Tâm lý học đại cương Trần Quốc Thành

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

N Q U A N G U Ẩ N [C h ủ biên],______ I....ị ■■■..ỊUT Â M LÍ H Ọ CTHU V * N UAI HOC 1 H U Í BANllillỊỊI000002722......^ [ircNHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘINGUYỄN QUANG UẨN [Chủ biên]TRẦN HỀÍU LUYẾN - TRẦN QUỐC THÀNHTÂM LÍ HỌCĐẠI CƯƠNG■■[In lần thứ IX]NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIC h iu tr á c h n h iê m x u â t bảnGiám đốc:Tổng biên tập:N g ư ờ i n h ậ n xét:NGUYỄN VÁN THỎANGUYỄN THIỆN GIÁPGS.TS PHẠM TẤT DONGPGS.TS NGUỲỄN THẠCB ic n tả p tá i bản:TS. VŨ KIM THANHĐINH VĂN VANGT r ĩn h bày bìa:PHAN CHƯƠNGTÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNGMã số: 02.153.ĐL.2002In 2000 cuốn.Tại xưởng in NXB Giao thôngSô’ xuất bản: 413/171/CXB. Số trích ngang 214 KH/XBIn xong và nộp lưu chiểu Quý III năm 2002.Lời nói đầuTâm lí học đại cương là một trong những môn học then chốt củachương trình đào tạo đại cương ở các trường Đại học và Cao đẳng. Đểđáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên thuộc nhiều nhómngành khác nhau, chúng tôi biên soạn tập giáo trình này.Trong khi biên soạn, tập thể tác giả đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọcnhiều tài liệu hiện có trong và ngoài nước, đồng thời mạnh dạn mở rộng,bổ sung nhiều vấn đề hiện^đại mang tính cập nhật như: Vấn đề di truyềnvà tám lí, cơ sỏ.xã hội của tâm lí, nhận thức và sự học, kiểu loại nhâncách, sự sai lệnh hành v/...cho nên cuốn sách còn là tài liệu tham khảobổ ích đối với cán bộ giảng dạy, học viên cao học và nghiên cứu sinh.Nội dung giáo trình Tâm lí học đại cương bao gồm 4 phẩn, đượcphân công biên soạn như sau:PGS.TS Nguyên Quang uẩnbiên soạn phần I và phần IIIPGS.TS Trần Hữu Luyếnbiên soạn phần IITS Trần Quốc Thànhbiên soạn phần IVTập thể tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biênsoạn, song khó trách khỏi những khiếm khuyết nhất định, mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của bạn đọc xa gần.Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với Nhà Xuấtbản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tập giáotrình ra đời.Tập thê tác giảPHẦN INHỮNG VẤN Đ Ề CHUNG CỦA TÂM LÍ HỌCChương ITÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌCThố giới tâm lí của con người vô cùng diệu kì và phongphú, được loài người quan tâm nghiên cứu cùng vói lịchsử hình thành và phát triển nhân loại. Từ những tư tưởngđẩu tiên sơ khai vể hiện tượng tâm lí, tâm lí học đã hìnhthành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vịtrí quan trọng trong nhđm các khoa học vể con người. Đâylà một khoa học có ý nghĩa to lớn trong việc phát huynhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM v ụ CỬA TÂM LÍ HỌCLà một khoa học, tâm lí học có đối tượng, nhiệm vụ vàphương pháp nghiên cứu xác định. Song trước hết cần phải hiểutâm lí là gì, để từ đó bàn về khoa học tâm lí [tâm lí học].51. Tâm lí h ọ c là gì ?Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn thường sửdụng từ tâm lí để no'i về lòng người như : "Anh A rấ ttâm lí", "chị B chuyện trò tâm tình cởi mở"... Với ý nghĩalà ở anh A, chị B... có hiểu biết về lòng người, về tâmtư, nguyện vọng, tính tình... của con người. Đó là cách hiểu"tâm lí" ở cấp độ nhận thức thông thường. Đời sống tâmlí con người bao hàm nhiều hiện tượng tâm lí phong phú,đa dạng, phức tạp từ cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duytưởng tượng đến tình cảm, ý chí, tính khí, năng lực, lítưởng, niém tin...Trong tiếng Việt th u ật ngữ "tâm lí", "tâm hồn" đã có từlâu. Từ điển tiếng Việt [1988] định nghĩã một cách tổngquát : "tâm lí" là ý nghĩ, tình cảm... làm thành đòi sốngnội tâm , th ế giới bên trong của con người.Theo nghĩa đời thường, chữ "tâm" thường dùng với cáccụm từ "nhân tâm", "tâm đác", "tâm địa", "tâm can"... thườngcó nghĩa như chữ "lòng", thiên về tình cảm, còn chữ "hổn"thường để diễn đạt tư tưởng, tinh thẩn, ý thức, ý chí., củacon ngưòi. "Tâm hổn", "tinh thẩn" luôn gắn với th ể "xác".Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, trong tiếng Latinh :"Psyche" là "linh hổn”/ ’tinh thần và "logos” là học thuyết,là "khoa học", vì th ế "tâm lí học [Psychologie]. là khoa họcvề tâm hổn. Nói một cách khái quát chung n h ất : tâm líbao gồm tấ t cả những hiện tượng tinh thẩn xảy ra trongđẩu óc con người, gắn liền và điỗu hành mọi hành động,hoạt động của con người. Các hiện tứợng tâm lí đóng vaitrò quan trọng đặc biệt trong đờí sống của con người, trongquan hệ giữa con người với con người trong xã hội loàingười.Tâm lí học là khoa học vể các hiện tượng tâm lí, nhưngtrước khi tâm lí học ra đời với tư cách một khoa học độc6lập, những tư tưởng tâm lí học đã có từ xa xưa gắn liềnvới lịch sử loài người. Vì th ế trước khi bàn về đối tượng,nhiệm vụ của tâm lí học, chúng ta cần điểm qua vài nétlịch sử hình thành và phát triển lĩnh vực khoa học này.2.Vài nét vê lịch sử hình thành và phát triểntâm lí họca. N hững tư tưởng tăm lí học thời cổ đại- Con người xuất hiện trên trái đất này mới được khoảng 10vạn năm - con người có trí khôn, có một cuộc sống, có lí trí, tu y .buổi đẩu còn rất sơ khai, mông muội.Trong các di chỉ của người nguyên thủy đã thấy nhữngbằng cứ chứng tỏ đã có quan niệm vê cuộc sống của "hồn'j"phách" sau cái chết của thể xác. Trong các bản vãn tựđầu tiên thời cổ đại, trong các kinh ở An Độ đã có nhữngnhận xét về tính chất của hổn, đã cổ những ý tưởng tiềnkhoa học về tâm lí.- Khổng Tử [551 - 479 TCN] nổi đến chữ "tâm" củacon người là "nhân, trí, dũng" .Về sau học trò của KhổngTử nêu thành "nhân, lể, nghĩa, trí, tín".- Nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Xôcrat [ 469 - 399 TCN] đãtuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng: “Hãy tự biết mình”. Đây làmột định hướng có giá trị to lớn cho tâm lí học: con người có thểvà cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.322duygắnNgười đẩu tiên "bàn về tâm hổn" là Arixtổt [384 TCN]. Ông là một trong những người có quan điểmvật vể tâm hồn con người. Arixtốt cho rằng : tâm hổnliên với thể xác, tâm hồn có ba loại :+ Tâm hôn thực vật có chung ở người và động vật làmchức năng dinh dưỡng [còn gọi là "tâm hòn dinh dưỡng"].7+ Tâm hòn dộng vật có chung ở người và động v ật làmchức n ăn g cảm giác, vận động [còn gọi là "tâm hòn cảmgiác"].+ Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người [còn gọi là "tâm hồnsuy nghỉ"],Quan điểm của Arixtốt đối lập với quan điểm của nhàtriế t học duy tâm cổ đại Platông [428 - 348 TCN] chorằng, tâm hồn là cái có trước, thực tại có sau, tâm hồndo thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm ở trong đầu,chỉ có ở giai cấp chủ nố ; tâm hổn dũng cảm nằm ở ngựcvà chỉ có ở tầng lớp quí tộc ; tâm hổn khát vọng nằm ởbụng và chỉ có ở tầ n g lớp nô lệ.- Đoi lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về tâm hồn là quanđiểm của các nhà triết học duy vật Talet [thế kỷ thứ VII - VITCN], A naxim eñ [thế kỷ V TCN], Hêraclit [ thế kỷ VI - VTCN]... cho rằng tâm lí, tâm hồn cũng như vạn vật như: nướclửa, không khí, đất. Còn Đ êm ôcrit [460 - 370 TCN] cho rằng,tâm hồn do nguyên tử cấu tạo thành, trong đó “ nguyên tử lửa” lànhân lõi tạo nên tâm lí. Thuyết ngũ hành coi kim, mộc, thuỷ,hỏa, thổ tạo nên vạn vật trong đó có cả tâm hổn.Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu tran h mãnhliệt xung quanh mối quan hệ vật chất và tinh thần, tâmlí và vật chất.b.N hững tư tường tâm lí học từ nửa đầu th ế k i X IXtrờ vè trước- Thuyết nhị nguyên : R.Đêcac [1596 - 1650] đại diệncho phái "nhị nguyên luận" cho rằ n g vật chất và tâm hổnlà hai thực th ể song song tổn tại. Đêcac coi cơ th ể conngười phản xạ như một chiếc máy. Còn bản thể tỉnh thần,tâm lí con người thì không th ể biết được. Song Đêcac eũng8đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạtrong hoạt động tâm lí.- Sang thế kỉ XVIII, tâm lí học bắt đầu có tên gọi.Nhà triết học Đức Vôn Phơ đã chia nhân chủng [nhân học]ra thành hai thứ khoa học : một là khoa học về cơ thểyhai là tâm lí học. Năm 1732 ông xuất bản cuốn Tâm líhọc kinh nghiệm". Sau đo' 2 năm, 1734, ra đời cuốn "Tâmlí lí trí". "Tâm lí học" ra đời từ đó.- Thế kì XVII - XVIII - XIX cuộc đấu tranh giữa chủnghĩa duy tâm và duy vật xoay quanh mối quan hệ giữatâm và vật.+ Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Beccơli [1685- 1753], E. Makhơ [1838 - 1916] cho rằng, thế giới khôngcó thực, th ế giới chỉ là "phức hợp các cảm giác chủ quan”của con người. Còn D.Hium [1811-1916] coi thế giới chỉ lànhững "kinh nghiệm chủ quan". Nguốn gốc của kinh nghiệmlà do đâu, Hium cho rằng con người không thể biết, vì thếngười ta vẫn coi Hium thuộc vào phái bất khả tri.Học thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao thể hiệnở "ý niệm tuyệt đối" của Hêghen.+ Thế kỉ XVII - XVIII - XIX, các nhà triết học và tâmlí học phương Tây đã phát triển chủ nghĩa duy vật lên mộtbước cao hơn : Spinnôda [1632 - 1667] coi tất cả vật chấtđều có tư duy, Lametri [1709 - 1751] một trong các nhàsáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp thừa nhận chỉ có cơthể mới có cảm giác. Còn Canbanic [1757 - 1808] cho rằngjnão tiết ra tư tưởng, giống như gan tiết ra mật.L.Phơbach [1804 - 1872] nhà duy vật lỗi lạc bậc nhấttrước khi chủ nghĩa Mac ra đời, khẳng định : tinh thần,tâm lí không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vậtcủa thứ vật chất phát triểntớimức độ cao là bộ não.9Đến nửa đầu th ế kỉ XIX cđ rất nhiều điểu kiện để tâmlí học trưởng thành, tự tách ra khỏi mối quan hệ phụ thuộcchật chẽ của tâm lí học vào triết học với tư cách tâm líhọc là một bộ phận, một chuyên ngành của triết học.c. Tâm lí học trỏ thành m ột khoa học dộc lập- Từ đẩu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất th ế giới đãphát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng củanhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thùật, tạo điều kiện cho tâmlí học trở thành một khoa học độc lập. Trong đo' phải kểtới thành tựu của các ngành khoa học cổ liên quannhư : Thuyết tiến hóa của s . Đ acuyn [1809 - 1892] của nhàduy vật Anh ; thuyết tâm vật lí học giác quan của HemHôm[1821 - 1894] người Đức ; thuyết tâm vật lí học củaPhecsne [1801 - 1887] và Vê-Be [1822 - 1911] người Anh,và các công trình nghiên cứu về tâm thẩn học của bác sĩSac-cô [1875 - 1893] người Pháp...- Thành tựu của chính khoa học tâm lí lúc bấy giờ,cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên làđiều kiện cẩn thiết giúp cho tâm lí học đã đến lúc trởthành khoa học độc lập. Đặc biệt trong lịch sử tâm lí học,một sự kiện không thể không nhắc tới vào năm 1879; nhàtâm lí học Đức V. Vuntơ [1832 - 1920] đã sáng lập raphòng thí nghiệm tâm lí học đấu tiên trên th ế giới tạithành phố Laixic. Và một năm sau nó trở thành viện tâmlí học đẩu tiên trên thế giới, xuất bản các tạp chí tâm líhọc. Từ vương quốc ì của chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủquan là đối tượng của tâm lí học và con đường nghiên cứuý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát, Vuntơđã bát đấu chuyển sang nghiên cứu tâm lí ý thức một cáchkhách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc...- Để gdp phẩn tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầuth ế kỉ XX các dòng phái tâm lí học khách quan ra đời đó10là : tâm lí học hành vi, tâm lí học Gestalt, phân tâm học.Trong thế kỉ XX còn có những dòng phấi tâm lí học kháccđ vai trò nhất định trong lịch sử phát triển khoa học tâmlí hiện đại như : dòng phái tâm lí học nhân văn, tâm líhọc nhận thức. Và nhất là sau Cách mạng Tháng 10 - 1917thành công ở Nga, dòng phái tâm lí học hoạt động do cácnhà tâm lí học Xô viết đã đem lại những bước ngòặt lịchsử đáng kể trong tâm lí học.3.đạiCác quan điểm cơ bản trong tâm lí học hiệna. Tăm lí học hành vi : chủ nghĩa hành vi do nhà tâmlí học Mĩ J.Oatsơn [1878 - 1958] sáng lập. [I.Oatsơn chorằng, tâm lí học không mô tả, giảng giải các trạng thái ýthức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cd thể. ớ con người,cũng như ỏ động vật, hành vi được hiểu là tổng số cáccử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại mộtkích thích nào đo'. Toàn bộ hành vi, phản ứng của conngười và động vật phản ánh bằng công thức :s - R[Stimulant - Réaction]Kích thích - Phản ứngVới công thức trên? J.Oatsơn đã nêu lên một quan điểmtiến bộ trong tâm lí học : coi hành vi là do ngoại cảnhquyết định, hành vi co' thể quan sát được, nghiên cứu đượcmột cách khách quan, từ đo' cđ thể điều khiển hành vitheo phương pháp "thử-sai". Nhưng chủ nghĩa hành vi đãquan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đemđánh đổng hành vi của con người với hành vi của con vật,hành vi chỉ còn là những phản ứng máy móc nhằm đápứng kích thích, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trườngxung quanh. Chủ nghỉa hành vi đổng nhất phản ứng với11nộicủagiớichủdung tâm lí bên trong làm mất chủ thể, tính xã hộitâm lí con người chỉ là hành vi, phản ứng trong thếmột cách cơ học, máy móc, Đây là quan điểm tự nhiênnghĩa, phi lịch sử và thực dụng.Về sau này các đại biểu của chủ nghĩa hành vi mớinhư : Tômmen , Hulơ, Skinơ... có đưa vào công thức s R những "biến số trung gian" bao hàm một số yếu tố như :nhu cấu, trạng thái chờ đo'n, kinh nghiệm sống của conngười, hoặc hành vi tạo tác "operant" nhàm đáp lại nhữngkích thích co' lợi cho cơ th ể .V ệ . bơ bản chủ nghĩa hànhvi mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng của chủ nghĩahành vi cổ điển Oatsơn.b. Tăm lí học Gestalt [còn gọi là tâm lí học cấu trúc]:dòng phái này ra đời ở Đức, gán liền với tên tuổi các nhàtấm lí học : Vecthaimơ [1880 - 1943] ; Côlơ [1887 - 1967],Côpca [1886 - 1947]. Họ đi sâu nghiên cứu các qui luậtvề tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, qui luật "bừngsáng" của tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm các nhà tâm lí họcGestalt khẳng định các qui luật của tri giác, tư duy và tâmlí của con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định.Các nhà tâm lí học Gestalt ít chú ý đến vai trò của vốn kinhnghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử,c. Phăn tăm học : thuyết phân tâm do S.Phrơt [1859 1939] bác sĩ người Áo xây dựng nên. Luận điểm cơ bảncủa Phrơt tách con người thành ba khối : cái ấy [cái vôthức], cái tôi và cái siêu tôi. Cái ấy bao gồm các bản năngvồ thức : ăn uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản năng tìnhdục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ. đời sống tâmlí và hành vi của con người, cái ấy tồn tại theo nguyêntác thỏa m ãn và đòi hỏi. Cái tôi - con người thường ngày,con người ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực. Cái tôicó ý thức theo Phrơt là cái tôi giả hiệu, cái tôi bể ngoài củacái nhân lõi bên trong là "cái ấy" ; cái siêu tôi - là cái siêu12phàm, "cái tôi lí tưởng" không bao giờ vươn tới được vàtổn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép. Như vậy, phântâm học đã để cao quá đáng cái bản nâng vô ý thức, dẫnđến phủ nhận ý thức, phủ nhận bản chất xã hội lịch sửcủa tâm lí con người, đồng nhất tâm lí của con người vớitâm lí loài vật. Học thuyết Phrơt là cơ sở ban đầu củachủ nghĩa hiện sinh, thể hiện quan điểm sinh vật ho'a tâmlí con người. Tóm lại, ba dòng phái tâm lí học nói trênra đời ở cuốithế kỉ XIX, đấu thế kỉ XX gópphẩn tấncông vào dòng phái chủ quan trong tâm lí học,đưatâmlí học đi theo hướng khách quan. Nhưng do những giới hạnlịch sử, ở họ có những hạn chế nhất định nhưthể hiệnxu thế cơ học hóa, sinh vật ho'a tâm lí con người, bỏ quabản chất xã hội lịch sử và tính chủ thể của đời sống tâmlí con người.d.Tâm lí học nhân văn : Dòng phái tâm lí học nhânvăn do C.Rôgiơ [1902 - 1987] và H.Maxlâu sáng lập. Cácnhà tâm lí học nhân văn quan niệm rằng : bản chất conngười vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năngkì diệu.Maxlâu đã nêu lên 5 mức độ nhu cầu cơ bản của conngười xếp thứ tự từ thấp đến cao :- Nhu cầu sinh lí cơ bản.- Nhu cẩu an toàn.- Nhu cầu về quan hệ xã hội.- Nhu cẩu được kính nể, ngưỡng mộ...- Nhu cẩu phát huy bản ngã, thành đạt.C.Rôgiơ cho rằng con người ta cẩn phải đối xử với nhaumột cách tế nhị, cởi mở, biết láng nghe và chờ đợi, cảmthông với nhau. Tâm lí học cần phải giúp cho con ngườitìm được bản ngã đích thực của mình, để có thể sống một13cách thoải mái, cởi mở, hồn nhiên và sáng tạo. Tuy nhiêntâm li học nhân văn để cao những điều cảm nghiệm, thểnghiệm chủ quan của bản thân mỗi người, tách con ngườikhỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý tới m ặt nhân văn trừutượng trong con người vì thế thiếu váng con người tronghoạt động thực tiễn.‘e.Tăm lí học nhận thức : Hai đại biểu nổi tiếng củatâm lí học nhận thức là G.Piagiê [Thụy Sĩ] và Brunơ [trướcở Mĩ, sau đo' ở Anh]. Tâm lí học nhận thức coi hoạt độngnhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình. Đặc điểmtiến bộ nổi bật của dòng phái tâm lí học này lẩ nghiêncứu tâm lí con người, nhận thức của con người trong mốiquan hệ với môi trường, với cơ th ể và với bộ não. v ì th ếhọ đã phát hiện ra nhiều sự kiện khoa học có giá trị trongcác ván đề tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ ... làm chocác lĩnh vực nghiên cứu nói trê n đạt tới một trìn h độ mới.Đổng thời họ cũng đã xây dựng được nhiểu phương phápnghiên cứu cụ thể đóng góp cho khoa học tâm lí ở nhữngnăm 50 - 60 của th ế ki XX này. Tuy nhiên dòng phái nàycũng có những hạn chế : họ coi nhận thức của con ngườinhư là sự nỗ lực của ý chí, để đưa đến sự thay đổi vốnkinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể, nhằm thích nghi,cân bàng với th ế giới, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, ýnghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức.Tất cả những dòng phái tâm lí học nói trên đều cđnhững đđng góp nhất định cho sự hình thành và phát triểncủa khoa học tâm lí. Song do những hạn chế lịch sử, do thiếu mộtcơ sơ phương pháp luận khoa hoc biên chứng, họ vẫn chưa cóquan điểm đầy đủ và đúng đắn về con người. Sự ra đời của tâmlí học macxit hay còn gọi là tâm lí học hoạt dộng dã go'pphẩn đáng kể vào việc khác phục hạn chế no'i trên và tiếptục đưa tâm lí học lên đỉnh cao của sự phát triển.14g. Tăm lí học hoạt dộng : Dòng phái tâm lí học nàydo các nhà tâm lí học Xô viết sáng lập như L.x Vưgôtxki[1896 - 1934], X.L. Rubinstein [1902 - 1960], A.N Lêonchiev[1903 - 1979], A.R.Luria [1902 - 1977]... Dòng phái tâmlí học này lấy triết học Mác - Lênin làm cơ sở lí luận vàphương pháp luận, xây dựng nển tâm lí học lịch sử người :coi tâm lí học là sự phản ánh thế giới khách quan và não,thông qua hoạt động. Tâm lí người mang tính chủ thể, co'bản chất xã hội, tâm lí người được hình thành, phát triểnvà thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệgiao lưu của con người trong xã hội. Chính vì thế tâm líhọc macxit được gọi là ’’tâm lí học hoạt động".4. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí họca. Dối tượng của tâm lí họcTrong tác phẩm "Phép biện chứng của tự nhiên" F.Anghenđã chỉ rõ, th ế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa họcnghiên cứu một dạng vận động của thế giới. Các khoa họcphân tích các dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộcnho'm khoa học tự nhiên. Các khoa học phân tích các dạngvận động của xã hội thuộcnhóm khoa học xã hội. Cáckhoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trunggian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia đượcgọi ỉà các khoa học trung gian, chảng hạn : lí sinh học,ho'a sinh học, tâm lí học... Trong đó tâm lí học nghiên cứudạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vậnđộng xã hội, từ thế giới khách quan vào não con ngườisinh ra hiện tượng tâm lí - với tư cách một hiện tượngtinh thẩn.Như vậy đối tượng của tâm lí học là các hiện tượngtâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giớikhách quan tác động não con người sinh ra, gọi chung là15các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành,vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí.b. N hiệm vụ của tâm lí học- Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bảnchất hoạt động của tâm lí, các qui luật nảy sinh và pháttriển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, qui luậtvề mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể lànghiên cứu :+ Những ' yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ratâm lí ngườỉ.+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí.+ Tâm lí của con người hoạt động như th ế nào ?+ Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động củacon người.- Cđ th ể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lí họcnhư sau :+ Nghiên cứu bản chất củá hoạt động tâm lí cả về m ặtsố lượng và chất lượng.+ P h át hiện các quỉ luật hình thành phát triển tâm lí.+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí.Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lí học đưara những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, pháttriển tâm lí, sử dụng tâm lí trong nhân tố con người cóhiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâmlí học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa họckhác.16II. BẤN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆNTƯỢNG TÂM LÍ1. Bản chất của tâm lí ngườiChủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định : tâm lí ngườilà sự phản ánh hiện thực khách' quan vào não người thôngqua chủ thể, tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử.a.Tăm lí ngươi là sụ phản árih hiện thực khách quanvào não người thông qua chủ thể- Tâm lí người không phải do thượng đế, do trời sinhra, cũng không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật,tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vàonão con người thông qua "lăng kính chủ quan".- Thế giới khách quan tổn tại bằng các thuộc tính khônggian, thời gian và luôn vận động. Phản ánh là thuộc tínhchung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động. No'i mộtcách chung nhất : phản ánh là quá trình tác động qua lạigiữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấuvết [hình ảnh] tác động ở cả hệ thống tác động và hệthống chịu sự tác động, chẳng hạn :+ Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vếtphấn trên bảng và ngược ỉại bảng đen làm mòn [để lại vết]trên viên phấn [phản ánh cơ học].+ Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khíôxi, đo' là phản ánh [phản ứng hóa học ] để lại một vếtchung của hai hệ thống là nước [H2 + 0 -* H 0].Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và co' sựchuyển hóa lẫn nhau : từ phản ánh cơ, vật lí, ho'a đếnphản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phảnánh tâm lí.2 -UHĐC17- phản ánh tâm lí là một phản ánh đặc biệt :+ Dó là sự tác động của hiện thực khách quan vào conngười, vào hệ th ần kinh, bộ não người - tổ chức cao nhấtcủa vật chất. Chỉ co' hệ thần kinh và bộ não người mớico' khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạora trên não hình ảnh tinh thẩn [tâm lí] chứa đựng trongvết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hóa ở tronghệ thần kinh và não bộ. C.Mác nối : tinh thẩn, tư tưởng,tâm lí... chảng qua là vật chất được chuyển vào trong đầuóc, biến đổi trong đó m à có.+ Phản ánh tâm lí tạo ra "hình ảnh tâm lí" [bản "saochép", "bản chép"] về th ế giới. Hình ảnh tâm lí là kết quảcủa quá trình phản ánh th ế giới khách quan vào não. Songhình ảnh tâm lí khác về chất so với các hình ành cơ, vậtlí, sinh vật ở chỗ :* Hình ảnh tâm lí m ang tính sinh động, sáng tạo. Thídụ : hình ảnh tâm lí về cuốn sách trong đẩu một conngười biết chữ khác xa về chất với hình ảnh vật lí co'tính chất "chết cứng”, hình ảnh vật chất của chính cuốnsách đó có ở trong gương.* H ình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màusác cá nhân [hay nho'm người] mang hình ảnh tâm lí đo',hay nói khác đi hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan vềhiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm líth ể hiện ở chỗ : mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnhtâm lí về thê' giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm,cái riêng của mình [vể nhu cầu] xu hướng, tính khí, nănglực... vào trong hình ảnh đó làm cho nó m ang đậm màusác chủ quan. Hay nói khác đi> con người phản ánh th ếgiới bằng hình ảnh tâm lí thông qua "lăng kính chủ quan"của mình.** Tính chủ th ể ti-bng phản ánh tâm lí thể hiện ở chỗ :18Cùng nhận sự tác động của thế giới vể cùng một hiệnthức khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau chota những hình ảnh tâm lí với những mức độ, sắc thái khácnhau.Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác độngđến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau,ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạngthái tinh thẩn khác nhau, co' thể cho ta thấy mức độ biểuhiện và các sác thái tâm lí khác nhau ở chủ thể ấy.+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảmnhận, cảm nghiệm và thể hiện no' rõ nhất. Cuối cùng thôngqua các mức độ và sác thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủthể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.Do đâu mà tâm lí người này khác tâm lí người kia.Điều đó do nhiều yếu tố chi phối, trước hết, do mỗi conngười co' những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệthẩn kinh và não bộ. Mỗi người co' hoàn cảnh sống khácnhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt làmỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cựcgiao lưu khác nhau trong cuộc sống, vì thế tâm lí n g ư ờ i nàykhác tâm lí người kia.Từ luận điểm no'i trên, chúng ta có thể rút ra một sốkết luận thực tiễn :- Tâm lí co' nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thếkhi nghiên cứu, cũng như khi hình thành, cải tạo tâm língười phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sốngvà hoạt động.- Tâm lí người mang tính chủ thể, vì thế trong dạyhọc - giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chúý nguyên tác sát đối tượng [chú ý đến cái riêng trong tâmlí mỗi người].19- Tâm lí là sản phẩm cúa hoạt động và giao tiếp, vì th ếphải tổ chức hoạt động và giao tiếp để nghiên cứu sự hìnhthành và phát triển tâm lí con người.b. Bán chát xã hội cùa tâm lí người- Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan,là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biếnthành cái riêng của mỗi người. Tâm lí con người khác xavới tâm lí củacácloài động vật cao cấp ở,- chỗ : tâmlí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.- Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lí người thểhiện như sau :+ Tâm lí người có nguồn gốc là th ế giới khách quan[thế giới tự nhiên và xã hội] trong đó nguồn gốc xã hộilà cái quyết định [quyết định luận xã hội]. Ngay cả phầntự nhiên trong th ế giới cũng được xã hội hóa. Phần xã hộicủa th ế giới quyết định tâm lí người thể hiệnở, cácquan hệ kinh tế xã hội, các mối quan hệ đạo đức, phápquyền, các mối quan hệ con người - con người từ quan hệgia đình, làng xtím, quê hương khối phố cho đến các quanhệ nhóm, các quan hệ cộng đồng... Các mối quan hệ trênquyết định bản chất tâm lí người [bản chất con người làsự tổng hòa các mối quan hệ xã hội]. Trên thực tế, conngười thoát li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người người đều làm cho tâm lí người mất bản tính người [nhữngtrường hợp trẻ con do động vật nuôi từ bé, tâm lí của cáctrẻ này không hơn hẳn tâm lí loài vật].+ Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếpcủa con người trong các mối quan hệ xã hội. Con ngườivừa là một thực thế tự nhiên lại vừa là một thực thể xã hội.Phần tự nhiên ở con người [như đặc điểm cơ thể, giácquan, thẩn kinh, bộ não] được xã hội ho'a ở mức cao nhất.Là một thực th ể xã hội, con người là chủ th ể của nhận20thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách là mộtchủ thể tích cực, chủ động sáng tạo. Tâm lí của con ngườilà sản phẩm của con người vớitư cách là chủ thể xã hội,vì thế tâm lí người mang đẩy đủ dấu ấn xã hội lịch sửcủa con ngưòi.+ Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trìnhlĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiêm xã hội, nền văn hóa xãhội thông qua hoạt động và giao tiếp [hoạt động vui chơi,học tập, lao động, công tác xã hội] trong đó giáo dục giưvai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệgiao tiếp của con người trong xã hội co' tính quyết định.+ Tâm lí của mổi con người hình thành, phát triển vàbiến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịchsử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịusự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và của cộng đồng.Tóm lại, tâm lí người có nguồn gốc xã hội, vì thế phảinghiên 'cứu môi trường xă hội, nên văn hóa xã hội, cácquan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cẩnphải tổ chức có • hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục,cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổikhác nhau để hình thành, phát triển tâm lí con người...2. Chức năng của tâm líHiện thực khách quan quyết định tâm lí con người, nhưngchính tâm lí con người lại tác động trở lại hiện thực bằngtính năng động, sáng tạo của nó thông qua hoạt động, hànhđộng, hành vi. Mỗi hành động, hoạt động của con ngườiđều do "cái tâm lí" điểu hành. Sự điều hành ấy biểu hiệnqua những m ặt sau :- Tâm lí co' chức năng chung là định hướng cho hoạtđộng, ở đây muốn nói tới vai trò của động cơ, mục đích21hoạt động. Động cơ co' thể là một nhu cầu được nhận thức,hứng thú, lí tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng...- Tâm lí là động lực thôi thúc, lôi cuốn con ngườihoạt động, khác phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đãđề ra.- Tâm lí điểu khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằngchương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiếnhành hoạt động làm cho hoạt động của con người trở nênco' ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.- Cuối cùng tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt độngcho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợpvới điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép.Nhờ co' các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnhnói trên m à tâm lí giúp con người không chỉ thích ứng vớihoàn cảnh khách quan, mà còn nhận thức, cải tạo và sángtạo ra th ế giới, và chính trong quá trình đó con ngườinhận thức, cải tạo chính bản thân mình.Nhờ chức năng điều hành nói trên mà nhân tố tâm lígiữ vai trò cơ bản, có tính quyết định trong hoạt động củacon người.3. Phân loại hiện tượng tâm líCó nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lí :a.Cách phân loại p h ổ biến trong các tài liệu tâm lí họclà việc phân loại các hiện tượng tâm lí theo thời gian tòntại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhâncách. Theo cách chia này, các hiện tượng tâm lí có ba loạichính :Các quá trìn h tâm lí.Các trạ n g thái tâm lí..22Các thuộc tính tâm lí.- Các quá trình tâm lí là những hiện tượng tâm lí diễnra trong thời gian tương đối ngán, co' mở đầu, diễn biến,kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân biệt baquá trình tâm lí :+ Các quá trình nhận thức gốm cảm giác, tri giác, trínhớ, tưởng tượng, tư duy.+ Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tứcgiận, dễ chịu, kho' chịu, nhiệt tình hay thờ ơ...+ Quá trình hành động ý chí.- Các trạng thái tâm lí là những hiện tượng tâm lí diễnra trong thời gian tương đối dài, việc mở đấu và kết thúckhông rõ ràng, như : chú ý, tâm trạng...- Các thuộc tính tâm lí là những hiện tượng tâm lítương đối ổn định, kho' hinh thành và kho' mất đi, tạothành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nóitới bốn nhóm thuộc tính tâm lí cá nhân như : xu hướng,tính cách, khí chất và năng lực.Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng tâmlí bằng sơ đồ sau :Tâm liCác trạng thái tâm lí i «-* Ị Các thuộc tính tâm iíb. Củng có thể phân chia hiện tượng tâm lí thanh :- Các hiện tượng tâm lí có ý thức- Các hiện tượng tâm lí chưa được ý thứcChúng ta có nhiều nhận biết vể các hiện tượng tâm líco' ý thức [được nhận thức, hay tự giác]. Còn những hiện23tượng tâm lí chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưngta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức.Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức :"vô thức” là những lỉnh vực nằm ngoài ý thức, "khó lọtvào" lĩnh vực ý thức [một số bản năng vô thức, một sốhành động lỡ lời, lỡ chân tay, ngủ mơ, mộng du...] và mứcđộ "tiềm thức" là những hiện tượng bình thường nằm sâutrong ý thức, thỉnh thoảng những hoàn cảnh n h ất định cóth ể được ý thức "chiếu rọi" tới.

c. Nạ ười ta còn phân hiệt hiện tươìì - Hiện tượng tâm lí sống động : thể hiện trong hànhvi, hoạt động.- Hiện tượng tâm lí tiêm tàng : tích đọng trong sảnphẩm của hoạt động.d. Cũng có thề phân biệt hiện tượng tâm lí của cá nhânvới hiện tượng tâm lí xã hội [phong tục, tập quán, địnhhình xã hội, tin đồn, dư luận xã hội, tâm trạn g xã hội,"mốt"...]Như vậy, th ế giới tâm lí của con người vô cùng đa dạngvà phức tạp. Các hiện tượng tâm lí có nhiều mức độ, cấpđộ khác nhau ? có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hóacho nhau.III. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN c ứ uTÂM LÍ -1.Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm líhọc khoa họca] Nguyên tác quyết định luận duy vật biện chứng.Nguyên tắc này khẳng định tâm lí co' nguổn gốc ĩà th ếgiới khách quan tác động vào bộ não con người, thông qua24"lăng kính chủ quan" của con người. Tâm lí định hướngđiểu khiển, điểu chỉnh hoạt động, hành vi của con ngườitác động trở lại thê' giới, trong đo' yê'u tố xã hội là quantrọng nhất. Do đó khi nghiên cứu tâm lí người cẩn thấmnhuần nguyên tác quyết định luận duy vật biện chứng.b. Nguyên tác thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách vớihoạt động.Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thểhiện tâm lí, ý thức, nhân cách. Đổng thời tâm lí, ý thức,nhân cách là cái điều hành hoạt động. Vì thế chúng thốngnhất với nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm líluôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên- cứutâm lí trong sự vận động của no', nghiên cứu tâm lí quasự diễn biến, cũng như qua sản phẩm của hoạt động.c. Phải nghiên cứu các. hiện tượng tâm lí trong mối liênhệ giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ giữa chúngvới các loại hiện tượng khác : các hiện tượng tâm lí khôngtổn tại một cách biệt lập mà chúng có quan hệ chặt chẽvới nhau, bô’ sung cho nhau, chuyển ho'a cho nhau, đổngthời chúng còn chi phối và chịu sự chi phối của các hiệntượng khác.d. Phải nghiên cứu tâm lí của một con người cụ thể,của một nhóm người cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm límột cách chung chung, nghiên cứu tâm lí ở một con ngườitrừu tượng, một cộng đồng trừu tượng.2. Các phưting pháp nghiên cứu tâm líCó nhiều phương pháp nghiên cứu tâm lí : quan sát,thực nghiệm, trắc nghiêm, trò chuyện, điều tra, nghiên củusản phẩm hoạt động, phân tích tiểu sử...a.Phương pháp quan sát. Quan sát được dùng trongnhiểu khoa học, trong đó có tâm lí học.25

Video liên quan

Chủ Đề