Tại sao phải thành lập công đoàn cơ sở

Theo quy định tại Điều 7 Luật Công đoàn 2012, hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp. Trong đó, công đoàn cơ sở là cấp được tổ chức trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động.

Về việc thành lập công đoàn, Điều 6 Luật này nêu rõ, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Chính vì vậy, việc doanh nghiệp có thành lập công đoàn hay không hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của tập thể lao động mà không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Do đó, không có bất cứ sự ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp trong việc thành lập công đoàn.

Doanh nghiệp có nên thành lập công đoàn? [Ảnh minh họa]
 

Lợi ích của việc thành lập công đoàn

Về tài chính

Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, dù không bắt buộc thành lập công đoàn nhưng hàng tháng, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thậm chí, theo Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, nếu có hành vi chậm đóng, đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định hoặc đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng thì doanh nghiệp còn bị phạt tiền từ 12% - 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Trong khi đó, Điều 21 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, nếu có công đoàn, doanh nghiệp sẽ được sử dụng kinh phí công đoàn cũng như đoàn phí công đoàn. Cụ thể:

Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.

Theo Hướng dẫn 1609/HD-TLĐ ngày 22/10/2019, năm 2020, công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí và 70% tổng số thu kinh phí công đoàn.

Với số tiền này, doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn kinh phí để bảo đảm phúc lợi tốt hơn cho người lao động.

Về tính chất đại diện cho tập thể lao động

Thực tế, trong mỗi doanh nghiệp, việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động thực sự là cần thiết, bởi không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công.

Theo Điều 10 Luật Công đoàn 2012, vai trò của công đoàn trong việc đại diện cho người lao động như sau:

- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với doanh nghiệp;

- Đại diện cho tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể;

- Cùng doanh nghiệp xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động;

- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động…

Dù với vai trò là tổ chức đại diện cho tập thể lao động, song, với quy định nêu trên, có thể thấy, công đoàn là tổ chức trung gian đứng giữa người lao động và doanh nghiệp, từ đó tạo trách nhiệm cho cả hai bên, góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế được tối đa những mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra.

Do vậy, việc thành lập công đoàn tại doanh nghiệp là điều cần thiết, không chỉ bảo đảm quyền lợi của người lao động tốt hơn mà còn hạn chế những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp trong quan hệ lao động.

Và dưới đây là thủ tục thành lập công đoàn theo pháp luật hiện hành:

>> Thủ tục thành lập công đoàn: Toàn bộ thông tin cần biết

Câu hỏi:

Doanh nghiệp của tôi có 35 người lao động, đã hoạt động được 6 tháng nhưng đến nay vẫn chưa thành lập công đoàn. Vậy ban lãnh đạo doanh nghiệp có cần đứng ra thành lập công đoàn hay không. Nếu không thành lập thì doanh nghiệp có bị xử phạt theo quy định của pháp luật hay không.

Trả lời:

Câu hỏi của bác luật sư của Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thành lập công đoàn

Trước hết phải hiểu thế nào là công đoàn. Điều 1 Luật Công đoàn 2012 có quy định công đoàn là tổ chức của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, có nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

Khoản 1 Điều 189 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định: “Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.”

Từ những quy định trên của pháp luật, có thể thấy việc thành lập công đoàn là hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của người lao động. Công đoàn cấp trên cơ sở có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp chứ không có quyền ép buộc người lao động phải thành lập công đoàn. Doanh nghiệp cũng không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn.

Tuy doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thành lập công đoàn nhưng phải tạo điều kiện và hỗ trợ cho người lao động thành lập công đoàn khi có mong muốn thành lập, đồng thời phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn tiến hành hoạt động.

Nếu người sử dụng lao động có các hành vi sau đây thì  người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền ở các mức khác nhau theo quy định tại Điều 24a Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

– Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;

– Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động;

– Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;

– Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn;

– Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động.

– Có quy định hạn chế quyền của người lao động tham gia làm cán bộ công đoàn;

– Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn;

– Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG 19006557 để được tư vấn.

Quý vị có thể tham khảo mục Hỏi đáp Luật lao động về những nội dung có liên quan đến bài viết như sau:

Câu hỏi: Vai trò của công đoàn trong quan hệ lao động?

Xin chào công ty Luật Hoàng Phi. Tôi là Nguyễn Văn Tuấn, năm nay 32 tuổi. Tôi có vấn đề này muốn hỏi Luật sư: hiện nay trong quan hệ lao động công đoàn có vai trò gì? Mong Luật sư sớm giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và người lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thành viên trong hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam. Trong quan hệ lao động công đoàn có vai trò nhất định.

Vai trò của công đoàn cơ sở:

–  Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;

–  Tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;

–  Tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp:

–  Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định đối với công đoàn cơ sở;

–  Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.

Ngoài ra, ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm.

Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề