Tế bào chết thì điện thế nghỉ bằng bao nhiêu

Mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 11 Bài 28 do eLib tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng các kiến thức về các hình thức về điện thế nghỉ. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Mục lục nội dung

1. Giải bài 2 trang 52 SBT Sinh học 11

Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?

Phương pháp giải

- Xem lại lý thuyết khái niệm về điện thế nghỉ

- Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu là do sự thay đổi của nồng độ K+

Hướng dẫn giải

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.

- Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu là do:

+ Nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào.

+ Các cổng K+ mở [tính thấm chọn lọc đối với K+] nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.

+ Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.

2. Giải bài 2 trang 58 SBT Sinh học 11

Tại sao nói K+ đóng vai trò quan trọng trong duy trì điện thế nghỉ?

Phương pháp giải

Nồng độ K+ bên trong tế bào luôn phải cao hơn bên ngoài tế bào thì mới duy trì được điện thế nghỉ.

Hướng dẫn giải

Do nồng độ K+ bên trong tế bào luôn phải cao hơn bên ngoài tế bào thì mới duy trì được điện thế nghỉ.

- Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu là do :

+ Nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào.

+ Các cổng K+ mở [tính thấm chọn lọc đối với K+] nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.

+ Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.

3. Giải bài 3 trang 58 SBT Sinh học 11

Khi tế bào chết, trì số của điện thế nghỉ sẽ bằng bao nhiêu? Tại sao?

Phương pháp giải

Khi tế bào chết thì trỉ số điện thế nghỉ sẽ bằng 0, mất sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào.

Hướng dẫn giải

Khi tế bào chết thì trỉ số điện thế nghỉ sẽ bằng 0, do khi tế bào chết màng tế bào mất tính thấm chọn lọc, các ion Na+- K+ ra vào tự do làm mất sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào.

4. Giải bài 14 trang 63 SBT Sinh học 11

Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi

A. phía trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm.

B. phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương,

C. cả trong và ngoài màng tích điộn dương.

D. cả trong và ngoài màng tích điện âm.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về khái niệm của điện thế nghỉ

Hướng dẫn giải

Điện thế nghi là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương

Chọn B

5. Giải bài 15 trang 63 SBT Sinh học 11

Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K có vai trò chuyển

A. Na+ từ ngoài vào trong màng.

B. K+ từ trong ra ngoài màng,

C. K+ từ ngoài vào trong màng.

D. Na+ từ trong ra ngoài màng.

Phương pháp giải

Khi K+ từ ngoài vào trong màng thì tế bào duy trì trạng thái nghỉ

Hướng dẫn giải

Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K có vai trò chuyển K+ từ ngoài vào trong màng.

Chọn C

6. Giải bài 16 trang 63 SBT Sinh học 11

Khi tế bào ớ trạng thái nghỉ ngơi

A. cổng K+ và Na+ cùng đóng.

B cổng K+ mở, Na+ đóng.

C. cổng K+ và Na+ cùng mở.

D. cổng K+ đóng và Na+ mở

Phương pháp giải

Ở trạng thái nghỉ ngơi cổng K+ mở, Na+ đóng.

Hướng dẫn giải

Khi tế bào ớ trạng thái nghỉ ngơi cổng K+ mở, Na+ đóng.

Chọn B

7. Giải bài 21 trang 64 SBT Sinh học 11

Để dẫn tới sự thay đổi điện thế nghỉ, phân tử tín hiệu cần bám vào kênh ion mở bằng phân tử tín hiệu.

Khi tế bào chết thì trỉ số điện thế nghỉ sẽ bằng 0, do khi tế bào chết màng tế bào mất tính thấm chọn lọc, các ion Na+, K+ ra vào tự do làm mất sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào.

  bởi Bin Nguyễn

11/01/2021

Like [0] Báo cáo sai phạm

Cách tích điểm HP

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

NONE

Các câu hỏi mới

  • Tầm quan trọng của rễ đối với quá trình hấp thụ nước và muối khoáng, khả năng cố định nito phân tử của vi sinh vật

    tầm quan trọng của rễ đối với quá trình hấp thụ nước và muối khoáng, khả năng cố định nito phân tử của vi sinh vật

    25/10/2022 |   0 Trả lời

  • Xác định: Cây cần những thành phần nào để tiến hành quang hợp?

    25/10/2022 |   1 Trả lời

  • Em hãy cho biết: Trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật, CO2 được giải phóng từ bào quan nào?

    26/10/2022 |   1 Trả lời

  • Nêu các bào quan tham gia vào quá trình hô hấp sáng ở thực vật?

    25/10/2022 |   1 Trả lời

  • Xác định: Quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?

    25/10/2022 |   1 Trả lời

  • Cho biết: Chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C4 và CAM giống nhau ở đặc điểm nào?

    25/10/2022 |   1 Trả lời

  • Xác định: Trong chu trình Hatch – Slack , quá trình xảy ra ở tế bào mô giậu có vai trò?

    25/10/2022 |   1 Trả lời

  • Để chiết rút diệp lục ta thường sử dụng nguyên liệu nào để dễ dàng thu được?

    25/10/2022 |   1 Trả lời

  • Phân tử nào tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong cơ thể thực vật?

    25/10/2022 |   1 Trả lời

  • Xác định: Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp được gọi là gì?

    25/10/2022 |   1 Trả lời

  • lập bảng so sánh quang hợp ở các nhóm thực vật c3,c4,CAM

    lập bảng so sánh quang hợp ở các nhóm thực vật c3,c4,CAM về các tiêu chí sau:

    nơi xảy ra, loại lục lạp tham gia, chất cố định co2 đầu tiên, sản phẩm cố định co2 đầu tiên, điểm bù ánh sáng, điểm bão hòa ánh sáng, điểm bù co2, điểm bão hòa co2, hàm lượng nước, có hô hấp sáng không, hiệu quả quang hợp. 

Chủ Đề