Tập suối nguồn tươi trẻ là gì

 05:03 27/12/2019        Lượt xem: 864

5 Thức Yoga Tây Tạng - Tibetan Five Rites Yoga hay còn gọi là Suối nguồn tươi trẻ - The Fountain of Youth, là một phần của Yoga Tây Tạng  - Tibetan Yoga, được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách "Con mắt khải huyền" của Peter Kelder--- là một bí quyết màu nhiệm vô cùng đơn giản, chỉ gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

5 phương pháp thể dục [hay là 5 Thức] của Tây Tạng xưa được hiểu như là bí quyết để duy trì sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực. Từ hàng ngàn năm qua, những bài tập này đã trở thành những nghi thức thần kỳ được giữ kín trong các tu viện ẩn náu trên dãy Himalaya.

Những lợi ích thực tế của 5 thức Yoga Tây Tạng bao gồm: sinh lực dồi dào; tinh thần minh mẫn, an nhiên, thư thái; cơ bắp săn chắc; ngủ tốt; thở sâu; sức khỏe toàn diện nâng cao, ít ốm vặt; vóc dáng trẻ trung, linh hoạt; giảm cân

Thân thể con người có 7 trung tâm năng lực. Người Tây Tạng gọi đó là những điểm xoáy trong khi người Hin-Ðu gọi là LUÂN XA. Tuy không thể thấy nhưng 7 luân xa này là những điện trường cực mạnh và hoàn toàn có thực. Mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của cơ thể và nhiệm vụ của nó là kích thích sự sản xuất hóc-môn. Chính những hóc-môn này điều hành toàn bộ các chức năng của các cơ quan nội tạng và đồng thời điều hành cả tiến trình lão hóa

Luân xa 1 hay luân xa thấp nhất tập trung ở tuyến sinh dục. Luân xa 2 tập trung ở tuyến tụy trong vùng bụng. Luân xa 3 tập trung tại tuyến thượng thân trong vùng đám rối dương [mạng dây thần kinh ở bụng]. Luân xa 4 tập trung tại tuyến ức ở vùng ngực. Luân xa 5 tập trung ở tuyến giáp trạng nơi cổ. Luân xa 6 tập trung ở tuyến tùng, tại đáy sau của não. Luân xa 7 cao nhất, tập trung tại tuyến yên, nơi đáy trước của não.

Trong một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, hoạt động của những luân xa này thật mãnh liệt, giúp cho "prana", sinh lực chủ yếu của sự sống, được trôi chảy qua các tuyến nội tiết. Nhưng nếu sự hoạt động của một hay nhiều luân xa đó bị trì trệ thì dòng sinh lực của sự sống bị cản trở hoặc bế tắc và như thế đưa đến bệnh hoạn và già nua.

Với một người khỏe mạnh thì những luân xa đó làm lan tỏa sinh lực ra đến tận làn da bên ngoài; ngược lại với một cơ thể già nua bệnh hoạn thì những luân xa này hầu như không thể đẩy sinh lực lên đến bề mặt của thân thể. Vì thế, cách thức nhanh nhất để dành lại sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực là làm sao để cho những luân xa này hoạt động bình thường trở lại. Ðể đạt đến mục đích này, chúng ta có 5 bài tập hay 5 "Thức" như tên gọi của các Lạt Ma trên Himalaya. Mỗi thức tự nó rất hữu ích, nhưng muốn có được những kết quả tối ưu thì không nên bỏ sót một thức nào là kinh nghiệm của người đã luyện tập thành công.

THỨC THỨ NHẤT

Đứng thẳng, 2 tay dang ngang bằng vai. Sau đó xoay tròn theo chiều từ trái sang phải cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt.

Mục đích của thức này là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại.

Lưu ý: Khi mới luyện tâp, không nên vượt quá 6 vòng quay. Nếu cảm thấy chóng mặt, có thể ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi. Không nên cố gắng quá sức, vì ngay cả những người thể lực tốt và người thường xuyên tập yoga cũng có thể phải mất đến 6 tháng mới xoay được đủ 21 lần.

Ðể giảm sự chóng mặt, trước khi bắt đầu xoay hãy tâp trung tầm nhìn vào một điểm trước mặt và khi khởi sự xoay hãy nhìn thẳng vào điểm đó càng lâu càng tốt. Sau mỗi vòng xoay hãy hướng tầm mắt thật nhanh về điểm đó. Như thế sẽ đỡ chóng mặt.

Một số mẹo giảm chóng mặt, buồn nôn:

- Trước khi tập, không nên ăn no hoặc dùng đồ uống có cồn. Nên uống một chút nước nóng có thả một lát gừng tươi hoặc một chén trà bạc hà.

- Sau khi tập, nếu thấy chóng mặt nhiều có thể dùng ngón cái bấm huyệt Nội quan trong khoảng 1-2 phút. Huyệt này nằm ở trên nếp gấp khớp cổ tay 2 đốt ngón tay, trong khe giữa gân của 2 cơ nổi rõ khi gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào trong.

THỨC THỨ HAI

Nằm ngửa, thẳng người trên sàn, 2 tay đặt xuôi theo thân mình, lòng bàn úp, ngón tay chụm lại, đầu các ngón tay của 2 bàn tay hơi hướng vào nhau.

Hít vào thật chậm và sâu. Gập đầu cằm chạm ngực đồng thời nhấc 2 chân lên cho đến khi tạo thành đường thẳng đứng. Nếu có thể, hãy vươn 2 chân về phía đầu, nhưng vẫn phải giữ 2 đầu gối thẳng.

Sau đó từ từ thả đầu và 2 chân xuống sàn đồng thời thở ra toàn bộ. Nghỉ một chút cho các cơ bắp được thư giãn rồi lặp lại thức này.

Mục tiêu của thức này là nhằm kích thích hơn nữa 7 luân xa.

Lưu ý: Trong khi thực hành tuân theo nhịp thở: hít vào thật sâu khi nhấc đầu và hai chân lên; thở ra toàn bộ khi hạ đầu và hai chân xuống. Càng hít thở sâu càng tốt.

Nếu lúc mới tập không thể giữ cho hai đâu gối được thật thẳng thì có thể cong theo mức độ cần thiết. Trong khi luyện tập tiếp cố giữ cho hai đầu gối càng thẳng càng tốt.

THỨC THỨ BA

Quỳ trên sàn, thân mình thẳng, hai tay buông xuôi, bàn tay đặt vào sau đùi. Ngả đầu và cổ về phía trước càng xa càng tốt, đồng thời đầu cúi xuống sao cho cằm tựa trên ngực.

Hít vào thật sâu, ngửa ra phía sau càng xa càng tốt, đầu ngả xuống thật thấp. Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại thức này.

Lưu ý: Cũng như thức thứ hai, khi tập thức này phải điều hòa nhịp thở đúng như qui định: hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về tư thế thẳng đứng. Hít thở càng sâu càng tốt.

Muốn tập trung tư tưởng nên nhắm mắt lại để loại bỏ những ràng buộc của thế giới bên ngoài và có thể tập trung vào chính mình. Những người bị bệnh về xương khớp không nên cố gắng quá mức khi thực hiện động tác ngửa về sau. Nếu thấy chóng mặt do thiếu oxy não khi động mạch đốt sống bị chèn ép thì không nên ngả đầu quá thấp về phía sau.

THỨC THỨ TƯ

Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng về phía trước, bàn chân cách nhau khoảng 20cm; 2 tay xuôi theo thân mình, lòng bàn tay úp trên sàn, cạnh mông;

Đầu hơi cúi sao cho cằm ngả trên ngực.

Tiếp đó, ngửa đầu ra sau càng xa càng tốt, rồi nâng thân mình lên trong khi đầu gối gập lại sao cho 2 cẳng chân từ đầu gối trở xuống thẳng đứng, 2 cánh tay cũng thẳng đứng, còn phần thân từ vai đến đầu gối nằm ngang, song song với sàn nhà.

Trở về tư thế ngồi và thư giãn một chút trước khi lặp lại các động tác của thức này.

Lưu ý: Nhớ hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở này khi nghỉ giữa hai lần tập.

Lúc đầu những người lớn tuổi khó nhấc thân lên khỏi sàn nhà và không thể đạt tư thế song song với sàn nhà. Hãy làm tất cả những gì có thể trong vòng một tháng xem sao. Cuối cùng sẽ đạt kết quả mong muốn.

THỨC THỨ NĂM



Chống 2 tay xuống sàn, bàn tay cách nhau khoảng 60cm, khom người, duỗi 2 chân về phía sau, bàn chân cũng cách nhau 60cm. Đẩy thân mình, đặc biệt là phần hông lên cao nhất có thể, tạo thành hình chữ V úp ngược, trọng lượng cơ thể dồn lên bàn tay và các ngón chân.

Đầu hơi cúi để cằm tựa lên ngực. Sau đó, cong cột sống, hạ thấp thân mình sao cho cơ thể võng xuống. Đồng thời ngóc đầu lên, để nó ngả ra sau càng xa càng tốt. Tiếp tục đẩy hông lên cao để lặp lại thức này.

Lưu ý: Khi đã thuần thục hãy để cho thân mình rơi xuống tới điểm gần như là chạm sàn nhà, nhưng không chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi thân ở điểm cao cũng như lúc hạ xuống thấp.

Tiếp tục thở hít như trong các thức trước. Hít vào thật sâu khi nâng ngưởi lên và thở ra hết khi hạ người xuống

Để đạt hiệu quả, nên tập đều đặn, mỗi ngày 21 lần cho một thức. Khi mới bắt đầu, trong tuần lễ thứ nhất, chỉ nên tập mỗi thức 3 lần trong một ngày. Sau đó, cứ mỗi tuần tiếp theo tăng thêm 2 lần tập cho một thức.
 


Bác sĩ Lê Văn hướng dẫn tập suối nguồn tươi trẻ

-------------------------------------------------------------------------------------

Phòng khám BS Lê Văn Chuyên trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, tê tay chân và các bệnh xướng khớp khác.

ĐC: 162C/26, Trần Ngọc Quê, Ninh Kiều Cần Thơ

SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ

Một bí quyết cổ truyền 

NỘI DUNG "SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ" PHẦN HAI

        Đã gần 3 tháng trôi qua kể từ ngày ông Bradford trở về từ Ấn Độ và biết bao chuyện đã xảy ra trong thời gian nầy. Sau khi được ông Bradford truyền dạy về 5 thức tập, tôi bắt đầu luyện ngay và rất phấn chấn trước những kết qủa do chúng mang lại. Dạo nầy vì bận công việc nên ông Bradford đã vắng mặt và tôi không liên lạc được với ông. Cuối cùng khi ông gọi điện thoại cho tôi, tôi hăm hở báo cho ông về sự thành công của tôi và qủa quyết rằng tôi rất thích thú để chứng tỏ cho ông thấy về sự công hiệu của 5 thức đó.   

Đúng vậy tôi cảm thấy cực kỳ phấn chấn về 5 thức tập nầy và nôn nóng muốn truyền đạt những gì mình đã biết cho những người khác hầu họ có thể hưởng được lợi ích. Vì thế mà tôi đã hỏi ông Bradford, liệu ông có thể mở một lớp dạy. Ông đồng ý, xem đó là một ý tưởng hay và nói ông sẽ làm chuyện đó, nhưng chỉ mở lớp trong 3 điều kiện.   

Điều kiện thứ nhất là lớp phải có đầy đủ cả nam lẫn nữ thuộc mọi thành phần trong xã hội: từ chuyên gia cho đến người công nhân, nội trợ v.v... Điều kiện thứ hai là tất cả học viên đều phải trên 50 tuổi, càng lớn tuổi càng tốt, dù họ có thể là trên 100 tuổi thì còn hay hơn nữa, nếu tôi có thể tìm thấy và nếu họ chịu học. Ông Bradford nhấn mạnh đến điểm nầy, mặc dầu 5 thức tập cũng rất hữu ích đối với những người trẻ tuổi hơn. Và điều kiện thứ ba là mỗi lớp chỉ giới hạn trong số 15 học viên mà thôi. Điều nầy làm tôi khá thất vọng bởi tôi vẫn mong tập hợp một số học viên lớn lao hơn. Sau khi cố thuyết phục ông Bradford một lúc nhưng thấy không được, tôi đành chấp nhận 3 điều kiện của ông. 

 Chẳng bao lâu sau, tôi đã tập hợp được một nhóm hội đủ những điều kiện mà ông Bradford đã nêu ra và ngay từ buổi đầu, lớp học đã chứng tỏ một sự thành công lớn lao. Chúng tôi gặp nhau mỗi tuần một lần và trong tuần sau đó, tôi thấy đã có những dấu hiệu tiến bộ nơi một số thành viên. Tuy vậy ông Bradford yêu cầu các thành viên không nên thảo luận với nhau về sự tiến bộ của mỗi người và vì thế chẳng có cách nào thăm dò ý kiến của họ. Thế rồi sự thắc mắc của tôi đã được nguôi ngoai vào cuối tháng, khi chúng tôi gặp nhau trong một buổi họp mặt để chia sẻ những thành qủa mà mỗi người đã đạt được. Một số đã mừng rỡ kể ra sự tiến bộ đạt được, một số ít hơn cho rằng họ đã thành công đáng kể và trong số nầy có một cụ 75 tuổi, xem chừng đã đạt được nhiều tiến bộ hơn cả. 

Chúng tôi đặt tên cho nhóm của mình là Himalaya Club và tiếp tục họp mặt mỗi tuần. Cuối cùng, sau khi đã trải qua 10 tuần học tập, toàn bộ học viên đã có thể thực hành mỗi tuần 21 lần các thức tập. Mọi học viên đều không những cho rằng mình cảm thấy khá hơn mà còn tin rằng họ trông có vẻ tươi trẻ hơn; nhiều người còn nói đùa rằng đã đến lúc họ sẽ không nói ra tuổi thật của họ nữa. Điều nầy làm tôi nhớ vài tuần trước đó, khi chúng tôi hỏi tuổi ông Bradford, ông đã hứa rằng ông sẽ công bố nó vào cuối tuần thứ mười. Vậy mà giờ đây, khi đã đến kỳ hẹn, chúng tôi vẫn chưa thấy ông Bradford đến. Một học viên đề nghị chúng tôi thử đoán số tuổi của ông Bradford rồi viết ra trên một miếng giấy để sau đó, khi được ông Bradford công bố tuổi, chúng tôi sẽ xem ai là người đoán gần đúng nhất. Tất cả chúng tôi đều đồng ý và khi chúng tôi đang thâu các mẩu giấy lại thì ông Bradford bước vào.   

Nghe chúng tôi giải thích về công việc đang làm, ông Bradford nói: "Nào các bạn hãy trao những phiếu ấy cho tôi, để tôi xem các bạn đã đoán đúng như thế nào. Sau đó tôi sẽ nói tuổi thật của tôi cho các bạn !" . Bằng một giọng vui nhộn, ông Bradford đọc lớn các dự đoán ghi trong mẩu giấy, qua đó người ta thấy rằng tất cả đều đoán ông ở trong độ tuổi 40 và phần đông cho rằng ông chỉ mới bước vào lớp tuổi 40. 

 Ông Bradford nói:  "Thưa qúy bà, qúy ông. Tôi xin cảm ơn về những gì tốt đẹp mà qúy vị đã dành cho tôi. Vì qúy vị đã chân thật nói lên cảm nghĩ của mình nên tôi cũng phải thành thật nói rõ về số tuổi của tôi. Thưa qúy vị, tôi cũng có cùng một lớp tuổi của qúy vị, nghĩa là vào ngày sinh nhật tới đây, tôi đã 73" .   

Thoạt tiên mọi người đều nhìn ông với vẻ nghi ngờ, khó tin. Làm sao có một ông cụ ở tuổi 73 lại có vẻ trẻ trung như một người đàn ông ở tuổi 40 như thế ? Sau đó, một số học viên đã nêu lên thắc mắc của mình và hỏi tại sao ông có thể đạt được những kết qủa kỳ diệu nầy.   Ông Bradford giải thích:  "Tôi thông cảm với sự ngạc nhiên của các bạn bởi các bạn chỉ mới thực hành những thức kỳ diệu nầy trong vòng 10 tuần. Nếu tiếp tục thực hành chúng trong 2 năm, các bạn sẽ tạo được những thay đổi rõ nét. Ngoài ra, nếu các bạn muốn đạt được một sự tiến bộ hơn thế nữa thì tôi sẽ nói ra đây những gì bạn cần biết. 

 "Cho đến nay, tôi đã hướng dẫn cho các bạn 5 thức tập nhằm tái tạo sức khỏe, sinh lực. Chúng cũng mang lại cho bạn vẻ tươi trẻ. Tuy vậy, nếu bạn muốn phục hồi hoàn toàn sức khỏe và sự tươi trẻ, thì bạn phải thực hành thức thứ sáu.  "Sở dĩ tôi chưa đề cập đến thức thứ sáu nầy là vì nó chỉ có thể hữu ích một khi bạn đã đạt được những kết qủa tốt đẹp qua 5 thức tập đã nêu" .   

Đến đây, ông Bradford lưu ý mọi người rằng nếu muốn hưởng lợi ích của thức thứ sáu nầy, họ phải biết tự chế và đây chính là điều rất khó khăn. Ông đề nghị tất cả nên dành ra một ít thời gian để cân nhắc xem mình có cương quyết thực hành thức thứ 6 nầy trong suốt quãng đường đời còn lại hay không. Với ai đã dứt khoát thì ông mời họ trở lại vào tuần sau.   Đúng như đã quy định với nhau, vào tuần sau đó chỉ có 5 học viên của nhóm trở lại. Tuy vậy, ông Bradford cho biết điều nầy xem ra có vẻ tốt đẹp hơn là những gì ông đã từng trải ở Ấn Độ.   

Khi được hỏi về cái thức tập bổ sung nầy, ông Bradford giải thích rõ ràng mục tiêu của nó là nhằm nâng cao các năng lực tái tạo của cơ thể. Tiến trình nâng cao nầy không những làm cho tinh thần được tươi trẻ trở lại, mà toàn bô cơ thể cũng thế. Và ông lưu ý rằng, thức thứ 6 nầy đề ra một sự trói buộc mà hầu hết các học viên đều không muốn tuân theo. 

 Ông giải thích:   "Thông thường với các bà hay các ông ở độ tuổi trung niên thì một phần hoặc thường khi là phần ớn năng lực chủ yếu của sự sống nhằm nuôi dưỡng 7 luân xa được hướng thành năng lực tái tạo. Một phần qúa lớn của năng lực nầy bị hoang phí ở luân xa thứ nhất và như thế nó không thể ên đến 6 luân xa kia.  "Nhằm có thể trở thành một con người cực kỳ tươi trẻ và khỏe mạnh - một siêu nhân - bạn cần phải bảo quản cái năng lực mãnh liệt của sự sống nầy và dẫn nó lên phía trên, hầu toàn bộ các luân xa có thể dùng đến nó, nhất là luân xa thứ bảy. Nói cách khác, bạn cần phải sống độc thân hầu cái năng lực tái tạo nầy có thể được tái sử dụng vào một mục tiêu cao cả hơn.   

"Khi đó, việc đưa sinh lực chủ yếu của sự sống lên phía trên là một điều rất dễ dàng; vậy mà từ bao thế kỷ nay, con người thường thất bại trong khi thực hiện ước mơ nầy. Ở phương Tây, toàn bộ các tôn giáo đã thử vươn đến mục tiêu nầy, nhưng tất cả đã thất bại. Sở dĩ như thế là vì họ muốn làm chủ cái năng lực tái tạo nầy bằng cách đè nén và ngăn chận nó. Thực ra chỉ có một cách duy nhất để làm chủ cái thôi thúc mãnh liệt nầy, đó là chuyển hóa nó chứ không phải triệt tiêu hay ngăn chận nó. Chỉ bằng cách chuyển hóa nó bạn mới có thể làm chủ được cái năng lực chủ yếu của sự sống và đồng thời đưa nó lên cao. Bằng cách nầy, bạn không những tìm thấy sự "trường sanh bất lão" như các cụ ngày xưa gọi, mà còn có thể ứng dụng nó, điều mà người xưa lắm khi không làm được. 

"Giờ đây, tôi xin nói với các bạn rằng thức thứ sáu nầy là một thức đơn giản và dễ dàng nhất. Bạn chỉ thực hành nó một khi bị cảm thấy bị thôi thúc thái qúa bởi tính dục và có ước muốn tự nhiên cần phải giải quyết nó. May thay thức thứ 6 nầy qủa là rất đơn giản để bạn có thể thực hành nó ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, mỗi khi bạn cảm thấy bị thúc bách bởi tính dục.   

Tất cả những gì mà bạn cần phải thực hành là:  "Đứng thẳng người và từ từ thở hết không khí ra khỏi phổi. Trong khi làm như thế, bạn hãy cong mình và đặt hai bàn tay lên đầu gối. Cố thở cho ra bằng hết không khí còn trong phổi và rồi, với buồng phổi trống trơn, quay trở lại với thế thẳng đứng. Đặt hai bàn tay lên hông và ấn chúng xuống. Đồng thời, thu bụng vào càng sâu càng tốt và nâng cao lồng ngực.   

"Giờ đây, hãy giữ tư thế nầy càng lâu càng tốt. Cuối cùng khi bạn cảm thấy cần phải hít thở, hãy hít không khí vào bằng mũi. Khi phổi đã đầy, hãy thở ra bằng miệng. Trong khi thở ra như thế, hãy thư giãn đôi tay và buông thỏng chúng một cách tự nhiên dọc bên hông. Rồi hít sâu vài lần bằng miệng hoặc mũi.   

"Đây là tất cả những gì mà bạn phải thực hành với thức thứ 6 nầy, để tái định hướng năng lực tính dục và hướng sức mạnh của nó đi lên. Hầu hết mọi người đều phải thực hành 3 lần thức thứ 6 nầy.  "Sự khác biệt duy nhất giữa một người khỏe mạnh sinh động và một siêu nhân [nam cũng như nữ] là ở chỗ siêu nhân biết hướng năng lực chủ yếu của sự sống đi lên để tạo ra sự quân bình và hài hòa qua 7 luân xa trong khi người kia [không siêu nhân] thì hướng nó vào năng lực tính dục. Chính vì thế mà siêu nhân mỗi lúc mỗi trẻ ra, ngày càng trẻ hơn và tạo ra trong chính họ "liều thuốc trường sinh" 

 Hẳn giờ đây các bạn đã có thể hiểu rằng tại sao "Suối Nguồn Tươi Trẻ" vẫn luôn luôn ở trong tôi. Năm thức tập hay đúng hơn là 6 thức đã nêu, chỉ là cái chìa khóa để mở ra cánh cửa. Mỗi khi tôi nhớ đến Ponce de Leon và sự tìm kiếm vô vọng "Suối Nguồn Tươi Trẻ" của ông ta, tôi thấy cảm thương cho con người đã không quản gian lao vượt bao ngàn dậm để rồi trở về với hai bàn tay trắng.  

Thật ra ông ấy có thể đạt được mục tiêu của mình mà không cần phải ra khỏi nhà. Tuy vậy cũng tựa như tôi, Ponce de Leon tin rằng ông có thể tím thấy "Suối Nguồn Tươi Trẻ" ở một nơi nào đó trên trái đất nầy. Ông không ngờ rằng chính trong bản thân ông luôn chất chứa cái "Suối Nguồn Tươi Trẻ"   

Cần nhớ rằng các bạn chỉ thực hành thức thứ sáu khi bạn đang sung mãn và bị thôi thúc bởi tình dục. Qúy bà qúy ông sẽ không thể chuyển hóa cái sinh lực sinh sản nầy nếu nó còn qúa ít hoặc chẳng còn gì để chuyển hóa. Người nào đã hết sung mãn và không còn bị thôi thúc bởi những dấu hiệu tuyệt vời chứng tỏ cơ thể họ đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Và sở dĩ được như vậy là phần nào nhờ ở biết cách thực hành mức độ dinh dưỡng tại tu viện.  Các Lạt Ma không hề lựa chọn các món ăn cho chính mình hay nói đúng hơn, họ có rất ít để mà có thể lựa chọn. Khẩu phần ăn uống của các Lạt Ma gồm các loại thực phẩm bổ ích, lành mạnh và theo quy định thì mỗi bữa ăn chỉ có một món mà thôi. Điều nầy tự nó đã là một bí quyết để cường tráng và khỏe mạnh. Khi mỗi bữa ăn ta chỉ ăn một món mà thôi thì dạ dầy của ta không bị mệt mỏi vì sự thiếu hài hòa [số lượng , chất dinh dưỡng và hóa tính khác nhau] của các món ăn.

Với một bữa ăn có qúa nhiều món, các thức ăn sẽ rối loạn trong dạ dày vì tinh bột không dễ dàng hòa tan với protein. Chẳng hạn như, nếu bánh mì, đó là một chất bột, được ăn chung với một chất có nhiều protein, như là thịt, trứng hoặc phó mát thì một phản ứng hóa học sẽ được thành hình trong dạ dày. Điều nầy không những làm cho dạ dày no hơi, đưa tới sự mệt mỏi cho cơ thể, mà về lâu về dài còn làm cho tuổi thọ bị giảm đi.   Hồi còn ở tu viện, rất nhiều lần tôi đã ngồi ăn chung với các Lạt Ma và bữa ăn chẳng có gì ngoài bánh mì. Những lúc khác thì chúng tôi chỉ ăn toàn là rau tươi với trái cây. Và những lúc khác nữa thì chỉ có rau nấu với trái cây. 

 Thoạt đầu, vì quen với lối ăn uống thông thường trước đây gồm nhiều thức ăn khác nhau, nên tôi cảm thấy đói bụng; nhưng chẳng bao lâu sau, tôi cảm thấy thích thú với một bữa ăn đơn giản, chỉ có bánh mì đen hoặc chỉ với một loại trái cây duy nhất. Thỉnh thoảng, một bữa ăn chỉ có rau không thôi cũng đủ làm cho tôi thích thú như một bữa tiệc.   Ở đây, tôi không muốn khuyên các bạn giới hạn bữa ăn của mình bằng một thức ăn duy nhất và tôi cũng không khuyên bạn loại bỏ thịt ra khỏi thực đơn. Điều mà tôi khuyên đó là tách rời các món ăn thuộc chất tinh bột, trái cây và rau ra khỏi thịt, cá và gà, nghĩa là bạn không nên ăn chúng trong cùng một bữa.   

Bạn có thể ăn một bữa toàn thịt, và nếu muốn, bạn có thể dùng nhiều loại thịt khác nhau cho một bữa ăn. Hoặc bạn cũng có thể ăn bơ, trứng và phó mát cùng với thịt hoặc bánh mì đen và để kết thúc là cà phê đen hoặc trà. Nhưng bạn không thể kết thúc một bữa ăn như thế với bất cứ thứ gì ngọt hay được làm bằng bột - không dùng bánh, mứt hoặc kẹo.  Bơ là một thức ăn có thể dung hòa được với cả hai loại thực phẩm vừa kể trên. Bạn có thể dùng bơ chung với những thức ăn có bột hoặc chung với thịt. Sữa thì hợp với những thức ăn bằng bột hơn. Với trà hay cà phê, bạn phải uống đen hoặc pha với ít đường, nhưng không bao giờ nên pha chúng chung với sữa.   

Việc dùng trứng một cách thích hợp cũng là một điều thú vị và hữu ích mà tôi đã học được trong thời gian ở tu viện. Các Lạt ma không bao giờ ăn nguyên cái trứng, trừ khi trước đó họ đã lao động cật lực bằng chân tay. Chỉ lúc đó họ mới ăn hết một qủa trứng luộc loại trung. Nhưng thông thường thì họ ăn tròng đỏ trứng, ăn sống và bỏ tròng trắng đi. Lúc đầu, tôi thấy việc bỏ tròng trắng trứng như thế là phí phạm vì đây là thức ăn rất ngon; sau đó tôi mới hiểu rằng tròng trắng chỉ được sử dụng cho cơ bắp mà thôi và ta chỉ ăn nó sau khi đã làm việc bằng cơ bắp.   

Tôi vẫn biết rằng tròng đỏ trứng là một thức dinh dưỡng, nhưng tôi chỉ hiểu gía trị thật sự của nó sau khi nói chuyện với một người Tây Phương ở tu viện, người nầy có một sự am hiểu vững chắc về sinh hóa. Ông giải thích rằng thông thường trứng gà có chứa đủ phân nửa số dưỡng tố cần thiết cho não bộ, thần kinh và các cơ quan nội tạng. Và cơ thể chỉ cần hấp thụ những dưỡng tố cần thiết nầy ở một lượng nhỏ, nhưng nó cần phải được phân lượng sao cho thích hợp với mức độ dinh dưỡng nếu bạn thật sự muốn được cường tráng và khỏe mạnh cả tinh thần lẫn thể xác.   

Ngoài ra, các Lạt Ma đã dạy cho tôi một điều quan trọng khác là ăn thật chậm nhằm nhai kỹ thức ăn. Nhai thật kỹ là bước quan trọng đầu tiên để làm cho thức ăn nhuyễn đi hầu có thể dễ dàng hấp thụ. Khi ta ăn bất cứ thứ gì, thì nó cần phải được tiêu hóa trong miệng trước khi tiêu hóa  25v trong dạ dày. Nếu bạn nuốt chửng thức ăn, bỏ qua giai đoạn nhai kỹ - một giai đoạn quan trọng chủ yếu - thì như thế thức ăn sẽ trở thành một thứ phá hoại khi nó vào đến dạ dày.   

Những thức ăn có nhiều protein như thịt, cá, gà thì bạn không cần phải nhai nhiều như những thức ăn từ bột. Nhưng dù sao thì bạn cũng nên nhai cho nhuyễn. Nếu thức ăn càng được nhai kỹ thì tính dinh dưỡng của nó càng gia tăng. Điều nầy có nghĩa là nếu bạn biết nhai kỹ thức ăn thì lượng thức ăn mà bạn cần ăn sẽ giảm đi phân nửa. 

 Tôi đã rời khỏi tu viện ở Himalaya sau 2 năm tập luyện và mang theo một cái nhìn mới mẻ. Có những điều trước đây tôi xem thường vậy mà sau nầy tôi phải giựt mình kinh hãi. Một trong những điều nầy là khi tôi đến một số thành phố tại Ấn Độ, tôi nhận thấy ở khắp nơi người ta đã ăn uống qúa độ. Tôi đã từng thấy có người chỉ trong một bữa ăn mà họ đã tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với khẩu phần của 4 Lạt Ma làm việc cật lực. Nhưng, đương nhiên là các Lạt Ma chẳng bao giờ mơ ước cho vào dạ dày của mình đủ loại thức ăn như người đó.   

Điều thứ hai làm tôi khiếp sợ, đó là người ta đã ăn qúa nhiều thức ăn trong một bữa. Vì đã quen với một, hai món ăn trong một bữa nên có hôm tôi đã sững sờ khi đếm có cả thảy 23 món trên bàn tiệc khoản đãi tôi. Chính vì thế mà có biết bao người trên trần gian nầy phải thường xuyên đau ốm, bệnh hoạn, bởi họ chẳng biết gì đến sự liên quan giữa dinh dưỡng và sức khỏe.  Ăn đúng thức ăn, có được một sự kết hợp đúng đắn giữa các thực phẩm với nhau, ăn theo một lượng thích hợp và ăn đúng cách, đó chính là những yếu tố để tạo ra những kết qủa thần kỳ. Nếu bạn qúa mập, cách thức ăn uống vừa kể sẽ giúp bạn giảm cân; ngược lại nếu bạn gầy yếu nó sẽ giúp bạn lên cân.   

Ngoài ra còn có một số điều khác về thực phẩm và dinh dưỡng mà tôi muốn trình bày với các bạn nhưng vì thời gian có hạn nên tôi không thể nói ra đây. Vậy các bạn nên ghi nhớ 5 điều sau đây:   

- Đừng bao giờ ăn các thức làm từ tinh bột trong cùng một bữa với thịt. Giờ đây, khi bạn còn khỏe mạnh, chúng không làm cho bạn bị suy yếu, nhưng về lâu về dài chúng không ích lợi cho sức khỏe của bạn.   

- Nếu dùng cà phê thì hãy uống cà phê đen, không dùng sữa hay một loại kem nào khác để pha vào. Nhưng nếu cà phê làm bạn khó chịu thì bạn hãy bỏ hẳn nó đi.   

- Nhai kỹ thức ăn cho đến khi nó thành chất lỏng và giảm dần lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ. 

- Mỗi ngày ăn một tròng đỏ trứng gà tươi. Hãy ăn trước hoặc sau bữa ăn nhưng không ăn trong bữa.   

- Giảm các thức ăn trong mỗi bữa của bạn xuống đến mức tối thiểu. 

****************************************

 NỘI DUNG SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ

Video liên quan

Chủ Đề