Tại sao sữa meiji phải pha 70 độ

Anh Pham Em hoang manh quá các mẹ a. Em cho con uống Mejji, quy định nước pha sữa là 70 độ, bình thường e vẫn pha nước nóng cho tan sữa trước rồi cho nước nguội và đủ số lượng và nhiệt độ vừa cho con uống. Nhưng vừa rồi thấy nhiều người bảo pha nv là sai, phải đúng 70 độ tất cả nước, pha nv thì đợi bao lâu mới nguội để con uống chứ.
Mong các mẹ chie giáo


Ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ trang web này :]

Chọn nhiệt độ lý tưởng để pha sữa cho con, chuyện tưởng đơn giản nhưng chẳng… giản đơn chút nào.
Việc quy định nhiệt độ pha sữa tùy từng quốc gia nhưng nhiệt độ lý tưởng và đảm bảo an toàn cho bình sữa thành phẩm để bé sử dụng ngay thông thường được khuyên ở mức 37 – 42 độ C – tương đương với sữa mẹ, không quá nóng, ấm vừa phải.

Với các sữa của các nước như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc hay Việt Nam… việc pha sữa khá đơn giản, chỉ cần cho nước ấm vào bình, sau đó cho một lượng sữa bột tương ứng như trên bảng hướng dẫn vào, xoay bình sau đó cho bé sử dụng. Nhưng pha sữa Nhật, và đặc biệt là sữa cho giai đoạn sơ sinh thì phức tạp và rắc rối hơn nhiều.

Ảnh minh họa

Tại sao sữa Nhật yêu cầu phải sử dụng nước pha sữa ở nhiệt độ 70 độ C?

Sự khó khăn nhất trong pha sữa Nhật [cho trẻ dưới 1 tuổi] có lẽ nằm ở việc phải sử dụng nước pha sữa ở nhiệt độ 70 độ C. Nhiều mẹ cho rằng, đây là nhiệt độ giúp các vitamin không bị thay đổi hoặc để kích hoạt các hoạt chất có ích trong sữa.

Thật ra, nguyên nhân đơn giản chỉ xuất phát từ sự lo lắng của người Nhật về hệ miễn dịch của bé.

Tuy nhiên quy tắc pha sữa này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên thế giới, bằng chứng là hiện nay, đa phần các loại sữa công thức tại các nước tiên tiến trên thế giới đều yêu cầu nước pha sữa ở nhiệt độ phòng. Đây được xem là nhiệt độ an toàn cho trẻ nhỏ uống sữa.

Trong sữa bột trẻ nhỏ có một số chất dinh dưỡng rất dễ phản ứng với nhiệt độ cao như vitamin A, vitamin C, DHA. Nếu dùng nước ở mức nhiệt từ 70 độ C trở lên sẽ xuất hiện các hạt vón cục màu trắng và gây biến đổi các chất dinh dưỡng. Vì vậy, chỉ nên pha sữa với nước ấm, sữa bột sau khi pha xong đạt nhiệt độ trong khoảng 37 – 42 độ C – tương đương với sữa mẹ, không quá nóng, ấm vừa phải. Ở nhiệt độ này sẽ bảo tồn thành phần dinh dưỡng có trong sữa hiệu quả nhất.

Các loại sữa công thức có bổ sung lợi khuẩn probiotic nếu pha nước nhiệt độ quá nóng sẽ giết chết các lợi khuẩn này.

Vậy có nên phải dùng nước nóng 70 độ C để pha sữa cho bé hay không?

Không phải lúc nào mẹ cũng có thể đảm bảo đủ nước nóng ở nhiệt độ chuẩn 70 độ C để pha sữa cho con. Theo hướng dẫn từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bố mẹ hoàn toàn có thể pha sữa cho con bằng cách dùng nước sạch [nước uống được] ở nhiệt độ phòng. Sữa pha với nước có nhiệt độ dưới 70 độ C thì nên dùng liền và có thể bảo quản để cho bé dùng trong vòng 2 giờ sau khi pha.

Trên thực tế, tất cả các loại sữa công thức dù pha với nhiệt độ nào cũng được khuyến cáo chỉ nên để được tối đa 2 giờ. Không để trẻ dùng lại sữa để thừa sau 2 giờ  nhằm tránh cho trẻ nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono. Lượng sữa còn dư thừa thì nên đổ bỏ hoặc mẹ uống hết, không nên để trẻ tiếp tục uống cữ sau vì trong sữa đã có nước bọt của trẻ, sữa không còn sạch nữa.

Ảnh minh họa

Như vậy, đối với nhiều loại sữa yêu cầu nhiệt độ pha cao hơn nhiệt độ phòng [trên 45 độ C] mẹ vẫn có thể pha với nước ấm mà không nhất thiết phải đảm bảo đủ 70 độ C, miễn làm đúng theo những khuyến cáo đi kèm từ Tổ chức Y tế Thế giới.

Đặc biệt lưu ý nguồn nước dùng để pha sữa cho trẻ cần được lọc sạch và loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, một số chất hữu cơ, kim loại và đã qua khử clo, … Nếu gia đình bạn sử dụng nước giếng, nên kiểm tra thử mẫu nước để chắc chắn rằng nó an toàn trước khi sử dụng. Không dùng nước thấp hơn nhiệt độ phòng để pha vì sữa không tan hết, trẻ khó có thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ sữa.

Đồng thời, bố mẹ phải luôn luôn lưu ý nguyên tắc vệ sinh khi pha sữa. Trước hết, mẹ hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải được sạch sẽ. Tiếp đến, mẹ cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở nắp hộp. Phải tiệt trùng bình sữa và các dụng cụ đi kèm thật kỹ.

Không bao giờ làm ấm bình sữa trong lò vi sóng để tránh làm sữa nóng lên không đều, có thể tạo nên những phần quá nóng gây phỏng miệng bé, đồng thời làm sữa biến chất – không còn đủ dinh dưỡng. Khi rửa bình sữa, phụ huynh cần dùng bàn chải rửa bình dài rửa sâu trong bình sữa và rửa bằng xà phòng.

Nguồn: Eva

Sữa Nhật hiện đang được rất nhiều các mẹ tin tưởng và chọn mua. Tuy nhiên với những mẹ lần đầu chuẩn bị và pha sữa cho bé, khi đọc hướng dẫn sử dụng thường sẽ cảm thấy khá khó hiểu và bối rối.

Thông thường với các sữa của các nước khác như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc hay Việt Nam, việc pha sữa khá đơn giản, chỉ cần cho nước ấm vào bình, sau đó cho một lượng sữa bột tương ứng như trên bảng hướng dẫn vào, lắc đều sau đó cho bé sử dụng. Nhưng pha sữa Nhật, và đặc biệt là sữa cho giai đoạn sơ sinh thì phức tạp và rắc rối hơn nhiều.

Sau đây Chondochobe.com xin được hướng dẫn cụ thể các bước chuẩn bị và pha sữa Nhật giai đoạn sơ sinh cho bé . Phần tiếp theo sẽ giải thích cụ thể lý do cho các bước thực hiện phức tạp này đồng thời đưa ra các mẹo nhỏ, các hướng dẫn để giúp các mẹ có thể đơn giản hóa quá trình pha sữa mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.

  1. Vệ sinh tay sạch sẽ, tiệt trùng kỹ bình sữa và các dụng cụ dùng để pha sữa. 

  2. Ước lượng xem bé mỗi lần uống được khoảng bao nhiêu ml sữa [gọi là sữa thành phẩm], sau đó đối chiếu với bảng hướng dẫn để xác định số lượng thìa gạt ngang sữa bột cần lấy. Ví dụ bé uống được khoảng 200ml sữa, các bạn sẽ lấy 10 thìa gạt sữa bột cho vào bình [ mỗi thìa gạt sẽ pha ra được 20ml sữa thành phẩm. ]

  3. Cho một lượng nước 70oC  bằng 2/3 lượng sữa thành phẩm mà các bạn đã ước lượng ở bước 2 [ ở đây mình lấy ví dụ là bé sẽ uống được khoảng 200ml, nên mình sẽ lấy một lượng nước bằng 2/3 chỗ đó, là khoảng 130ml ] cho vào bình đã cho sữa bột ở trên. Sau đó lắc nhẹ để hòa tan sữa bột.

  4. Sau khi sữa trong bình đã hòa tan hoàn toàn, các bạn tiếp tục cho nước 70oC vào để đạt được đúng lượng sữa thành phẩm mà bạn đã ước lượng ban đầu [ ở đây mình lấy ví dụ là 200ml].

  5. Tiếp tục lắc đều để sữa được đồng đều và hòa tan hoàn toàn, sau đó để sữa nguội đến 35oC-40oC  và cho bé sử dụng.

Hiểu lầm đầu tiên là đa số các Mom sẽ nghĩ rằng nước 70oC là để đảm bảo các vitamin không bị thay đổi hoặc để kích hoạt chất gì đó trong sữa, thực sự không phải như vậy. Nước pha sữa nhiệt độ càng cao thì các vitamin sẽ càng dễ biến tính hơn. Cho nên pha sữa bằng nước 70oC sẽ dễ gây biến tính hơn là dùng nước ấm 40oC.

Hiểu lầm thứ 2 hay gặp là các mẹ nghĩ rằng người Nhật họ cực kỳ khắt khe nên khi họ nói là nước 70oC thì chắc chắn phải đúng 70oC mới được, nên phải dùng nhiệt kế đo thực phẩm, hay nhiệt kế hồng ngoại và phải căn nước đúng 70oC mới dùng để pha cho bé.

Thực tế thì người Nhật với tính cách cẩn thận, họ lo lắng hệ miễn dịch của bé còn non nớt nên họ dùng nước nóng 70oC để pha sữa với mục đích chính là để DIỆT KHUẨN, giảm khả năng bé bị tiêu chảy hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa. Dùng nước sôi để pha sữa chắc chắn sẽ diệt khuẩn tốt hơn, nhưng nhiệt độ cao như thế sẽ dễ dẫn đến biến tính một số loại vitamin khoáng chất trong sữa, nên theo nghiên cứu của họ, nước 70oC có thể tiêu diệt được rất nhiều loại vi khuẩn phổ biến trong sữa mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Với mục đích như thế nên các mẹ có thể yên tâm dùng nước ở nhiệt độ tương đối [65oC-75oC], chứ cũng không cần phải tuyệt đối chính xác như trong hướng dẫn sử dụng nhé.

Để chuẩn bị nước 70oC, các mẹ có thể sử dụng các máy hâm sữa, hiện thì có rất nhiều các loại máy hâm sữa có 3 mức nhiệt là 40 oC , 70oC và 100 oC, các mẹ chỉ cần cho nước sôi vào bình sau đó đặt vào máy hâm sữa để nhiệt độ ở mức 70 oC , khi pha sữa lấy ra dùng là được.

Cách thứ 2 là có thể cho nước sôi vào bình sữa rồi đặt vào cốc nước lạnh hoặc vòi nước chảy cho nhanh nguội đến 70oC, các Mom có thể mua các máy đo như que đo thực phẩm hay nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ của nước được chính xác.

Các Mom lưu ý không trộn nước sôi với nước sôi để nguội nhé, vì khi nước nguội thì đã có một lượng nhất định vi khuẩn sinh sôi nảy nở rồi nên nếu làm thế thì lại mất đi ý nghĩa của việc dùng nước 70oC để diệt khuẩn.

Với những sữa của các nước khác như châu âu, Mỹ, Hàn Quốc hay Việt Nam, các Mom chỉ đơn giản là cho nước vào bình , sau đó cho sữa vào theo tỉ lệ trong bảng hướng dẫn.  

Ưu điểm của cách pha này là đơn giản và rất dễ dàng, nhưng nhược điểm là khi nhìn vào bảng hướng dẫn, các bạn sẽ không thể biết được là sau khi pha xong, các bạn sẽ thu được bao nhiêu ml sữa thành phẩm, vì ví dụ khi bạn cho 100ml nước ấm vào bình sữa, sau đó cho sữa bột vào, khi đó lượng nước trong bình sẽ dâng lên.

Thường thì lượng sữa sau khi pha xong sẽ tăng lên khoảng 10% so với lượng nước ban đầu [tùy vào từng loại sữa khác nhau], và việc tăng lên này thường sẽ không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt như cần chính xác 1 lượng sữa để làm bánh, hoặc để pha bột, hay bé chỉ uống được chính xác một lượng nhất định… khi đó cách pha này sẽ khó đáp ứng, và cách pha sữa của người Nhật khắc phục được điều này.

Với cách pha của người Nhật, bạn sẽ biết chính xác lượng sữa thành phẩm sau khi pha là bao nhiêu ml, tuy nhiên sẽ mất công và mất thời gian hơn so với sữa các nước khác.

Để cho nhanh và dễ dàng, các Mom có thể làm theo cách sau :  Ví dụ bé thường uống được khoảng 200ml sữa thành phẩm. Các mẹ sẽ chuẩn bị chính xác 200ml nước 70oC, sau đó pha theo các bước như hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau khi pha xong, lượng nước dư lại là khoảng 20ml, như vậy các mẹ sẽ biết là để pha được thành 200ml sữa thành phẩm, các mẹ cần 10 thìa sữa và 180ml nước 70oC. Lần sau pha, các mẹ chỉ cần chuẩn bị 180ml nước 70oC sau đó cho sữa bột vào là được.

Với cách pha như trên thì sau khi pha xong nhiệt độ sữa thành phẩm sẽ vào khoảng 60-65oC. Nếu 1 bình sữa thành phẩm khoảng 120ml, sau khi pha xong để có thể nguội đến 40oC trong nhiệt độ phòng thì sẽ mất khoảng gần nửa tiếng. Ban ngày thì có lẽ không quá phiền phức, nhưng vào ban đêm thì khoảng thời gian này là cả vấn đề rồi. Pha sữa, cho bé uống xong chắc cũng tỉnh ngủ luôn rồi.

Để khắc phục vấn đề này, các Mom có thể chuẩn bị một cái bát to, hoặc một cái ca, hay cặp lồng đựng đầy nước lạnh, sau khi pha xong có thể đặt vào, tốc độ nguội của sữa sẽ tăng lên rất nhiều đấy.

Sự khó khăn nhất trong pha sữa Nhật [giai đoạn sơ sinh] có lẽ nằm ở việc phải sử dụng nước pha sữa ở nhiệt độ 70oC. Theo người Nhật việc pha sữa ở nhiệt độ này sẽ giúp hạn chế phần nào việc tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên tác dụng của việc này chưa thực sự rõ rệt và chưa được áp dụng rộng rãi trên thế giới [bằng chứng là hiện sữa các nước khác trên thế giới đều vẫn dùng nước ấm để pha sữa cho bé]. Nhưng nếu các mẹ muốn đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho bé, thì nên thực hiện theo đúng hướng dẫn pha sữa của nhà sản xuất. Còn nếu các Mom cảm thấy việc sử dụng nước 70oC này gây ra quá nhiều rắc rối, mất thời gian và gây ảnh hưởng đến sức khỏe [khó ngủ lại khi pha sữa đêm...], đồng thời hệ miễn dịch của bé hoạt động bình thường, khỏe mạnh, các Mom có thể cân nhắc sử dụng nước ấm để pha sữa như tất cả các Mom khác của phần còn lại trên thế giới.

//www.youtube.com/watch?v=9wcGIpaM8Fk

Máy hâm sữa Fatzbaby 4 chức năng có thể giữ ấm nước, sữa ở 3 mức nhiệt độ khác nhau là 40oC, 70oC và 100oC, rất phù hợp với việc pha sữa Nhật.

Nhiệt kế đo nước, thực phẩm. Thời gian đo khoảng 10s, sai số so với nhiệt kế thủy ngân khoảng 0,5oC-1oC. Sử dụng pin cúc. Thời gian sử dụng liên tục khoảng 6 tháng mới phải thay pin.

Nhiệt kế hồng ngoại, sai số khá nhỏ khoảng 0.2oC, có thể đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ bề mặt, cho kết quả rất nhanh và chính xác. Dùng pin tiểu nên thay thế dễ dàng. Có chế độ cảnh báo khi bé sốt.

Video liên quan

Chủ Đề