Tại sao nước mưa không mặn

  • Dân Trí
  • Khoa học - Công nghệ
Thứ bảy, 19/10/2019 - 05:26

Khoa học cùng với bé: Vì sao nước biển có vị mặn?

Dân trí

2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là nước và 97% diện tích là nước này là nước biển và có vị mặn.

Chỉ có 3% diện tích mặt nước là nước ngọt, 2% trong số 3% này là nước đóng băng ở các vùng băng giá hoặc nằm trong đất, chỉ có 1% là nước ngọt ở các sông, suối, hồ, ao. Phần nước ngọt ít ỏi này lại đóng vai trò quan trọng để giải thích được vì sao nước biển có vị mặn.

Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất hoạt động nhờ ánh nắng Mặt Trời: nước biển bay hơi lên trời thành mây, mây ngưng tụ thành mưa rơi xuống mặt đất, ngấm ra suối, sông đổ ra biển rồi lại bay hơi.

Mưa a-xít nhẹ

Mưa rơi xuống mặt đất không phải là nước tinh khiết mà chứa một lượng nhỏ các hóa chất gọi là carbon dioxide và sulphur dioxide, các chất này ngấm vào mưa khi mưa còn ở trên không trung.

Các chất hóa học này làm cho mưa có tính a-xít nhẹ, không đủ để ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Khi mưa rơi xuống đất, a-xít này có thể hòa tan một lượng nhỏ các muối khoáng trong các tảng đá, ví dụ như sodium và chloride, làm cho hai chất này hòa lẫn vào nước.

Sodium chloride hay gọi thông thường là muối là loại muối chính trong nước biển và cũng là muối chúng ta ăn hàng ngày. Nước mưa mang theo muối ngấm vào đất rồi ra suối, sông và cuối cùng là ra biển.

Nước suối có mặn không?

Nếu suối, sông cũng mang theo muối đã hòa tan thì tại sao nước suối, sông lại không mặn như nước biển? Trên thực tế, nước sông suối chỉ mang một lượng muối rất nhỏ, còn muối ở biển đã được tích tụ từ nhiều tỉ năm khiến cho nước biển chứa lượng muối nhiều gấp khoảng 300 lần so với nước sông. Bạn có thể hình dung thế này: một lít nước biển chứa 35 gram muối, còn một lít nước ngọt chỉ chứa 0,5 gram muối.

Muối cũng có thể xâm nhập vào nước biển qua các dòng nước nóng chảy dưới đáy biển hoặc từ các núi lửa phun trào rơi xuống biển.

Chênh lệch độ mặn

Muối luôn trôi từ đất liền ra biển, vì thế bạn có thể cho rằng biển ngày càng trở nên mặn hơn, nhưng thực tế là một phần muối biển được các loài tảo và động vật sống ở biển hấp thụ vào cơ thể, một phần lắng xuống đáy biển. Vì thế muốn đổ vào biển luôn cân bằng với muối được hấp thụ.

Ngoài ra, độ mặn ở mỗi vùng biển một khác. Ở những nơi ấm áp, hay vùng nhiệt đới, nước biển bay hơi nhiều hơn, vì thế nước biển mặn hơn. Càng về gần hai cực của Trái Đất, nước biển càng được hòa trộn với nước tan ra từ băng nên nước càng nhạt hơn. Điều này hoàn toàn tự nhiên. Nhưng trong tương lai, độ mặn nước biển có thể sẽ tăng lên do biến đổi khí hậu. Khí hậu ấm nóng hơn có thể gây ra nhiều mưa hơn, băng ở hai cực tan chảy nhiều hơn và nước bay hơi nhiều hơn ở bán cầu Nam. Những yếu tố này sẽ làm thay đổi độ mặn của nước biển.

Nước càng mặn thì càng đặc và nặng, kết hợp với điều kiện nhiệt độ tăng, dòng nước chuyển động trên các đại dương cũng sẽ bị ảnh hưởng, và như vậy thì toàn bộ sự sống trên hành tinh cũng bị ảnh hưởng theo, chứ không chỉ các sinh vật biển.

Phạm Hường

Theo The conversation

Sự kiện: Khoa học cùng với bé
  • Khoa học cùng với bé: Các ngôi sao được tạo ra như thế nào?

  • Khoa học cùng với bé: Trạm vũ trụ quốc tế [ISS] lớn cỡ nào?

  • Khoa học cùng với bé: Vết thương lành lại như thế nào?

  • Khoa học cùng với bé: Vì sao chân, tay bị nhăn khi ngâm lâu trong nước?

  • Khoa học cùng với bé: Toán học được phát minh như thế nào?

Từ khóa:
  • Nước biển

Đáng quan tâm
  • Mặt Trăng có đủ oxy cho hàng tỷ người sống trong 100.000 năm

    [Dân trí]- Bằng những cách sử dụng tài nguyên không gian một cách hiệu quả, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo dưỡng khí để sinh sống trên Mặt Trăng.
    Khoa học - Công nghệ Thứ Năm 11/11/2021 - 12:02
  • Ở vùng nước mặn nhất thế giới xác chim chết từ lâu nhưng không phân hủy

    [Dân trí]- Với độ mặn còn cao hơn cả Biển Chết, đây cũng là vùng nước mặn nhất thế giới tới mức chết chóc.
    Du Lịch Thứ Ba 07/12/2021 - 10:24
  • Phá kỷ lục về điểm đóng băng cuối cùng của nước

    [Dân trí]- Các nhà khoa học tại Đại học Houston vừa phá kỷ lục về điểm đóng băng của nước, đồng thời khám phá ra ý nghĩa to lớn của điều này trong các hệ thống năng lượng và hàng không.
    Khoa học - Công nghệ Thứ Hai 13/12/2021 - 06:30
  • Bay vào vũ trụ không có đồ bảo hộ, điều gì sẽ xảy ra?

    [Dân trí]- Hãy tưởng tượng bạn là một phi hành gia đang khám phá những khoảng không gian rộng lớn trên tàu vũ trụ, nhưng bỗng nhiên bị văng ra bên ngoài mà không mặc trên người bộ đồ bảo hộ. Điều gì sẽ xảy ra?
    Khoa học - Công nghệ Thứ Ba 16/11/2021 - 15:56
  • Dòng suối lạ cứ 15 phút lại ngừng chảy một lần

    [Dân trí]- Một dòng suối ở Mỹ khiến nhiều người tò mò bởi sự "bất thường" của nó do dòng nước cứ chảy 15 phút lại ngừng bằng đó thời gian rồi lại tiếp tục chu kỳ như ban đầu.
    Du Lịch Thứ Năm 09/12/2021 - 07:28
  • Hé lộ bí ẩn về dòng suối bốc mùi bia nồng nặc

    [Dân trí]- Suốt một thời gian, hiện tượng dòng suối nhỏ trên hòn đảo nhiệt đới Hawaii [Mỹ] có mùi bia nồng nặc chưa được giải đáp. Nhưng mới đây, những bí mật xung quanh đã được hé lộ.
    Du Lịch Thứ Hai 22/11/2021 - 06:25
  • Jordan chật vật thu hút khách khi Biển Chết "lâm nguy"

    [Dân trí]- Khi Biển Chết đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất, Jordan đang nỗ lực bảo tồn vùng biển quý giá, đồng thời đầu tư khai thác những yếu tố mới nhằm cứu vãn ngành du lịch đang lao dốc.
    Thế giới Chủ nhật 21/11/2021 - 22:15
  • Tìm hiểu hồ và ao khác nhau thế nào trong 3 phút

    [Dân trí]- Cùng là các vùng chứa nước ngọt trên cạn, song sự khác biệt giữa hồ và ao là gì?
    Khoa học - Công nghệ Thứ Hai 06/12/2021 - 06:34
  • Tìm thấy bằng chứng nhiễm độc thủy ngân ở người hơn 5.000 năm trước

    Theo một nghiên cứu mới đây, bằng chứng sớm nhất về nhiễm độc thủy ngân đã được tìm thấy trong bộ xương người 5.000 năm tuổi được chôn cất ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
    Khoa học - Công nghệ Thứ Ba 23/11/2021 - 11:22
Mới nhất
  • "Taxi 6 chỗ" bay vào vũ trụ được giới thiệu tại CES 2022

    [Dân trí]- Với sức chứa gồm 6 phi hành đoàn, tàu không gian Dream Chaser sẽ hiện thực hóa giấc mơ chở người vào không gian, qua đó chính thức đặt chân vào cuộc đua du lịch vũ trụ.
    Khoa học - Công nghệ 1 giờ trước
  • Kinh ngạc trước khả năng lái xe của cá vàng

    [Dân trí]- Con cá vàng "lái" phương tiện POV theo đúng hướng mà chúng mong muốn trước sự kinh ngạc của người xem.
    Khoa học - Công nghệ 21 giờ trước
  • Thí nghiệm chứng minh 21,3 gram là trọng lượng của linh hồn

    [Dân trí]- Thí nghiệm của MacDougall được công bố khiến nhiều người hoài nghi và nhà khoa học bác bỏ. Song nó vẫn là bằng chứng duy nhất cho tới nay chứng minh được trọng lượng của linh hồn.
    Khoa học - Công nghệ 23 giờ trước
  • Thiếu cảnh giác, lợn rừng "ngây thơ" trả giá bằng tính mạng

    [Dân trí]- Thấy đồng loại bỏ chạy, lợn rừng ngớ người còn chưa kịp hiểu điều gì thì đã nằm gọn trong móng vuốt của sư tử.
    Khoa học - Công nghệ Thứ Sáu 07/01/2022 - 07:22
  • "Mặt trời nhân tạo" trị giá 1 nghìn tỷ USD của Trung Quốc

    [Dân trí]- Mô hình lò phản ứng nhiệt hạch được thử nghiệm có thể giúp khai thác năng lượng sạch gần như vô hạn, với độ nóng gấp 5 lần Mặt Trời.
    Khoa học - Công nghệ Thứ Sáu 07/01/2022 - 07:19
  • Sao chổi hiếm có lóe sáng rực rỡ trên bầu trời trước khi biến mất mãi mãi

    [Dân trí]- Sao chổi xuất hiện như một vệt sáng đầy màu sắc, phóng ngang qua bầu trời và đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng của nó từ góc nhìn trên Trái Đất.
    Khoa học - Công nghệ Thứ Năm 06/01/2022 - 06:47
  • Khoa học cảnh báo thảm họa "Icemageddon" kèm theo thời tiết khắc nghiệt

    [Dân trí]- Thời tiết khắc nghiệt diễn ra nhiều ngày ở bang Alaska [Mỹ] kéo theo nhiệt độ thấp kỷ lục và những trận mưa như trút nước đã khiến các nhà chức trách cảnh báo về "Icemageddon".
    Khoa học - Công nghệ Thứ Tư 05/01/2022 - 17:02
  • Tiểu hành tinh cỡ tháp Eiffel từng suýt đâm vào Trái Đất trước dịp năm mới

    [Dân trí]- Tiểu hành tinh được phân loại vào hàng ngũ "có khả năng nguy hiểm" đã bay sượt qua Trái Đất trong những ngày cuối năm 2021.
    Khoa học - Công nghệ Thứ Tư 05/01/2022 - 11:23
  • Cua khổng lồ dài 1 mét tấn công khách du lịch ở Australia

    [Dân trí]- Con cua dừa bẻ gãy chiếc gậy chơi golf của người đàn ông trên Đảo Christmas, Australia trong một khoảnh khắc ngỡ ngàng của những người xung quanh.
    Khoa học - Công nghệ Thứ Tư 05/01/2022 - 06:47
  • "Bóng ma sa mạc" đang ăn thủng tầng Ozone, làm địa cầu "khó thở"?

    Bụi sa mạc - mịn và có khả năng vươn cao lên bầu trời như những bóng ma - có khả năng phá hủy nhiều chất gây ô nhiễm, nhưng cũng âm thầm gây những tác động đáng sợ.
    Khoa học - Công nghệ Thứ Tư 05/01/2022 - 06:37

Video liên quan

Chủ Đề