnh  nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 093 878 6025 – 1900 633 004
  • Website: Nesfaco.com
  • Email:

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Vân - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Huyết áp lên xuống thất thường là một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, rất khó kiểm soát và ẩn sau đó là những nguy cơ gây hại đến sức khỏe cũng như tính mạng con người.

Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ. Càng xa động mạch chủ huyết áp trong lòng mạch càng giảm dần và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.

Các yếu tố điều hòa chỉ số huyết áp:

  • Lực co bóp của tim: lực co bóp của tim càng mạnh, thể tích nhát bóp càng tăng, lượng máu tăng làm tăng áp lực lên thành mạch và huyết áp tăng.
  • Thể tích máu trong lòng mạch càng lớn thì huyết áp càng cao. Do vậy ở những vị trí càng xa động mạch chủ, lượng máu được bơm đến càng ít nên huyết áp cũng theo đó mà giảm dần.
  • Diện tích tiết diện của mạch máu càng lớn thì huyết áp càng thấp. Bởi vậy nên khi co mạch, tiết diện lòng mạch giảm, áp lực lên thành mạch lại càng tăng dẫn đến huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi giãn mạch, tiết diện mạch tăng thì áp lực lên thành mạch lại giảm khiến huyết áp hạ. Điều này được ứng dụng trong việc bào chế thuốc để điều trị và kiểm soát huyết áp.

Huyết áp không ổn định là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng thay đổi huyết áp lên xuống thất thường của một người và sự thay đổi này có thể là đột ngột hoặc diễn ra liên tục trong một thời gian dài.

Trên thực tế, huyết áp của một người thay đổi mỗi ngày thậm chí là thay đổi từng giờ. Nhưng sự thay đổi này là không nhiều và ở mức có thể chấp nhận được.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp không ổn định:

  • Sự thay đổi huyết áp đột ngột liên quan rất nhiều đến cảm xúc và trạng thái tâm lý. Lo lắng, căng thẳng, sợ hãi hay những cú sốc tâm lý đều có thể khiến huyết áp tăng vọt hoặc tụt nhanh..
  • Do sử dụng chất kích thích.
  • Do thay đổi môi trường đột ngột hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp như dùng sai thuốc huyết áp, corticoid...
  • Huyết áp không ổn định cũng có thể là biến chứng hoặc triệu chứng của một số bệnh như suy tim, rối loạn thần kinh, cơn đau thắt ngực, sốt cao...

Huyết áp của một người thay đổi mỗi ngày thậm chí là thay đổi từng giờ

Biểu hiện của huyết áp không ổn định không phải lúc nào cũng rõ rệt nhưng thường gặp các dấu hiệu như:

  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế hay thay đổi môi trường đột ngột.
  • Hay ù tai váng đầu.
  • Mặt đỏ, tim đập nhanh hoặc có thể rối loạn nhịp tim, có thể kèm theo vã mồ hôi.
  • Chỉ số huyết áp thay đổi thường xuyên và khó kiểm soát.
  • Nếu kéo dài tình trạng huyết áp không ổn định sẽ gây rối loạn nhịp tim, giảm sức bền của thành mạch và nguy cơ bị tai biến hay nhồi máu cơ tim là rất cao.

Để hạn chế được tình trạng huyết áp lên xuống không ổn định, cần phải thực hiện những điều sau:

  • Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, lối sống lành mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá...
  • Tránh căng thẳng, stress và áp lực trong công việc.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Huyết áp không ổn định, lên xuống thất thường rất khó để kiểm soát và nếu như tình trạng này kéo dài không được điều trị thì nó không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn có thể gây tổn thương đến thận, mạch máu và thậm chí là mắt làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Đo huyết áp lúc nào cho chính xác?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề