Tăng lương theo vùng là như thế nào

Mức lương tối thiểu vùng là gì? Những đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng? Mức lương tối thiểu vùng mới nhất? Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn? Mức phạt trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng?

Lương – luôn là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Mức lương luôn được hai bên thỏa thuận, thống nhất với nhau. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật có quy định mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, các bên có quyền thỏa thuận, đàm phán về mức lương nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Luật sư tư vấn pháp luật về mức lương tối thiểu vùng: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mức lương tối thiểu vùng là gì?
  • 2 2. Những đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhất:
  • 3 3. Mức lương tối thiểu vùng mới nhất:
  • 4 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn:
  • 5 5. Mức phạt trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng:

1. Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để cho doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả tiền lương. Trong những năm gần đây, mức lương tối thiểu vùng không ngừng được tăng lên nhằm đảm bảo và cải thiện mức sống tối thiểu của mọi người dân Việt Nam.

Tình trạng doanh nghiệp trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng vẫn diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức về pháp luật, nhiều người lao động không hề nhận thức được việc quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Mức lương tối thiểu vùng tiếng Anh là: Region based minimum wage

2. Những đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhất:

Căn cứ vào Điều 2 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng 2020 được áp dụng cho những đối tượng sau:

Người lao động làm việc với chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

Doanh nghiệp tổ chức quản lý, thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy định về lề đường tối thiểu? Quy định hành lang an toàn giao thông?

Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân và những tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hình thức hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Lưu ý: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, tổ chức, cơ quan và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này gọi chung là doanh nghiệp.

3. Mức lương tối thiểu vùng mới nhất:

Theo Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (văn bản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp áp dụng từ ngày 01/01/2020 như sau:

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp tại Điều 3 Nghị định 90/2019, cụ thể như sau:

Vùng I: Tăng từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng(tăng 240.000 đồng/tháng);

Vùng II: Tăng từ 3,71 triệu đồng/tháng lên 3,92 triệu đồng/tháng(tăng 210.000 đồng/tháng);

Vùng III: Tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,43 triệu đồng/tháng(tăng 180.000 đồng/tháng);

Xem thêm: Điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa đất nông nghiệp

Vùng IV: Tăng từ 2,92 triệu đồng/tháng lên 3,07 triệu đồng/tháng(tăng 150.000 đồng/tháng).

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng:

Vùng I: Giữ nguyên

Vùng II: Tăng 11 địa bàn

Huyện Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước từ vùng III lên vùng II.

Thành phố Bến Tre từ vùng IV lên vùng II và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre từ vùng III  lên vùng II.

Vùng III: Giảm 3 địa bàn

Xem thêm: Yêu cầu số lượng nhà thầu tối thiểu đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu

Bổ sung các địa bàn sau từ Vùng IV lên Vùng III:

Huyện Cẩm Khê thuộc tỉnh Phú Thọ

Thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An

Huyện Đông Sơn, Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre

Vùng IV: Giảm 8 địa bàn

Thị xã Chí Linh (nay thành phố Chí Linh) từ vùng III xuống vùng IV

4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn:

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Xem thêm: Diện tích tối thiểu tách thửa tại huyện Củ Chi năm 2022

Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Bản chất của mức lương tối thiểu vùng

Bản chất của mức lương tối thiểu vùng là gì? Bản chất của mức lương tối thiểu vùng là:

Thứ nhất, mức lương tối thiểu vùng là mức lương cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận với nhau, đồng thời cũng đảm bảo được quyền lợi cho người lao động.

Thứ hai, mức lương tối thiểu vùng cũng là cơ sở để doanh nghiệp đóng và người lao động hưởng các khoản về  Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ ba, mức đóng bảo hiểm thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu.

Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng, cơ sở tại Bắc Ninh là bao nhiêu?

Phân biệt mức lương tối thiểu vùng và lương cơ sở

Nếu đối tượng áp dụng lương cơ sở là cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thì mức lương tối thiểu vùng lại áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan, doanh nghiệp.

Việc tăng mức lương tối thiểu vùng chỉ tác động đến người lao động trong những trường hợp người lao động đang có mức lương thấp hơn với mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số mức lương thực nhận người lao động nhận được đều cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Do đó, việc tăng lương tối thiểu vùng không có nhiều ý nghĩa với đa số người lao động.

Còn việc tăng lương cơ sở lại tác động đến tất cả những đối tượng đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người hưởng lương hưu… Và khi lương cơ sở tăng thì mức lương, trợ cấp và phụ cấp của các đối tượng nêu trên cũng sẽ tăng theo.

Chu kỳ thay đổi mức lương tối thiểu vùng

Cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có bất kỳ văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, cứ thông thường là 1 năm mức lương tối thiểu vùng sẽ thay đổi 1 lần. và thường được áp dụng vào ngày 01/01 mỗi năm.

Không được trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Xem thêm: Số lượng nhà thầu tối thiểu tham gia dự thầu

Điều 5, Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng. Nếu vi phạm người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo quy định.

5. Mức phạt trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng:

Một số doanh nghiệp do chưa cập nhật Nghị định 90/2019/NĐ-CP nên xảy ra trường hợp thanh toán lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng. Trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính. Khoản 4, Điều 13, Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về vấn đề này. Theo đó, các mức phạt như sau:

– Doanh nghiệp trả lương cho từ 01 người đến 10 người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng: phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

– Doanh nghiệp trả lương cho từ 11 người đến 50 người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng: phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xem thêm: Nhà chung cư diện tích tối thiểu bao nhiêu thì được cấp sổ hồng?

– Doanh nghiệp trả lương cho từ 51 người lao động trở lên: phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục

Không ít doanh nghiệp vi phạm lỗi thanh toán lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng. Khi đó, doanh nghiệp buộc phải trả đủ tiền lương và khoản tiền lãi của số tiền lương trả thiếu cho người lao động. Khoản tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại. Lãi suất lấy tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm trên.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi lương tối thiểu vùng tăng

Người sử dụng lao động sẽ phải làm thủ tục điều chỉnh mức tiền lương tham gia bảo hiểm; theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Quyết định 595/QĐ-BHXH Việt Nam thì từ năm 2018 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; trong đó mức lương là mức lương tối thiểu trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường; và được xác định theo vùng, ngành.

Vì thế lương tối thiểu vùng tăng thì người sử dụng lao động cũng phải điều chỉnh lại mức tiền lương đóng bảo hiểm cho người lao động.

Thủ tục điều chỉnh mức tiền lương đóng bảo hiểm, người sử dụng lao động nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, hồ sơ gồm có:

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS), người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì bổ sung giấy tờ chứng minh (phụ lục 03)

Xem thêm: Bề rộng tối thiểu đường ngõ được quy định như thế nào?

Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS)

Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp (mẫu D02-TS)

Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng lại thang lương, bảng lương bởi mức lương tối thiểu vùng là căn cứ để xây dựng thang lương, bảng lương để đảm bảo nguyên tắc mức lương thấp nhất của công việc bình thường cũng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, mức lương của công việc đòi hỏi học nghề, đào tạo cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng và khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất bằng 5% (theo hướng dẫn tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP)

Trên thực tế, có một số trường hợp, lương cơ bản chưa thay đổi, nhưng trên thực tế người sử dụng lao động đã xây dựng thang lương bảng lương cao hơn cả mức lương tối thiểu; trong trường hợp này cũng phải thay đổi để phù hợp với quy định trên.

Tăng kinh phí công đoàn, Luật công đoàn và Nghị định hướng dẫn thi hành quy định người sử dụng lao động hàng tháng đóng kinh phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của người lao động. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tăng, sẽ kéo theo tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm xã hội cũng tăng theo; vì vậy kinh phí công đoàn mà người sử dụng lao động trích nộp cũng sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, các khoản tiền mà người sử dụng lao đông cũng như bảo hiểm chi trả cho người lao động được căn cứ dựa trên mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ tăng theo như: tiền lương ngừng việc, tiền lương khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng….

Thế nào là tăng lương tối thiểu vùng?

Đồng thời, quy định mới bổ sung mức lương tối thiểu giờ theo vùng như sau: Vùng I: 22.500 đồng/giờ; Vùng II: 20.000 đồng/giờ; Vùng III: 17.500 đồng/giờ; Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

Tăng lương theo vùng là gì?

Lương tối thiểu vùng: mức thấp nhất làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận để trả lương. Như vậy, lương tối thiểu vùnglương cơ sở không phải là lương cơ bản mà chỉ căn cứ để xác định mức lương cơ bản của các đối tượng.

Tăng lương năm 2022 như thế nào?

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành). Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

Tính lương theo vùng như thế nào?

Lương cơ bản vùng I: 4.420.000 đồng/tháng. – Lương cơ bản vùng II: 3.920.000 đồng/tháng. – Lương cơ bản vùng III: 3.430.000 đồng/tháng. – Lương cơ bản vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.