Tại sao thức khuya có hại

Thức khuya và những tác hại không ngờ tới

Thứ Năm ngày 10/02/2022

  • Những nguyên nhân dẫn đến chứng khó ngủ về đêm
  • Những mẹo dân gian đơn giản để điều trị bệnh khó ngủ
  • 6 loại thuốc ngủ tự nhiên an toàn được các bác sĩ khuyên dùng

Sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi, ban đêm chính là thời gian để chúng ta nghỉ xả hơi, phục hồi lại sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon. Nhưng vì nhiều lý do mà rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ lại chọn thức khuya, đây là một thói quen rất không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Vậy tác hại của thức khuya là gì, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Ai cũng biết thức khuya là không tốt nhưng vì lý do công việc, bài vở bận rộn mà đa số mọi người vẫn nuông chiều hành vi này. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những tác hại cơ bản của việc ngủ muộn, hãy cùng tìm hiểu và loại bỏ thói quen xấu này nhé!

Mất tập trung, đau đầu, mệt mỏi

Não bộ là cơ quan xử lý tất cả các thông tin mà cơ thể tiếp nhận liên tục suốt một ngày dài mà không được nghỉ ngơi vào ban đêm sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, hoạt động kém hiệu quả. Vì thế người thường xuyên thức khuya sẽ bị giảm sự tập trung, tăng cảm giác mệt mỏi, cơ thể rơi vào trạng thái lo âu, dễ cáu gắt, ủ rũ, thiếu năng lượng ở ngày hôm sau. Ngoài ra, không ngủ đủ giấc còn gây nên 2 loại đau đầu thường gặp là đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu.

Không ngủ đủ giấc còn gây nênđau đầu nửa đầu và đau đầu do căng thẳng

Tác hại của thức khuya - Suy giảm trí nhớ

Theo các nghiên cứu khoa học, tỷ lệ người ngủ muộn có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn gần 5 lần so với người bình thường. Lý do chính là vì thời gian buổi tối, lúc ta đi ngủ là thời gian để não bộ nghỉ ngơi và các thông tin tiếp nhận trong ngày được ghi nhớ. Do đó khi thức khuya, chúng ta đã làm giảm thời gian nghỉ ngơi của não, một bộ não không khỏe mạnh sẽ rất dễ gây ra hiện tượng “nhớ sai” hay nhầm lẫn.

Rối loạn nội tiết tố

Khi chúng ta đi ngủ, cơ thể có cơ chế tự động sản sinh ra các hoocmon cần thiết. Thói quen thường xuyên thức khuya, giờ ngủ lộn xộn sẽ làm thiếu hụt hay mất cân bằng hàm lượng các hoocmon này, gây ra trạng thái rối loạn nội tiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt ở phụ nữ, rối loạn nội tiết thường làm rối loạn kỳ kinh nguyệt, tăng tỷ lệ mắc u xơ tử cung,...

Đi ngủ muộn có thể làm rối loạn kỳ kinh nguyệt, tăng tỷ lệ mắc u xơ tử cung

Suy giảm hệ miễn dịch

Như đã nói ở trên, thời gian chúng ta ngủ là lúc cơ thể tiết ra các hoocmon, trong đó có các hoocmon giúp duy trì sự vận hành bình thường của hệ miễn dịch. Nếu thức đêm quá muộn thì lượng hoocmon này sẽ sụt giảm, làm sức đề kháng kém, cơ thể mệt mỏi và thiếu năng lượng. Đồng thời, hệ miễn dịch suy yếu cũng là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác xâm nhập cơ thể, nên những người ngủ muộn thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, cảm cúm,cảm lạnh cao hơn so với người ngủ đúng giờ, đủ giấc.

Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Các tế bào niêm mạc trong dạ dày có cơ chếtự tái tạo và hồi phục tổn thương trong thời gian cơ thể ngủ say. Thế nên, thức khuya thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến quá trình tự hồi phục này, đồng thời còn khiến dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa hơn. Hai yếu tố này sẽ làm dạ dày ngày càng suy yếu, dễ mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,... hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh đã mắc trước đó.

Hơn nữa, nếu bạn thức khuya bởi áp lực công việc, học tập hay xem các nội dung có tính chất hồi hộp, kích thích thì các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ càng nặng hơn.

Thức khuya có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Gây mờ mắt, giảm thị lực

Đôi mắt sau cả ngày làm nhiệm vụ quan sát thì rất cần thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm. Nếu chúng ta liên tục thức khuya, kết hợp thêm việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính thì sẽ khiến mắt tăng cường điều tiết, tiết ra nhiều chất lỏng bôi trơn và khiến mắt khô, nhức mỏi.

Đặc biệt, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị kể trên thường là loại ánh sáng có bước sóng ngắn, năng lượng lớn, có khả năng đâm xuyên qua các bộ lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu và làm võng mạc bị tổn thương. Dần dần, những tổn thương này sẽ tích lũy và dẫn đến các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng- nguyên nhân chính gây mù lòa.

Lão hóa da, dễ bị mụn

Ban đêm là thời điểm các tế bào da mới được hình thành, thức khuya sẽ gây cản trở hoạt động tái tạo, làm mới của làn da. Ngoài ra, thức khuya cũng làm cơ thể mất nước, da mất đi độ ẩm tự nhiên, gây khô da và lâu dần sẽ làm da bị hư tổn, quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Không những thế, ở một số trường hợp, ngủ không đủ giấc sẽ làm rối loạn nội tiết tố, khiến cơ thể sản sinh nhiều cortisol hơn, làm bít tắc lỗ chân lông và dễ lên mụn.

Thức khuyacản trở hoạt động tái tạo, làm da nhanh lão hóa

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Thống kê cho thấy, so với người ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ởngười ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày sẽ cao gấp đôi. Nguyên nhân là vì thức khuya sẽ làm chu kỳ thức-ngủ tự nhiên, rối loạn nhịp sinh học, tăng lượng glucose tích lũy trong cơ thể và dễ gây nên đái tháo đường.

Sau ngày dài làm việc mệt mỏi, buổi tối là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, lấy lại cân bằng, hồi phục thể lực bằng một giấc ngủ ngon. Tác hại của thức khuya gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và nhan sắc, vì thế thông qua bài viết, nhà thuốc Long Châu hy vọng bạn sẽ loại bỏ được thói quen xấu này và đặt sức khỏe của chính bản thân lên ưu tiên hàng đầu nhé!

Hoàng Quyên

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • thức khuya
  • tác hại thức khuya
  • khó ngủ
  • ngủ đủ giấc

Thức khuya khiến đôi mắt bạn mệt mỏi - ảnh minh họa.

Tại sao thức khuya lại có hại cho mắt?

“ Làm gì khi mắt nhức mỏi vì thức khuya? Đợt gần đây gần thi nên cháu hay thức khuya dậy sớm. Mỗi sáng dậy mắt nhức mỏi vô cùng. Vào lớp thì hai mắt chỉ muốn cụp xuống. Cháu nhỏ mắt thường xuyên để tỉnh táo nhưng cũng chỉ được 10 phút sau khi nhỏ thôi, còn đâu lại vào đấy. Bác sĩ có cách nào giúp cháu không ạ?” Câu hỏi của P.A đang là học sinh cấp 3 ở Hà Nội nhưng chắc chắn đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh cuối cấp cũng như các anh chị luôn phải áp lực vì công việc làm đêm.

Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nếu ngủ sau thời điểm đó và ngày hôm sau vẫn phải dậy đúng giờ sẽ làm bạn thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc thì tất cả các cơ quan trong cơ thể đều mệt mỏi, não bộ mệt mỏi thì hệ thần kinh làm sao làm tốt chức năng của mình, trong đó có thần kinh thị giác. Bạn sẽ cảm thấy đôi mắt của mình bị sưng lên, cảm giác khó chịu khi mở mắt, vô tình mắt bạn sẽ gặp phải nguy cơ mắc bệnh “nghỉ bù” và hiện tượng này sẽ lặp đi lặp lại thường xuyên khiến bạn rất khó tập trung làm việc cho một ngày mới như chia sẻ của bạn H.A ở trên. Đồng thời, những người thức khuya luôn có đôi mắt “thiếu ngủ”, lờ đờ, xuất hiện nhiều quầng thâm xung quanh mắt. Điều này trông rất mất thẩm mỹ cho đôi mắt của bạn.

Mắt thâm quầng nếu thường xuyên thức khuya [ảnh minh họa]

Bên cạnh đó, sau một ngày làm việc mệt mỏi, vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi, nếu phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện ánh sáng không đủ lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Khi thị lực của bạn đang kém thì điều đó càng tồi tệ hơn nếu bạn tiếp tục thói quen thức khuya như thế này, ví dụ như một người cận thị ở mức độ nhẹ sau một thời gian làm việc vào ban đêm thì độ cận của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.

Ngoài ra, làm việc khuya cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn lâu cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.

Ánh sáng màn hình máy tính hay điện thoại được gọi là ánh sáng xanh. Khi bạn làm việc vào ban đêm mức độ tập trung càng cao thì mắt bạn sẽ tập trung vào lượng ánh sáng này rất nhiều. Ánh sáng xanh là ánh sáng có năng lượng lớn nhất trong số các ánh sáng nhìn thấy được. Do đó chúng có thể đâm xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu để đến đáy mắt và gây tổn thương võng mạc. Tổn thương do ánh sáng xanh gây ra là vĩnh viễn và sẽ tích lũy dần theo thời gian, cuối cùng có thể gây các bệnh mắt, đặc biệt là bệnh thoái hóa điểm vàng, một nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Nếu như trước đây, tình trạng thoái hóa điểm vàng thường xảy ra ở người già do quá trình lão hóa thì nay căn bệnh đang dần trẻ hóa. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh là một tác nhân thúc đẩy bệnh.

Tác hại nghiêm trọng của ánh sáng xanh đến đối với mắt - ảnh minh họa

Lời khuyên:

-         Nên sắp xếp thời gian sinh học hợp lý cho bản thân, ngủ đủ một ngày 8 tiếng, đi ngủ trước 12 giờ đêm.

-         Chống khô mắt bằng cách:

       Chớp mắt thường xuyên [ nhất là những người tiếp xúc với công nghệ nhiều thường rất ít nháy mắt, vậy trước khi làm việc nên dán một mẩu giấy nhớ “Hãy nháy mắt” vào bên cạnh thiết bị làm việc đề không quên!]

       Dùng nước mắt nhân tạo: không chỉ những người sau khi phẫu thuật mới phải cần dùng mà ngay cả chúng ta cũng nên sử dụng để mang lại cho đôi mắt sự sáng khỏe dài lâu

       Massage mắt: Hàng ngày, bạn nên massage nhẹ nhàng mí mắt, điều này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm bớt sự căng cơ xung quanh vùng mắt. Chúng kích thích tuyến lệ, ngăn ngừa triệu chứng khô mắt.

       Uống nhiều nước: Uống nước đầy đủ giúp giảm tình trạng khô mắt hiệu quả.

       Ăn thực phẩm giàu omega -  3: Chế độ ăn thiếu acid béo omega - 3 có thể dẫn đến khô mắt. Vì vậy nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu acid béo omega - 3 như cá, hạt lanh, óc chó, vitamin A để giảm khô mắt.

-         Chống thâm quầng mắt: bằng cách dùng mặt nạ cho mắt như là đắp khoai tây, bã chè,...

-         Cân bằng công việc , tránh các stress

Với 100% nguyên liệu từ thiên nhiên, PM Eye Tonic là sản phẩm bảo vệ sức khỏe hoàn hảo đã được các chuyên gia mắt tin dùng hơn 10 năm qua tại Việt Nam.

Dược sĩ tư vấn: 0127 370 4862

Website: Thuocbomat.com.vn

Sản phẩm đã có bán ở các Bệnh viện Trung Ương & các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.

GPQC: Số 159/2017/XNQC-QLD

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng


Video liên quan

Chủ Đề