Tại sao lại có thêm 10 trong hợp đồng bảo hiểm theo CIF ký hạn

Tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là loại hình bảo hiểm được triển khai cho đối tượng là hàng hóa, tài sản, vật thể đang trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Đó là hàng hóa vận chuyển từ các quốc gia khác đến Việt Nam.

Loại bảo hiểm này bao gồm cả:

  • Thời gian lưu kho
  • Chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển
  • Chờ chủ hàng nhận lại hàng
  • Theo quy định của từng điều kiện bảo hiểm cụ thể cụ thể.

Việc bảo hiểm hàng hóa của bạn trong quá trình vận chuyển là điều cần thiết để đảm bảo rằng bạn không phải chịu rủi ro với sản phẩm của bạn. Không có lý do hợp lý nào bạn nên cân nhắc việc chọn không tham gia bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu. Tất cả bạn cần làm thông báo với người giao nhận của bạn rằng bạn muốn hàng hóa của bạn được bảo hiểm, và trả một khoản phí nhỏ, dựa trên giá trị đặt hàng của bạn.

Để nắm rõ quyền lợi của bạn khi tham gia bảo hiểm hàng hóa bạn có thể tham khảo thêm bài viết:Điều kiện bảo hiểm hàng hóa A,B,C

Bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Cách xác định phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Đối tượng áp dụng cho bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức phí bảo hiểm này, cụ thể:

  • Mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức phí bảo hiểm khác nhau đượcphụ thuộc vào giá trị lô hàng và tỷ lệ phí lô hàng đó. Tỷ lệ phí của mỗi loại hàng hóa sẽ khác nhau do mức độ rủi ro khác nhau. Rủi ro này sẽ được công ty bảo hiểm khai thác sau khi thu thập thông tin từ bạn và đánh giá.
  • Điều kiện mà bạn lựa chọn để tham gia bảo hiểm A, B hoặc C. Phạm vi áp dụng dựa theo quy tắc QTC 2004 của bảo hiểm Bảo Việt và ICC "A", "B", "C" 1.1.1982 của hiệp hội bảo hiểm London. Tùy theo phạm vi bảo hiểm mà sẽ áp dụng điều kiện bảo hiểm khác nhau như: Được bảo hiểm, không bảo hiểm và bảo hiểm có tính thêm phí.
  • Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng của từng loại hàng.

Cách xác định phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Thông thường, chi phí bảo hiểm được xác định theo công thức:

CIF = [C+F] / [1 - R]

I = CIF x R

[Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm]

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng

Một số ví dụ về cách tính phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Ví dụ 1:

Công ty A nhập khẩu 15.000 MT phân bón đóng bao DAP giá FOB [Indonesia] là 200 USD/tấn. Cước vận tải về cảng Cát Lái: 10 USD/tấn. Lô hàng được vận chuyển trên tàu STARSHIP URSA [tuổi tàu 25 tuổi]. Lô hàng tham gia bảo hiểm 110% CIF Cát Lái theo điều kiện [Clause] A. Tính tổng phí bảo hiểm công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên.

Cách tính phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu như sau:

- Tính số tiền bảo hiểm:

+ Tổng giá FOB của lô hàng: 200 USD x 15.000 MT = 3.000.000 USD [C]

+ Tổng cước vận tải phải trả: 10 USD x 15.000 MT = 150.000 USD [F]

+ Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A, giả sử = 0,30%

+ Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí chính + phụ phí [nếu có]. Giả sử không tính phụ phí.

R = 0,30%

+ Quy đổi thành giá CIF [nếu có]:

CIF = [C + F]/[1-R] = 3.150.000/0,7 = 3.160.112 USD

+ Số tiền bảo hiểm = 110% CIF = 3.160.112 x 110% = 3.476.123 USD

- Tính phí bảo hiểm:

+ Phí hàng hoá = STBH x R = 3.476.123 USD x 0,32% = 11.123.59 USD

+ Phí tàu già [tỷ lệ phí tàu 25 tuổi, hàng rời là 0,125%]

Phí bảo hiểm = 3.476.123 USD x 0,125% = 4.345.15USD.

Ngoài cách tính trên, tổng số tiền phí bảo hiểm hàng hóa có thể được tính theo trị giá FOB, EX - WORK, CFR [CNF]...

Cần nắm rõ cách tính phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Cụ thể, công thức tính phí bảo hiểm hàng XNK các loại giá trên như sau:

  • Công thức tính phí bảo hiểm theo giá FOB [Free on Board]: Nếu người mua và người bán thỏa thuận giao hàng theo điều kiện giá này thì trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được giao qua lan can tàu. Trường hợp này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm. Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia theo 100% FOB hoặc 110% FOB.
  • Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá EX - Work là giá giao hàng tại xưởng [nhà máy] của người bán. Thỏa thuận giao hàng theo giá này thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc tại xưởng, người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm. Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% trị giá EX - Word hoặc 110% trị giá EX.
  • Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá CFR [CNF] Cost and Freight: Giá này bao gồm trị giá hàng hóa [FOB hoặc EX - Word] và cước phí. Nếu giao hàng theo giá này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm. Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% CFR [100% CNF] hoặc 110% CFR [110% CNF], hoặc nếu tham gia bảo hiểm theo giá CIF thì sẽ căn cứ vào CFR hoặc CNF để tính trị giá CIF.

Ví dụ 2:

Công ty B yêu cầu bảo hiểm cho lô hàng sắt thép nhập khẩu từ cảng của Nga về cảng Việt nam, với giá trị lô hàng là 20 triệu USD [đã có cước vận chuyển]. Hàng không xếp trong container được chở trên tàu đi biển đóng năm 2010 và yêu cầu bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm: A [mọi rủi ro]. Cách tính phí như sau:

- Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa = 0,5% + 0,02% = 0,52% [trong đó tỷ lệ phí chính = 0,5%, phụ phí tuyến châu Âu = 0,02%].

Theo công thức: CIF = [C+F] : [1 - R]

Ta có: 20.000.000 USD : [1 - 0,52%] = 20.104.543.62 USD, Phí bảo hiểm [I] = 20.104.543.62 USD x 0,52% = 104.543.62 USD.

+ Trường hợp mua bảo hiểm 110% thì tổng số tiền bảo hiểm bằng 110% * CIF [I = CIF x R x 110%].

+ Trường hợp đề nghị điều chỉnh giá trị bảo hiểm, như điều chỉnh giá FOB, CF, cước vận tải và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại số tiền bảo hiểm bằng hình thức cấp cho người mua bảo hiểm hàng hóa XNK một Giấy sửa đổi bổ sung:

+ Phần chênh lệch tăng: Thanh toán thêm phí bảo hiểm hàng hóa.

+ Phần chênh lệch giảm: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả phí bảo hiểm hàng hóa.

+ Trong mọi trường hợp cấp sửa đổi bổ sung đều không thu lệ phí bảo hiểm hàng hóa.

Bạn vẫn còn vướng mắc? Đăng ký ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay

Một số công ty cung cấp sản phẩm bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu. Dưới đây là một số công ty mà khách hàng có thể lựa chọn.

Bảo hiểm Bảo Long

Đối tượng bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu của Bảo Long là: Hàng hóa vận chuyển từ các quốc gia khác đến Việt Nam.

- Thủ tục tham gia bảo hiểm:

Để tham gia bảo hiểm, khách hàng vui lòng điền các thông tin liên quan đến lô hàng vào mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm và cung cấp các thông tin liên quan sau để công ty có thể chuẩn bị và gửi cho khách hàng bản chào phí bảo hiểm hoặc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm:

+ Hợp đồng mua bán [Sale Contract]

+ Tín dụng thư [Letter of Credit] nếu có

+ Vận đơn [Bill of Lading]

Thông tin chi tiết về sản phẩm này, khách hàng vui lòng xem TẠI ĐÂY

Bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu AAA

- Đối tượng bảo hiểm:

Hàng hóa các loại vận chuyển từ các quốc gia trên thế giới về Việt Nam bao gồm nhưng không giới hạn các loại hàng hóa sau:

  • Máy móc thiết bị, bộ phận cấu thành máy móc thiết bị, hàng thành phẩm, nguyên vật liệu dùng cho mục đích sản xuất hay tiêu dùng.
  • Hàng khô, hàng lỏng, hàng lạnh
  • Hàng đóng container, hàng nguyên chuyến, hàng chở rời không bao bì

- Phạm vi

Thiệt hại của hàng hóa được bảo hiểm là hậu quả trực tiếp của các sự cố:

  • Cháy, nổ, động đất, núi lửa phun, sét đánh, thời tiết xấu
  • Nước tràn vào hầm chứa hàng của phương tiện vận tải, hàng bị cuốn xuống biển
  • Đâm va chìm lật mắc cạn của phương tiện vận tải
  • Cướp biển, manh động, hành động ác ý
  • Hy sinh tổn thất chung, vứt hàng xuống biển
  • Các sự cố khác không bị loại trừ trong quy tắc bảo hiểm

- Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm phụ thuộc loại hàng hóa, tuổi của phương tiện vận chuyển, tình trạng bao gói, chằng lót hàng hóa, tuyến hành hải, lịch sử tổn thất,mức khấu trừ và một số yếu tố khác.

Một số công ty cung cấp bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa PTI

- Đối tượng bảo hiểm: Hàng hóa vận chuyển từ các nước trên thế giới về Việt Nam

- Phạm vi bảo hiểm:

  • Cháy, nổ
  • Tàu thuyền bị chìm, đắm, lật úp
  • Phương tiện vận chuyển trên bộ lật đổ, trật bánh, rơi
  • Phương tiện vận chuyển đâm va với bất cứ vật gì trừ nước
  • Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
  • Hy sinh tổn thất chung
  • Ném hàng khỏi tàu
  • Tổn thất chung & chi phí cứu hộ
  • Trách nhiệm đâm va hai bên cùng có lỗi
  • Động đất, núi lửa phun, sét đánh
  • Nước biển, sông, hồ tràn vào nơi chứa hàng
  • Tổn thất toàn bộ kiện hàng rơi khỏi tàu khi xếp dỡ
  • Hàng bị cuốn trôi xuống biển
  • Cướp biển
  • Manh động của thủy thủ đoàn
  • Các rủi ro khác [mất tích, giao thiếu hàng, mất cắp, vỡ, bể hàng]

Thông tin chi tiết về sản phẩm này, khách hàng vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

Bảo hiểm hàng hóa PJICO

Đây là một đơn vị bảo hiểm có tiếng trên thị trường cung cấp sản phẩm bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu.

Để nắm rõ những thông tin về sản phẩm này, khách hành tham khảo TẠI ĐÂY

Bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu Bảo Việt

Bảo Việt là cái tên uy tin trên thị trường bảo hiểm, với bảo hiểm hàng hóa, đây chính là lựa chọn uy tín của các doanh nghiệp.

Để biết rõ đối tượng cũng như phạm vi bảo hiểm và giá trị, khách hàng truy cập TẠI ĐÂY

Có thể thấy, tùy thuộc vào mặt hàng bạn nhập khẩu là gì thì sẽ có một mức phí bảo hiểm nhất định, nhưng dựa theo cách tính phí bảo hiểm ở trên thì bạn có thể tạm tính được tương đương số mà bạn dự tính phải trả cho công ty bảo hiểm, giúp bạn rất nhiều trong việc kiểm soát chi phí tăng thêm cho một lô hàng và chọn lựa một mức phí tốt nhất cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề