Tại sao lại nhức mắt

Nhức mắt là một triệu chứng thường gặp khi bạn thấy mỏi mắt và đau nhức. Một số người nhận định rằng họ chỉ muốn nhắm nghiền mắt và đi ngủ khi mắt bị nhức.

Đôi khi, nhức mắt có thể khiến bạn đau đầu hoặc thậm chí khiến bạn choáng váng. Hãy khám phá một vài nguyên nhân khác nhau của sự khó chịu này.

Yếu cơ thể mi

Nhức mắt là do nhiều nguyên nhân gây nên. Đầu tiên, bất kì khi nào bạn phải cố nhìn những vật ở gần thì cơ thể mi, một cơ ở bên trong mắt, sẽ bị thúc đẩy làm việc liên tục. Cơ thể mi là cơ tập trung và cho phép con người nhìn tập trung vào một điểm ở gần. Khi bạn tập trung nhìn vào một vật, cơ co và cho phép thủy tinh thể dày lên và tăng tổng lực của mắt.

Cơ ngoài nhãn cầu bị yếu

Một nhóm các cơ co lại khi nhìn vật ở gần là cơ ngoài nhãn cầu. Có 6 cơ ở mỗi bên mắt. Hai trong số đó là cơ thẳng trong, làm việc khá nhiều khi tập trung nhìn vào một vật ở gần. Để giữ hình ảnh ở trung tâm và tránh nhìn đôi, cơ thẳng trong khiến mắt hội tụ vào trong.

Một lần nữa, khi những cơ này co trong một thời gian dài, mắt sẽ cảm thấy nhức. Hoạt động khác khiến nhức mắt đó là nhìn qua nhìn lại trong một khoảng thời gian. Ví dụ, bạn đang copy một trang giấy đặt ở phía dưới và bạn phải nhìn lên nhìn xuống để gõ chữ trên máy tính.

Cử động liên tục của mắt cũng khiến bạn bị nhức mắt. Thêm nữa, nó liên quan đến trạng thái tâm lí của bạn. Nhìn lên xuống liên tục khiến não bộ mệt mỏi.

Bệnh bề mặt nhãn cầu

Nhức mắt cũng có thể do những thủ phạm khác. Nhiều người thường bị nhức mắt sau khi đọc sách lâu. Trong một số trường hợp, không phải do mắt phải làm việc nhiều gây nhức mà do khô mắt gây nên. Mỗi khi chúng ta tập trung vào máy tính hoặc chỉ đọc sách một thời gian dài, số lần chớp mắt giảm. Khi chúng ta không chớp mắt như thường lệ, nước mắt bôi trơn không được tái tạo. Khi mắt không được bôi trơn phù hợp, mắt sẽ mỏi và nhức.

Những vấn đề về thị lực không được sửa chữa

Một nguyên nhân khác gây nhức mắt là vấn đề về thị lực không được sửa chữa. Một vấn đề nhỏ không được chữa thường tệ hơn một vấn đề lớn về thị lực. Khi một người gặp vấn đề lớn về thi lực, thậm chí họ không cần cố gắng.

Họ thường từ bỏ và đến bác sĩ do họ không còn đủ chức năng. Khi vấn đề nhỏ về thị lực không được chữa, bạn thường bù bằng việc nheo mắt và cố gắng tập trung hơn. Cố để bù lại có thể dẫn đến co cơ và khiến bạn mệt mỏi vào cuối ngày.

Lóa mắt

Lóa mắt không chủ ý có thể gây nhức mắt. Lóa mắt là một hiện tượng do độ sáng tăng quá mức và không kiểm soát được. Đôi khi ánh sáng chói có thể làm suy nhược cơ thể. Nhiều nhà đầu tư dành nhiều tiền bạc để xây dựng nơi làm việc tuyệt vời cho công nhân. Tuy nhiên, họ hoàn toàn bỏ quên việc đặt đúng loại đèn với môi trường làm việc. Loại đèn phù hợp có thể tạo nên tất cả sự khác biệt trong năng suất của công nhân. Mặc dù kiểm soát bằng máy tính có chất lượng hơn những năm trước, ánh sáng huỳnh quang có thể gây lóa mắt. Hầu hết lóa mắt là do ánh sáng mặt trời khi lái xe và khi làm việc. Trên thực tế, nó có thể hạn chế tầm nhìn và gây nguy hiểm.

Thông tin thêm trong bài viết: 8 nguyên nhân có thể gây giật mí mắt 

Theo verywell
Viện y học ứng dụng Việt Nam

Trang chủCác tình trạng mắtTình trạng mắt từ A-Z

Mắt nóng rát có thể do một vài nguyên nhân, từ đơn giản đến phức tạp, và cảm giác nóng rát có thể xảy ra kèm hoặc không kèm triệu chứng như ngứa, đau mắt, chảy nước mắt hoặc dịch tiết.

Thông thường, mắt nóng rát là do những ảnh hưởng không thể tránh được từ môi trường, chẳng hạn như gió mạnh hoặc lượng phấn hoa cao. Tuy nhiên, những cảm giác tương tự có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt phải chăm sóc y tế.

Để chọn phương pháp điều trị phù hợp, điều quan trọng là trước tiên phải xác định được nguyên nhân [hoặc các nguyên nhân] gây ra mắt nóng rát.

Nguyên nhân gây ra mắt đau nhức

Đôi khi, thật dễ để cho biết nguyên nhân gây ra mắt nóng rát là gì. Ví dụ: mắt bạn có thể nóng rát nếu có hóa chất thâm nhập, chẳng hạn các thành phần của dầu gội đầu, clo từ hồ bơi hoặc kem chống nắng. Những chất kích ứng thường gặp khác mà có thể khiến mắt bạn nóng rát bao gồm đồ trang điểm, kem dưỡng ẩm da, xà phòng và các sản phẩm làm sạch.

Đeo kính áp tròng trong thời gian dài cũng có thể khiến mắt bạn nóng rát.

Mắt nóng rát cũng có thể bắt nguồn từ các chất kích ứng từ môi trường như sương khói, khói thuốc, bụi, nấm mốc, phấn hoa hoặc lớp sừng của vật nuôi. Nếu bạn dị ứng với bất kỳ chất nào trong số những chất này, mắt bạn thậm chí còn có nhiều khả năng bị nóng rát hơn. Tuy nhiên, ngay cả không khí "sạch" cũng có thể khiến mắt bạn nóng rát, nhất là khi trời đặc biệt nóng, lạnh hoặc khô.

Mặc dù khi bị vật gì đó thâm nhập vào trong mắt khiến mắt nóng rát, tuy nhiên, mắt nóng rát đôi khi là dấu hiệu của một tình trạng mắt nghiêm trọng. Ví dụ: các tình trạng như hồng ban mắt, mắt khô và viêm bờ mi có thể gây ra các triệu chứng mắt nóng rát.

Trong thực tế, bất cứ thứ gì gây viêm đều có thể tạo ra cảm giác nóng rát. Dị ứng mắt, cũng như nhiễm trùng mắt do vi khuẩn và vi-rút, có thể gây viêm dẫn đến mắt nóng rát. Ngay cả cúm hay cảm lạnh thông thường cũng có thể khiến mắt nóng rát.

Trong những trường hợp hiếm gặp, mắt nóng rát có thể là dấu hiệu của một tình trạng đe dọa đến tính mạng hoặc tình trạng thị lực nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng bồ đào hoặc viêm tổ chức hốc mắt.

Thông thường, mắt nóng rát xảy ra kèm theo các triệu chứng khác giúp bác sĩ mắt của bạn lần ra manh mối về nguyên nhân gốc rễ gây ra khó chịu. Ví dụ: khi mắt nóng rát xảy ra kèm theo ngứa thì đó có thể là dấu hiệu của dị ứng; hoặc nếu mắt bạn nóng rát và tiết dịch, thì đó có thể là nhiễm trùng.

Cách làm dịu khi mắt nóng rát

Nếu một sản phẩm dùng trong sinh hoạt thâm nhập vào mắt và gây ra nóng rát, điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra nhãn sản phẩm để biết hướng dẫn cụ thể. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ có thể rửa mắt một cách an toàn để giảm bớt cảm giác nóng rát.

Ví dụ: trẻ em và người lớn thường để kem dưỡng da thâm nhập vào mắt ở những tháng ấm hơn. Mặc dù cảm giác nóng rát hoặc đau nhức có thể ở mức đáng kể lúc ban đầu, tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng giảm sau khi bạn dùng nước sạch để rửa mắt nhẹ nhàng.

Nếu bạn bị dị ứng, bác sĩ [GP] của bạn có thể kê một số thuốc nhỏ mắt cụ thể có thể giảm thiểu nóng rát mà bạn có thể thường gặp phải vào mùa dị ứng. Những thuốc nhỏ mắt này khác với các loại thuốc dị ứng dạng uống mà đôi khi có thể khiến mắt nóng rát do chúng làm cho mắt khô.

Nếu bạn đang dùng thuốc dị ứng, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn tin là khiến cho mắt nóng rát, đảm bảo là bạn trao đổi những băn khoăn đó với chuyên gia chăm sóc mắt trước khi ngừng sử dụng.

Thường có thể làm dịu mắt nóng rát do tình trạng mắt khô gây ra bằng cách sử dụng thường xuyên thuốc nhỏ mắt bôi trơn [còn gọi là nước mắt nhân tạo]. Khi chọn một nhãn hiệu nước mắt nhân tạo, hãy cân nhắc loại không chứa chất bảo quản — đặc biệt là khi bạn dự định sử dụng thuốc nhỏ mắt một cách thường xuyên. Nếu cảm giác khó chịu không hết, hãy cho chuyên gia chăm sóc mắt của bạn biết, vì có các phương pháp điều trị khô mắt khác có thể hiệu quả hơn và cũng giúp làm dịu mắt nóng rát của bạn.

Nhẹ nhàng chườm mát lên mí mắt đang nhắm lại cũng có thể giúp làm dịu mắt nóng rát.

Khi nào cần thăm khám chuyên gia chăm sóc mắt

Nếu mắt nóng rát kèm đau hoặc nhạy cảm quá mức với ánh sáng, hoặc nếu bạn có dịch tiết mắt, mắt mờ, triệu chứng ruồi bay trước mắt hoặc triệu chứng thấy chớp lóe, song thị hoặc các triệu chứng không ngờ khác, hãy liên hệ với chuyên gia chăm sóc mắt ngay để được chăm sóc ngay lập tức.

Ngay cả khi không có bất kỳ trong số những triệu chứng thêm này thì bạn cũng nên liên hệ với chuyên gia chăm sóc mắt nếu mắt của bạn tiếp tục nóng rát quá vài ngày.

Trang được xuất bản trong Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Trang được cập nhật trong Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

Đau đầu là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên đầu. Một số loại đau đầu có thể gây đau ở một hoặc hai mắt. Tình trạng đau đầu nhức mắt này có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng và khó chịu ở mắt. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn bị đau đầu nhức mắt và làm sao để điều trị tình trạng này? Mời bạn tham khảo bài viết của nhãn hàng Hapacol sau đây.

1. Những nguyên nhân gây đau đầu nhức mắt

Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu thường gây đau đầu nhức mắt trong vài giờ, thậm chí vài ngày. Đau nửa đầu có thể trở nên nghiêm trọng đến mức có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Mối liên quan giữa đau nửa đầu và nhức mỏi mắt

Ngoài ra, các triệu chứng đau nửa đầu gồm:

  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau mắt
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Yếu đuối
  • Nôn
  • Suy giảm thị lực
  • Thay đổi tâm trạng

Đau đầu căng thẳng

Loại đau đầu phổ biến thường nhất chúng ta hay mắc là đau đầu căng thẳng hay còn gọi là đau đầu kéo dài. Bạn có thể bị đau đầu căng thẳng theo từng cơn, từ 1-2 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, bệnh có thể trở thành mãn tính và kéo dài 15 ngày mỗi tháng. 

Đau đầu nhức mắt là triệu chứng phổ biến của đau đầu căng thẳng. Ngoài ra, bạn còn có cảm giác thắt chặt hoặc áp lực xung quanh trán. Các triệu chứng khác liên quan đến dạng đau đầu này bao gồm:

  • Đau đầu âm ỉ
  • Đau da đầu
  • Đau cổ và trán

Mỏi mắt

Một số trường hợp đau đầu nhức mắt là triệu chứng của các vấn đề về thị lực. Chứng mỏi mắt khi nhìn chằm chằm vào màn hình tivi hoặc máy tính có thể kích thích quá mức não bộ, gây đau đầu.

Sử dụng máy vi tính có thể khiến bạn đau đầu

Thật khó để tưởng tượng một cuộc sống hiện đại mà không có máy vi tính vì nó là một nhu cầu thiết yếu hàng ngày để kiểm tra email, hoàn thành các công việc và cả học tập, giải trí. Nhưng việc này lại gây ra những tác hại…

Các tình trạng mắt khác có thể gây đau đầu nhức mắt bao gồm:

  • Viêm màng cứng hoặc viêm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tròng trắng mắt
  • Viêm dây thần kinh thị giác
  • Bệnh Graves – một rối loạn tự miễn
  • Bệnh tăng nhãn áp, một bệnh về mắt ảnh hưởng đến thần kinh thị giác

Đau đầu chuỗi [từng cụm]

Mặc dù đau đầu từng cụm không phổ biến bằng đau đầu căng thẳng, nhưng nó cũng gây đau đầu nhức mắt cùng các triệu chứng nghiêm trọng khác như: 

  • Mắt đỏ
  • Mắt sưng
  • Chảy nước mắt quá nhiều

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm hoặc tắc nghẽn các biểu mô lót trong xoang. Bệnh có thể gây đau đầu giống như một phản ứng với nghẹt mũi, kết hợp với nhức mắt.

Ngoài ra, bạn có thể có các triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi
  • Đau ở răng hàm trên
  • Mệt mỏi
  • Đau hơn khi bạn nằm xuống

2. Những yếu tố nguy cơ bùng phát cơn đau

Tùy vào từng loại đau đầu, các yếu tố kích hoạt sẽ khác nhau, bao gồm:

  • Sử dụng rượu
  • Đói
  • Tiếp xúc với mùi nước hoa mạnh
  • Âm thanh ồn 
  • Ánh đèn sáng
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thiếu ngủ
  • Căng thẳng cảm xúc
  • Nhiễm trùng

3. Điều trị đau đầu nhức mắt [đau nhức ở đuôi mắt phải hoặc trái]

Để cải thiện tình trạng đau đầu, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến, chẳng hạn như paracetamol [Hapacol] và ibuprofen. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị các cơn đau đầu

Trong trường hợp đau đầu nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống trầm cảm. Lối sống lành mạnh có thể c cải thiện các triệu chứng đau đầu bao gồm:

  • Tập thể dục hàng ngày
  • Tránh hoặc giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn
  • Tránh hoặc hạn chế sử dụng rượu
  • Cai thuốc lá
  • Tránh dùng caffeine

Các cách giảm đau đầu đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Hầu hết ai cũng từng trải qua cảm giác đau đầu vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau có thể có những biểu hiện rất đa dạng, từ đau âm ỉ đến dữ dội, đau ở một bên đầu hay xung quanh đầu, rối loạn thần kinh… Thế nhưng,…

Nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi thực hiện các phương pháp điều trị này hoặc nếu bạn bắt đầu gặp các triệu chứng bất thường kết hợp với đau đầu, hãy đi cấp cứu ngay. Đây có thể là dấu hiệu của vấn đề tầm nhìn nghiêm trọng hơn hoặc một vấn đề y tế cần được điều trị.

Nguồn tham khảo:

What You Need to Know About Eye Pain. //www.healthline.com/health/eye-pain

Eye pain: Is it an emergency? //www.allaboutvision.com/conditions/eye-pain.htm

Video liên quan

Chủ Đề