Tại sao Tần Thủy Hoàng không lập hậu

Hậu cung xưa nay vẫn luôn là nơi phức tạp, tranh giành quyền lợi cũng ở hậu cung mà ra, chém giết xu nịnh cũng từ hậu cung mà ra, cai quản hậu cung được ví như cai quản 1 đế chế thu nhỏ.

Thế nhưng ngay cả khi chế độ phải có người đứng đầu hậu cung – Hoàng hậu thì lịch sử có 1 vị vua nói "không" với Hoàng hậu. Nhân vật này không phải ai xa lạ mà chính là Tần Thủy Hoàng – vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.

Nhiều mỹ nữ nhưng Tần Thủy Hoàng kiên quyết không lập hoàng hậu

Hậu cung xưa nay vẫn luôn là nơi phức tạp, tranh giành quyền lợi cũng ở hậu cung mà ra, chém giết xu nịnh cũng từ hậu cung mà ra, cai quản hậu cung được ví như cai quản 1 đế chế thu nhỏ.

Thế nhưng ngay cả khi chế độ phải có người đứng đầu hậu cung – Hoàng hậu thì lịch sử có 1 vị vua nói "không" với Hoàng hậu. Nhân vật này không phải ai xa lạ mà chính là Tần Thủy Hoàng – vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.

Nhiều mỹ nữ nhưng Tần Thủy Hoàng kiên quyết không lập hoàng hậu

Nhìn lại cuộc đời của vị vua được mệnh danh là "thiên cổ nhất đế", không khó để nhận thấy Tần Thủy Hoàng lúc sinh thời gần như không hề có hứng thú với việc mỹ sắc hậu cung.

Từ khi kế vị vào năm 13 tuổi cho tới thời điểm tự mình chấp chính ở tuổi 22, ông đã có tới 9 năm ở ngôi trong bối cảnh thái bình.

Trong 3 năm sau khi kế vị, Doanh Chính Tần vương đã có tư cách lập vương hậu. Tuy nhiên trong suốt gần 1 thập kỷ ấy, ông dường như chưa bao giờ có ý định làm việc này bởi suốt thời gian trị vì, Tần Thủy Hoàng liên tục tiến hành chiến tranh để thống nhất lục quốc.

Đến cuối đời, dù đã bước lên đỉnh cao quyền lực và trở thành Thiên tử đầu tiên của Trung Hoa thống nhất, Tần Thủy Hoàng vẫn kiên quyết để trống vị trí hoàng hậu.

Trong suốt 37 năm tại vị, Tần Thủy Hoàng vẫn cương quyết giữ lập trường trên phương diện này, cho tới lúc qua đời cũng không sắc phong bất kỳ ai lên ngôi hậu.

Mặc dù lịch sử không giải thích nguyên nhân, nhưng các học giả giải thích bằng nhiều nguyên nhân.

Tần Thủy Hoàng có một người mẹ không thủ tiết. Người thân sinh ra Tần Thủy Hoàng là Triệu Cơ. Năm xưa bà vốn là tiểu thiếp của Lã Bất Vi, sau được dâng cho vương tôn Doanh Tử Sở của Tần Quốc – người sau này kế vị và trở thành Trang Tương Vương.

Triệu Cơ là người phụ nữ có nhiều người tình, sau này khi đã trở thành Thái hậu nhưng thường Triệu Cơ xuyên tư thông với Lã Bất Vi, sau đó lại bí mật qua lại với tình nhân tên Lao Ái, thậm chí còn sinh hạ 2 người con riêng cho người này.

Đó là điều khiến Tần Thủy Hoàng cay đắng, tạo thành định kiến trong tâm trí của vị vua tài năng này, ông chán ghét phụ nữ, mất lòng tin vào sự chung thủy từ đó trở thành rào cản trong hôn nhân và khiến ông không muốn lập hậu.

Quá tức giận, Tần Thủy Hoàng bức tử Lã Bất Vi, tru di tam tộc nhà Lao Ái, sát hại 2 con riêng của thái hậu Triệu Cơ đồng thời đuổi bà ra khỏi kinh thành, cấm không được xuất hiện ở thành Hàm Dương.

Nguyên nhân thứ 2, Tần Thủy Hoàng cảm thấy những người phụ nữ xung quanh mình không ai đủ tầm để trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ.

Nguyên nhân thứ ba, nhiều học giả cho rằng, Tần Thủy Hoàng nuôi tham vọng bất tử, là người cầu toàn nên tính cách khá đa nghi và khắc nghiệt.

Là người mê mải sự nghiệp lập quốc, rất có thể Tần Thủy Hoàng cho rằng việc lập hậu sẽ trở thành rào cản cản bước chân ông vươn tới những lý tưởng cao xa, thậm chí sau khi lập hậu, thế lực của hoàng hậu rất có thể trở thành một sự nguy hiểm bên cạnh Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng dành cả đời để làm chính sự.

Tần Thủy Hoàng từng nhiều lần phái người tìm kiếm tiên đan ở khắp các ngóc ngách của lục quốc, thậm chí còn cho Từ Phúc dẫn theo 3.000 đồng nam, đồng nữ vượt biển đi tìm thuốc tiên chỉ vì mong muốn có được sự bất tử. Bởi vậy, Tần Thủy Hoàng chẳng còn ham muốn việc lập hậu!

Cũng bởi cả đời chưa từng lập hậu, Tần Thủy Hoàng đã trở thành vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa khi chết không hợp táng lăng, chỉ có hàng trăm cung nữ, phi tần phải tuẫn táng theo ông ở trong 1 lăng mộ độc lập chứa cả một dòng sông thủy ngân.

Cho tới ngày nay, nguyên nhân chân chính khiến Tần Thủy Hoàng cương quyết không sắc phong ai lên ngai vị "mẫu nghi thiên hạ" vẫn còn là ẩn số, mọi nghi vấn chỉ dừng lại ở chuyện giả thiết mà thôi.

Nguyên Anh

Tuy chưa từng thất bại khi đối đầu với các danh tướng, nhưng khả năng dùng thương của Triệu Vân lại không phải đệ nhất cao thủ thời Tam Quốc.

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại chuyên quyền trong lịch sử Trung Hoa, nhưng ai là hoàng hậu của ông? Sử sách không có ghi chép, đây có lẽ là một bí ẩn lịch sử hơn hai nghìn năm.

Vào thời Chiến Quốc trước khi Tần Thủy Hoàng xưng đế, đã có hệ thống hậu chế và thái tử.


Sau khi Tần Thủy Hoàng tiêu diệt sáu vương quốc và thành lập nước Đại Tần, nhiều hệ thống quốc gia khác cũng được thiết lập, càng quy định rõ vợ của hoàng đế là hoàng hậu và mẹ của hoàng đế là thái hậu.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là bản thân Tần Thủy Hoàng không có hoàng hậu trong suốt cuộc đời, ông cũng là vị hoàng đế duy nhất không có hoàng hậu kể từ khi thiết lập hệ thống các hoàng hậu, đây cũng là một bí ẩn lịch sử của nhà Tần.

Trong suốt 37 năm trị vì của Tần Thủy Hoàng, trong hậu cung có rất nhiều cung tần nhưng họ chưa từng được lên chức hoàng hậu, nhưng sử sách không ghi lại nguyên nhân cụ thể.

Nhưng có thể đoán Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu đại khái có 4 lý do như sau:

Đầu tiên đó là chấn thương tâm lý to lớn và sự biến dạng tâm lý mà mẹ ruột của Tần Thủy Hoàng là Triệu Cơ đã mang đến.

Bà có một cuộc sống phóng túng. Vốn dĩ bà mê hoặc cha của Tần Hoàng khi bản thân là vợ lẽ của một thương nhân, Điều này có lẽ đã khiến tính cách của Tần Thủy Hoàng trở nên vô cùng phức tạp: nội tâm, đa nghi, độc tài và tàn nhẫn.


Cái bóng tâm lý do mẹ ruột gây ra có lẽ đã bám theo Tần Thủy Hoàng cả đời, phát triển từ sự oán hận mẹ mình đến lòng căm thù tất cả phụ nữ.

Thứ hai, Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc, những thành tựu lịch sử vĩ đại của ông khiến Tần Thủy Hoàng cũng phải nể phục. Hơn nữa, ông tin rằng công lao của mình đã vượt qua "tam hoàng và ngũ đế" cổ đại, và yêu cầu của ông đối với hoàng hậu rất cao..


Có lẽ nhìn khắp tất cả người trong hậu cung, Tần Thủy Hoàng cảm thấy không có nữ nhân nào có thể sánh được với mình nên không lập hoàng hậu.

Thứ ba, Tần Thủy Hoàng kiêu căng, ngạo mạn, lấy việc thống nhất thiên hạ và thành lập đế chế thống nhất làm sứ mệnh của mình, có thể ông lo lắng rằng việc lập hoàng hậu sẽ làm mất lòng mình và ngăn cản ông thực hiện những lý tưởng cao cả của mình.

Thứ tư, chúng ta đều biết rằng để trị vị lâu dài, Tần Thủy Hoàng cũng theo đuổi trường sinh bất tử, rất quan tâm đến các học giả và thuật giả kim khác. Giấc mơ và sự theo đuổi trường sinh bất tử này cũng hạn chế sự quan tâm của Tần Thủy Hoàng đối với những vấn đề trần tục khác ở một mức độ nhất định.

Đương nhiên bốn phân tích trên cũng chỉ là suy đoán, rốt cuộc Tần Thủy Hoàng nghĩ như thế nào ông ai biết.  

Nguồn: Sohu

           

Tần Thủy Hoàng là nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, đã có công thống nhất đất nước và mở ra gần hai thiên niên kỷ mà hoàng gia cai trị. Trong suốt quá trình tại vị, vị hoàng đế không hề lập hậu. Đây là điều đi ngược lại với truyền thống phong kiến Trung Quốc.

Lý do Tần Thủy Hoàng không chọn ra hoàng hậu

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, các hoàng đế có phong tục lập hậu. Thông lệ này đã có từ khi vua Tần Hiếu Công [vua thứ 30 của nước Tần] cai trị trong thời Chiến Quốc [476 BC-221 BC]. Sau khi thống nhất Trung Hoa, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã thực hiện một loạt thay đổi và cải cách to lớn với nhiều luật lệ và quy tắc khác nhau, trong đó có nêu vợ cả của hoàng đế được gọi là hoàng hậu, còn mẹ của hoàng đế được gọi là thái hậu. Tuy nhiên, chính bản thân Tần Thủy Hoàng lại là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa không hề lập hậu. Cho đến ngày nay, điều này vẫn còn là một bí ẩn.

Là người đặt ra thông lệ vợ cả của hoàng đế được gọi là hoàng hậu, nhưng bản thân Tần Thủy Hoàng lại không hề lập hậu.

Thông thường, trong vòng 3 năm sau khi lên ngôi, các hoàng đế phải chọn ra được hoàng hậu cho mình. Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 13 tuổi. Thời gian đầu do vị hoàng đế còn quá nhỏ, mọi chuyện quan trọng đều do Lã Bất Vi - lúc này là Tướng quốc và được Tần Thủy Hoàng gọi là "trọng phụ" - quyết định. Đến năm 22 tuổi, ông mới bắt đầu chính thức trị vì đất nước. Các nhà sử gia nhận định trong 9 năm này, lẽ ra ông đã có thể tập trung vào việc lập hậu nhưng không làm.

Trong những năm cai trị còn lại cho đến lúc qua đời ở tuổi 49, Tần Thủy Hoàng dành thời gian cải cách đất nước và vẫn không chịu chọn ra hoàng hậu cho mình. Sử sách hầu như không có ghi chép gì về hậu cung và hoàng hậu của vị hoàng đế. Qua xem xét các tài liệu về các giai đoạn khác nhau, các nhà sử học đã đưa ra 4 lý do khả thi vì sao Tần Thủy Hoàng không lập hậu.

Lý do đầu tiên có thể liên quan đến những tổn thương tâm lý mà Tần Thủy Hoàng phải chịu do mẹ mình là Triệu Cơ gây ra. Triệu Cơ nguyên là một người thiếp của Lã Bất Vi, sau đó Lã Bất Vi đem tặng bà cho Doanh Dị Nhân, người sau này trở thành Trang Tương Vương, vua của nước Tần. Sau khi vua Tần chết, Triệu Cơ đã có mối tình vụng trộm với Lã Bất Vi - dù lúc này đã có cậu con Doanh Chính.

Sau đó, bà còn gian díu với Lao Ái và sinh ra hai đứa con ngoài giá thú. Hành vi tai tiếng của bà khiến cho Tần Thủy Hoàng rất xấu hổ. Tên "hoạn quan" thậm chí còn tiến hành đảo chính khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng giận dữ. Vị hoàng đế đã giết chết Lao Ái và hai cậu em cùng mẹ khác cha của mình, sau đó buộc Triệu Cơ chuyển vào hoàng cung sống và giam lỏng bà tại đó.

Có vẻ những hành động của Triệu Cơ đã ảnh hưởng lớn đến con trai mình. Dần dà, Tần Thủy Hoàng bắt đầu chán ghét phụ nữ và chỉ coi họ như phương tiện để giải quyết những nhu cầu sinh lý cơ bản của mình

Không chỉ vậy, vị hoàng đế tự phụ cho rằng mình là vị vua vĩ đại nhất, đóng góp của ông to lớn hơn so với tất cả người đã từng trị vì trước đó. Rất có thể, Tần Thủy Hoàng nhận thấy không người phụ nữ trong dàn phi tần đủ tốt để xứng đáng với ông - họ chưa đạt được các tiêu chuẩn về lễ nghi và trí tuệ cần thiết để trở thành hoàng hậu.

Lý do khả dĩ thứ ba là vì Tần Thủy Hoàng đã mất niềm tin nơi phụ nữ - có thể do những hành vi của mẹ mình thuở trước. Ắt hẳn, ông e ngại việc lập hậu sẽ dẫn tới những tai tiếng và tranh giành giữa các phi tần của mình. Ông không muốn mất thời giờ giải quyết những tranh chấp đó, sợ ảnh hưởng tới việc cai trị nước nhà.

Hơn nữa, người ta cho rằng Tần Thủy Hoàng khinh miệt nhiều mỹ nhân trong dàn hậu cung của mình. Vốn thuộc về các vị vua của 6 nước mà Tần Thủy Hoàng từng đánh bại, thế nhưng họ lại nhanh chóng quay qua xu nịnh vị hoàng đế và làm ra nhiều chuyện đáng hổ thẹn nhằm có được sự sủng ái của ông. Tần Thủy Hoàng ngưỡng mộ những người phụ nữ giản dị, tiết hạnh. Có lần, ông cho dựng đền tưởng niệm nàng Hoài Thanh, một góa phụ trẻ biết thủ tiết thờ chồng.

Có thể do những hành vi tai tiếng của mẹ mình, Tần Thủy Hoàng đã bị tổn thương tâm lý nặng nề và hoàn toàn mất niềm tin vào phụ nữ.

Ngoài đam mê quyền lực, vị hoàng đế còn bị ám ảnh với việc tìm kiếm phương thuốc trường sinh bất tử. Chính điều này khiến Tần Thủy Hoàng không còn thiết tha gì đến các vấn đề khác, và chọn ra người trở thành hoàng hậu chính là một trong số đó.

Do tài liệu ghi chép về hậu cung của Tần Thủy Hoàng gần như không có, các nhà sử học chỉ có thể dựa vào những biến cố trong cuộc đời, tính cách và hành động của vị hoàng đế để suy đoán lý do vì sao ông không lập hậu. 

PV [Khoevadep]

Video liên quan

Chủ Đề