Tại vì sao giá đất tăng

Tại sự kiện về giải mã những cơn sốt đất hôm 23/3, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam đánh giá, tình trạng giá đất tăng đang xuất hiện và lan rộng ở phạm vi lớn hơn trước.

Số liệu của CBRE cho thấy, cuối năm 2021 đến nay, giá đất đã tăng trên diện rộng, lan ra các khu vực lân cận TP HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Cơn sốt giá cũng xuất hiện ở khu vực Tây nguyên như Bảo Lộc, Buôn Ma Thuột. Một số tỉnh miền Bắc, miền Trung cũng có sốt đất cục bộ. Trước đó, ở giai đoạn 2018-2019, sốt đất thường tập trung ở một số khu vực ở TP HCM như quận 9, Thủ Đức, do có các dự án lớn.

Bất động sản khu Nam TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Kiệt cho biết, nguyên nhân là trong 2 năm qua, dù kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng lớn do Covid-19 vẫn có sự tăng trưởng. Các thông tin quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, dự án cũng được công bố, nhiều địa phương cũng tích cực triển khai đầu tư hạ tầng giao thông, thu hút được doanh nghiệp ngoại đến đầu tư khu công nghiệp, dự án nghỉ dưỡng...

Những yếu tố này khiến nhà đầu tư chú ý, đặt ra chiến lược đón đầu. "Giá đất theo đó được đẩy lên cao do tình trạng mua đi bán lại nhanh", ông nói.

Mặt khác, trong bối cảnh rủi ro lạm phát cao, các nhà đầu tư cũng có nhu cầu lớn tìm một kênh neo giữ tài sản mà bất động sản thường là kênh đầu tiên được nghĩ đến. Trong đó, đất nền luôn là phân khúc có nhu cầu cao do tính thanh khoản lớn, tốc độ sinh lợi nhanh.

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh, nói nguồn lực của các nhà đầu tư Việt Nam hiện rất lớn. Sau đợt tăng ấn tượng của thị trường chứng khoán vừa qua, rất nhiều nhà đầu tư muốn chuyển lợi nhuận sang bất động sản, bởi hai kênh này giống như hai chiếc bình thông nhau.

"Các yếu tố địa chính trị như căng thẳng Nga – Ukraine, Covid-19, lạm phát, khó khăn trong kinh doanh khiến nhà đầu tư, doanh nghiệp phải tìm lời giải cho bài toán đầu tư sinh lời, ít rủi ro hơn", ông nói và thừa nhận bất động sản là kênh nổi bật.

Trong khi nhu cầu đầu tư lớn, nguồn cung tại các đô thị lớn trong những qua theo ông Chánh "luôn thiếu hụt".

Chính sách địa phương ngặt nghèo đã hạn chế nguồn cung trong khi những quỹ đất có sẵn tại nội đô đã gần như đạt ngưỡng. Điều này dẫn đến tình trạng sóng chuyển dịch, săn lùng quỹ đất ở các tỉnh, nhất là khu vực mới nổi của các nhà đầu tư khiến giá đất ngày một bị đẩy lên cao.

Tuy nhiên, đại diện của CBRE cũng lưu ý, giá đất tăng nhanh, sốt đất xuất phát nhiều từ yếu tố tâm lý. Bên cạnh những khu vực có tiềm năng tăng giá, quy hoạch cụ thể cũng có nơi chỉ là thông tin đồn thổi, tạo ra cơn sốt đất ảo, khiến không ít nhà đầu tư bị "mắc kẹt".

Bà Đỗ Hương Giang, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Property X của Tập đoàn Hưng Thịnh chia sẻ, dù đầu tư vào thị trường bất động sản có cơ hội lớn, các nhà đầu tư cần chú trọng yếu tố an toàn, bền vững.

Đơn cử với phân khúc đất nền ở các tỉnh vùng ven, bà cho rằng các nhà đầu tư nên chọn những sản phẩm có quy hoạch rõ ràng, được chính quyền xác nhận hay quy hoạch dự án của chính chủ đầu tư với tình hình tài chính doanh nghiệp ổn định, có kế hoạch đầu tư dài hạn. "Đã qua thời mua đất bất chấp và mạo hiểm", bà nói.

Nói thêm về thị trường bất động sản năm nay, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt cho biết, xu hướng giá sẽ tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào khả năng hấp thụ, độ chấp nhận của thị trường. Nguồn cung năm 2022 cũng sẽ được cải thiện, tạo đà tăng cho giai đoạn tới đây.

Ông cũng cho rằng các bất động sản nhà ở tầm trung hoặc thấp cấp cũng là một phân khúc đầu tư tốt khi xu hướng thị trường đang tập trung vào nhu cầu ở thực. Bên cạnh đó, mảng bất động sản cho thuê cũng đang dần phục hồi khi Covid-19 được kiểm soát. Tuy nhiên, do phân khúc này có sự cạnh tranh mạnh nên nhà đầu tư cần chú ý lựa chọn khu vực, sản phẩm có tiến độ xây dựng phù hợp cũng như đưa ra mức giá cho thuê hợp lý.

    Đang tải...

  • {{title}}

Đức Minh

Giá các phân khúc trên thị trường bất động sản đều tăng

Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản quý 1 năm 2022, giá giao dịch bất động sản để bán bình quân toàn thị trường đều ở trong xu hướng tăng. Cụ thể, tại 8 địa phương là: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số loại hình bất động sản tại một số địa phương tăng giá khá cao trong tháng 3. Giá bất động sản cho thuê tại Hà Nội và TP.HCM cũng tăng nhẹ.

Tại Hà Nội, căn hộ chung cư tăng 1,53%; nhà ở riêng lẻ tăng 2,24%; đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%. Tại TP.HCM, căn hộ chung cư tăng 2,48%; nhà ở riêng lẻ tăng 2%; đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 3,6%.

Loại hình đất và đất nền dự án có mức độ quan tâm tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành.

Báo cáo thị trường quý 1 năm 2022 của Batdongsan.com.vn cho thấy, quý 1 năm 2022, loại hình đất và đất nền dự án có mức độ quan tâm tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành.

Theo đó, tại miền Bắc, giá rao bán đất, đất nền ở miền Bắc tiếp tục tăng cao. Cụ thể, giá rao bán đất thổ cư ở Bắc Giang tăng 35%, theo sau là Hải Phòng tăng giá 29% so với trung bình năm 2021. Các tỉnh khác như Bắc Ninh, Quảng Ninh lần lượt ghi nhận giá đất đội lên 16 và 20%.

Còn tại Hà Nội, giá rao bán đất nền tại huyện Chương Mỹ tăng 74% so với năm 2021, là mức tăng cao nhất khu vực miền Bắc, đồng thời cao nhất cả nước. Các huyện khác thuộc Hà Nội như Đông Anh tăng 20%, Gia Lâm tăng 21%, Quốc Oai tăng 26% so với năm 2021.

Tại khu vực miền Trung, giá rao bán đất nền cũng ghi nhận tăng so với năm ngoái, trong đó, Thanh Hóa tăng 35%, Khánh Hòa tăng 26% và Bình Thuận tăng 13%. Bên cạnh giá bán đất nền biến động mạnh, các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Nẵng có lượng người dùng online tìm kiếm đất nền tăng lần lượt là 41%, 35% và 32%.

Khu vực miền Nam, đất nền TP.HCM sôi động ở các vùng ven. Mức độ quan tâm đất nền ở Củ Chi [TP.HCM] tăng 25%, Bình Chánh tăng 10%. Khu Đông Nam Bộ cũng xảy ra tình trạng giá đất tăng trong những tháng đầu năm. Trong khi, giá đất nền tại Đồng Nai chỉ tăng 7%, Tây Ninh tăng 12%...

Nhà đầu tư mới lãi trên giấy khi tính thanh khoản thấp

Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam Võ Huỳnh Tuấn Kiệt cho rằng, thời kì này chủ yếu là “sốt đất tâm lý”. Bởi lẽ, nhà đầu tư luôn muốn đón đầu thị trường, muốn tập trung vào những khu vực được dự báo tăng trưởng tốt, có tiềm năng phát triển.

Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết những thông tin về khu vực được dự báo là tiềm năng đều là những thông tin bên lề. Vì vậy, các nhà đầu tư nếu bị lôi kéo vào các khu vực, phải mua đất với giá đỉnh rồi không thanh khoản được. Có thể thấy, thị trường bất động sản một số nơi đã xuất hiện tình trạng “lãi trên giấy”, tức giá chào bán tăng cao nhưng lại khó tìm người mua.

Thị trường bất động sản một số nơi đã xuất hiện tình trạng “lãi trên giấy”, tức giá chào bán tăng cao nhưng lại khó tìm người mua.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc batdongsan.com.vn nhận định, mặc dù giá bất động sản tăng lên, nhưng tính thanh khoản chưa hẳn sẽ tỷ lệ thuận, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cần lưu ý hai khía cạnh: Khảo sát mặt bằng giá ở các khu vực, bởi giá bất động sản ở miền Bắc nhiều nơi đã tăng 3 - 5 lần trong thời gian qua và giá giữ ở mức cao, khó thanh khoản; sự dịch chuyển của dòng tiền đầu tư đang có xu hướng từ miền Bắc vào miền Trung.

Ngoài ra, tình hình lạm phát biến động trượt giá làm giá bất động sản tiếp tục tăng lên, tác động tiêu cực đến thanh khoản của thị trường, nơi vốn không có hàng rẻ, vì mọi thứ đều bị đẩy giá lên đỉnh điểm.

Bên cạnh những nguyên nhân thị trường, giá nguyên liệu đầu vào của bất động sản tăng cũng tác động nhiều lên thị trường. Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam thông báo, trong quý 1 năm 2022, giá sắt thép đã tăng đến 40% chỉ trong vài tháng. Hầu hết các vật liệu xây dựng bao gồm cả xi măng, cát, đá, nhôm, kính... đều có giá cả leo thang.

Những biến động về giá cả vật liệu đầu vào đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của những nhà thầu xây dựng. Hiện nay, nhiều nhà thầu rất khó tìm được dự án phù hợp, thậm chí không dám nhận việc vì lo sợ khả năng đối mặt với tình trạng giá bán vật liệu xây dựng liên tục tăng cao. Như vậy, giá bán sản phẩm nhà ở tăng nhanh./.

Nghe có vẻ rất hàn lâm nhưng tính khử lạm phát của nhà, đất được hiểu đơn giản là theo thời gian dù đồng tiền có mất giá hoặc lạm phát đột biến thì đất và giá trị của nhà đất cũng không ảnh hưởng đến giá trị trao đổi. Theo đó, việc tích cóp, tích lũy tài sản dưới dạng tiền mặt [tiền giấy] thường chịu nhiều rủ ro lạm phát. Cùng với thời gian giá trị đồng tiền sẽ giảm, dù sở hữu một số tiền như nhau nhưng tại hai thời điểm khac nhau thì sức mua của nó sẽ khác nhau.

Nhà đất có giá trị sử dụng bền vững theo thời gian

Cũng giống như vàng, đất hay nhà có tính khử lạm phát vì đây là những tài sản mà giá trị sử dụng của nó bền vững theo thời gian. Đặc biệt diện tích đất đai thì có hạn mà nhu cầu thì ngày một tăng. Điều này làm cho người mua nhà riêng yên tâm trước những biến động của lạm phát theo thời gian. Tính khử lạm phát là tiêu chí rất quan trọng để nhà đất trở thành tài sản tích trữ.

Nhà đất - Kênh đầu tư lâu đời nhất

Có 3 quy luật để điều tiết thị trường bất động sản:

- Quy luật 1: Giá trị

- Quy luật 2: Cung cầu [quan hệ cung cầu]

- Quy luật 3: Sự điều tiết của Nhà nước

Bất động sản nói chung và nhà đất là một trong những kênh hàng đầu, nhưng không phải ngẫu nhiên. Từ đó đến giờ, đất và nhà là một cái gì đó đã sát cánh cùng sự phát triển của con người. Bạn phải có chỗ ở để đi làm. Bạn phải có đất để lập chi nhánh công ty. Người ta gọi đó là nhu cầu tất yếu của con người và xã hội.

Đất đai có tính khan hiếm tương đối và tuyệt đối

Như chúng ta biết tổng diện tích đất trên thế giới nói chung cung như ở Việt Nam nói riêng là không đổi. Nêu con người có bồi đắp được chỗ này thì cũng bị sạt lở mất chỗ khác. Điều nay có nghĩa là, theo thời gian diện tích đất sẽ không được sinh ra hoặc mở rộng thêm. Tổng lượng cung về đất không thay đổi, đây là đặc tính khan hiếm tuyệt đối của đất đai.

Đất đai không bị hao mòn theo thời gian sử dụng

Dân số thế giới ngày một tăng, ở Việt Nam cũng vậy, dân số ngày càng đông, nhu cầu sử dụng đất cũng sẽ tăng theo thời gian. Nhu cầu sử dụng đất không chỉ cho mục đích nhà ở mà nó còn tăng theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Đất dùng cho công nghiệp, đất dùng cho hạ tầng giao thông, công trình, cảng... Diện tích đất thì không đổi trong khi nhu cầu thì ngày một tăng đây là đặc tính khan hiếm tương đối của đất.

Tại các trung tâm kinh tế hoặc các thành phố lớn của quốc gia tính khan hiếm tương đối của đất càng cao vì ở những nơi đó còn chịu sự di dân từ các vùng miền khác đến. Do đó ngoài nhu cầu về đất đai cho phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông còn phải chịu áp lực không nhỏ về chỗ ở cho người nhập cư.

Bền vững theo thời gian sử dụng

Đất đai không bị hao mòn theo thời gian sử dụng. Con người nếu biết cách khai thác và sử dụng hợp lý thì giá trị sử dụng của đất vẫn bền vững theo thời gian. Bên cạnh đó nhu cầu con người ngày càng đa dạng, mục đích sử dụng đất theo thời gian của con người cũng sẽ đa dạng.

Với các đặc tính như nêu trên thì việc lựa chọn nhà, đất làm tài sản tích trữ của ông bà ta là hòan toàn hợp lý. Thời buổi ngày nay chúng ta có rất nhiều kênh, nhiều phương tiện trích trữ tài sản. Tuy nhiên bất động sản nói chung cũng như nhà đất nói riêng vẫn là kênh rất được nhiều người lựa chọn. Trong ngắn hạn bất động sản có thể giảm giá do chịu tác động từ các chính sách quản lý công, cơ chế quản lý, tình trạng bong bóng do đầu cơ tràn lan... nhưng trong dài hạn thì giá bất động sản nói chung cũng như giá nhà, đất nói riêng đều có xu hướng tăng giá.

Tham khảo giá bán nhà riêng tại Hà Nội đang giao dịch trên kênh thông tin bất động sản Homedy!

>>> XEM THÊM:

Diện tích nhà ở lớn hơn thông tin ghi trên sổ hồng xử lý thế nào?

Chi tiết hướng dẫn làm thủ tục xây dựng căn hộ mini

Làm thế nào để viết tin đăng bán nhà đất thu hút nhiều view?

H. Mai [Tổng hợp]

Theo Homedy Blog Thị trường

Video liên quan

Chủ Đề