Tại sao ngành công nghệ thông tin lại thiếu nhân lực

Dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin vẫn được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới và việc tuyển dụng sẽ rất khó khăn.

Nhân lực ngành công nghệ thông tin vẫn tăng cao trong thời gian tới. Ảnh: TTXVN

Các báo cáo nghiên cứu thị trường lao động lĩnh vực công nghệ thông tin [IT] công bố gần đây đều chung dự báo nhu cầu nhân lực lĩnh vực này vẫn sẽ tăng cao vài năm tới do yêu cầu chuyển đổi số.

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội [Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội], trong bối cảnh dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin được đánh giá chưa bao giờ giảm nhiệt. Lĩnh vực công nghệ vẫn có xu hướng tuyển dụng lớn và thường xuyên, ở một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: kỹ sư, lập trình viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tuyển dụng, do vậy khá nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch tuyển dụng lâu dài nhằm tìm kiếm những ứng viên tiềm năng. Mức lương doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao động trong lĩnh vực này chủ yếu từ 7 – 9 triệu đồng/tháng, chiếm 43,75%; trên 15 triệu đồng/tháng, chiếm 25%.

Theo khảo sát của Công ty Navigos Search, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng, tuy nhiên tập trung vào nhân sự chất lượng cao với các công nghệ cập nhật nhất, nhằm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.

Còn theo báo cáo thị trường của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Đáng chú ý là hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người.

Trước sự thiếu hụt nghiêm trọng nhân sự trong ngành IT, 100 đại diện doanh nghiệp, đơn vị đào tạo phi truyền thống lĩnh vực này đã cùng ký cam kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng số do FUNiX tổ chức mới đây.

TS. Nguyễn Thành Nam - Founder FUNiX cho biết, các công việc trong ngành tăng trưởng tới 47% những năm qua, nhưng các đơn vị đào tạo chính thống về công nghệ thông tin chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu thực tế. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo phi truyền thống là hướng đi đúng đắn giúp lấp đầy khoảng trống nhân sự, cũng là khoảng trống của những cơ hội trong ngành IT mà Việt Nam cần.

Trong các lĩnh vực công nghệ giàu tiềm năng như Mobile Game, Blockchain, IoT, AI…, các chuyên gia đều đánh giá Việt Nam có đủ tiềm năng và cơ hội để cạnh tranh trên thị trường thế giới, thậm chí là cái nôi cung cấp nguồn nhân sự giỏi cho thế giới.

Ông Huy Nguyễn, đại diện CTO KardiaChain cho rằng, Việt Nam đang đứng trước một vận hội lớn với blockchain [công nghệ chuỗi khối] khi đang ở cùng vạch xuất phát về blockchain với thế giới, có được sự quan tâm của toàn xã hội và hành lang pháp lý tốt. Còn ông Vũ Hồng Chiên, Giám đốc QAI FPT Software cũng thể hiện lạc quan về tiềm năng ngành AI tại Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi hướng tới đưa Quy Nhơn thành thung lũng AI của thế giới vào năm 2025.”

Cung cấp góc nhìn ở lĩnh vực game, ông Phạm Quân, CEO Onesoft khẳng định hiện Việt Nam đã có vị trí nhất định trong ngành lập trình game. Năm 2021, Việt Nam đã có những game studio thuộc top 15 studio toàn cầu, sánh ngang với những tên tuổi như Microsoft, Facebook... Trong 10 game studio đứng đầu Đông Nam Á và Thái Bình Dương thì có 5 game studio là của người Việt.

Để tận dụng được “vận hội” và những tiềm năng đó, cần sự liên minh giữa các doanh nghiệp, đơn vị để chung tay đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin. Ông Hùng Trần, nhà sáng lập STEAM for Vietnam lại nhấn mạnh ý nghĩa của việc đào tạo công nghệ thông tin từ lứa tuổi học sinh để xây dựng nhân sự vững chắc cho tương lai. Thực tế, STEAM for Vietnam đã triển khai những lớp học 5.000 học sinh mỗi buổi, với chương trình học tiên tiến cùng đội ngũ giảng viên là chuyên gia Việt từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu dạy cho trẻ em Việt Nam khắp mọi miền.

Với giải pháp đào tạo cá thể hóa theo FUNiX Way, ông Hoàng Việt Thắng, đại diện Tổ chức Giáo dục Trực tuyến FUNiX chia sẻ: Có thể phổ cập CNTT từ chính thực tế hơn 10.000 sinh viên tại đây. Từ những người ngoài ngành, những người chưa từng học công nghệ thông tin đã chuyển nghề thành công với lập trình; hay hành trình học IT sớm của học sinh phổ thông. Phương thức học FUNiX Way đang giúp hành trình học IT trở nên thuận lợi hơn, từng bước đáp ứng số lượng và chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp./.

Theo baotintuc.vn

Chia sẻ với VTC News, chuyên gia công nghệ thông tin, PGS- TS Phạm Quang Hà cho biết, dự báo trong năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người.

Nhân lực trong ngành CNTT đang thiếu hụt nghiêm trọng, tạo thách thức lớn đối với doanh nghiệp. [Ảnh minh họa]

“Sự thiếu hụt này xuất phát từ chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên [chiếm gần 30%] trong tổng số 55.000 cử nhân chuyên ngành CNTT đáp ứng được đòi hỏi mà doanh nghiệp đề ra”, ông Phạm Quang Hà nói.

Cũng lý giải nguyên nhân khiến nhân sự ngành công nghệ thiếu trầm trọng trong những năm gần đây, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, bản thân những người giỏi công nghệ thường không có tâm lý làm thuê cho doanh nghiệp mà xin đi làm chỉ để trải nghiệm, sau đó dễ dàng bị thu hút bởi các doanh nghiệp khác hoặc đứng ra thành lập doanh nghiệp cho riêng mình, theo đuổi những start up mới.

“Muốn thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần từ 10-20 nhân sự nên dẫn đến việc doanh nghiệp công nghệ thiếu càng thêm thiếu”, ông Doanh nói.

Trong khi đó, không ít các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp FDI đã và đang đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng kinh doanh. Do đó, họ rất cần nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin để làm việc.

Thậm chí, theo TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT trường Đại học FPT, những năm gần đây, không chỉ Việt Nam thiếu hụt nhân sự CNTT mà các doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng gặp tình trạng tương tự. Bởi vậy gần đây, nhiều doanh nghiệp từ Singapore, Mỹ, châu Âu, đặc biệt là Bắc Âu, đã tham gia tuyển dụng nhân sự chất lượng cao tại Việt Nam để làm việc từ xa.

"Họ trả lương cho những nhân sự ngồi tại Việt Nam như những lao động làm việc trực tiếp. Điều này mang lại cơ hội cho các bạn trẻ nhưng lại là thách thức cho các doanh nghiệp và các nhà trường, cơ sở đào tạo", ông Tùng nói.

Ông Vũ Đức Sơn, Giám đốc các dự án phần mềm Y tế [Viettel cáp quang], thông tin, bên cạnh việc một bộ phận sinh viên ra trường làm không đúng chuyên ngành đào tạo thì sự cạnh tranh gay gắt cũng dẫn đến việc tuyển dụng một nhân sự CNTT chất lượng cao của các doanh nghiệp công nghệ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi đưa ra mức lương cao cũng không tìm được người thích hợp.

“Do đó, nhiều công ty đã phải chuyển hướng sang những sinh viên mới ra trường, hoặc nhân sự có trình độ thấp hơn để đào tạo lại mới có thể bắt tay vào công việc”, ông Sơn nói.

Anh Lưu Quốc Thiện, chuyên gia công nghệ về Phần mềm quản lý bán hàng cukcuk, Công ty Misa cho rằng, nhân sự ngành công nghệ thông tin cơ bản không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch COVID-19, do khả năng làm việc trực tuyến trong ngành ngày càng cao hơn.

“Đặc biệt, với xu thế chuyển đổi số ở các doanh nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực cần thiết để làm các công việc chuyển đổi số rất lớn. Vì thế, sự thiếu hụt nhân sự trong ngành công nghệ thông tin cơ bản là do nhu cầu của thị trường tăng cao trong hơn 2 năm qua, nhất là nhân sự làm được việc, nhân sự chất lượng cao và nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp công nghệ”, anh Thiện nhấn mạnh.

Mức lương chưa đáp ứng nhu cầu

Theo các chuyên gia công nghệ, nhân sự CNTT do thiếu và hiếm nên luôn có nhu cầu lương bổng cao, tương ứng với năng lực, đóng góp của họ.

Theo khảo sát, những vị trí như Giám đốc công nghệ có trên 5 năm kinh nghiệm có thể nhận mức lương từ 30-60 triệu đồng, ngay cả lương kỹ sư mới ra trường ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo [AI] cũng khởi điểm ở mức 1.000 - 2.000 USD/tháng.

“Cá biệt, một số vị trí có kinh nghiệm từ 5 năm như kiến trúc sư phầm mềm/giải pháp; kỹ sư phần mềm; kỹ sư dữ liệu có thể nhận được mức lương cao nhất lần lượt đến 120 triệu, 100 triệu và 80 triệu đồng mỗi tháng”, một Giám đốc doanh nghiệp công nghệ AI tại TP.HCM cho biết.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được yêu cầu đó, vì vậy, việc tuyển nhân sự, đặc biệt là nhân sự giỏi ngành CNTT càng khó thực hiện hơn, trong bối cảnh nguồn cung luôn luôn thiếu.

Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi đầu vào đã được cải thiện thì doanh nghiệp vẫn cần thay đổi cái nhìn về nhân sự CNTT, để có chế độ hấp dẫn hơn, để thu hút, giữ chân người tài. Mặt khác, khi chế độ lương thưởng ngày càng nâng cao, tạo mặt bằng mới thì chắc chắn sẽ dần dần kích thích nguồn cung tăng lên theo thời gian.

Nhân sự CNTT kén chọn công việc

Trong lúc sinh viên các ngành khác như du lịch, quản trị…đang gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm việc làm do dịch bệnh COVID-19 đã tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp du lịch, khách sạn lưu trú, thì những sinh viên ngành CNTT lại được nhiều nơi săn đón. Chính điều này khiến họ trở nên kén chọn khi tìm việc, có tâm lý ít gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Hà Quý Dũng, một sinh viên năm cuối chia sẻ: “Tôi học chuyên ngành Logistics nhưng lại rất đam mê công nghệ nên đã tự tìm hiểu và học hỏi. Sau khi cảm thấy có đủ năng lực về IAP và Blockchain, tôi đã tự ứng tuyển mình với nhiều công ty công nghệ khác nhau và được nhận, tuy nhiên hiện tại tôi chưa quyết định là mình sẽ làm ở đâu”, Dũng nói.

Nguyên nhân là Dũng chưa chọn được công ty có môi trường công nghệ thực sự chuyên nghiệp, để có thể nâng cao năng lực cũng như sức cạnh tranh của mình.

Cũng như Dũng, dù đang làm việc tại doanh nghiệp trong nước nhưng nhiều bạn trẻ vẫn nuôi dự định ứng tuyển vào các công ty nước ngoài tại Việt Nam, thậm chí là những doanh nghiệp ngoại xuyên biên giới với nhiều tiềm năng phát triển hơn. 

Làm nhân viên SEO [tối ưu hóa công cụ tìm kiếm] một công ty công nghệ tại Yên Hoà [Cầu Giấy, Hà Nội] sau 3 năm, anh Nguyễn Tuấn Huy đã quyết định tự đi trên đôi chân của mình bằng xin nghỉ việc và bắt đầu “Start-up” từ tháng 2/2021.

“Trong lúc làm việc, tôi đã bỏ ra một nửa thu nhập của mình để học tập các kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực của mình. Hiện tại tôi đang là đối tác của Amazon và một vài sàn thương mại điện tử xuyên quốc gia khác có cung cấp hình thức kiếm tiền qua Affiliate [tiếp thị liên kết]”, anh Huy cho biết.

Start-up của chàng trai 32 tuổi này đến hiện tại có thể nói là thành công khi mang về cho anh nguồn thu nhập trên dưới 5.000 USD/tháng [khoảng 100 triệu đồng], một con số đáng mơ ước của nhiều sinh viên ngành CNTT.

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Quý, Trưởng Phòng Phát triển phần mềm Công ty Hợp Nhất chia sẻ, hầu hết các bạn sinh viên CNTT mới ra trường hiện nay đều quan tâm đến mức lương, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ. Họ không ngại bày tỏ sự so sánh các công ty với mong muốn tìm được cho mình công việc tốt nhất. Chính vì thế, mặc dù đã và đang tuyển nhân viên công nghệ 2 năm nay, liên tục phỏng vấn nhưng công ty ông Quý vẫn chưa hoàn thiện được nhân sự mảng CNTT.

Còn ông Hoàng Tuấn Dũng, trưởng phòng Công nghệ phần mềm tại một công ty liên doanh ở Hà Nội cho biết, ngay cả khi tuyển được nhân sự thì cũng chưa chắc giữ được những nhân sự này lâu dài.

“Khi đã đạt đến độ “chín” trong nghề, thường là sau 3-5 năm làm việc, lao động ngành CNTT tin thường có tư tưởng khởi nghiệp riêng để chứng tỏ mình. Điều này càng làm cho nguồn lao động trong lĩnh vực này thiếu hụt”, ông Dũng nói.

PHẠM DUY - CÔNG HIẾU

Video liên quan

Chủ Đề