Tên lửa hạt nhân là gì

Một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được thử nghiệm ở Nga vào năm 2019 - Ảnh: ZUMA PRESS

Hôm 21-9, Tổng thống Nga Putin ám chỉ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đất nước khi tuyên bố sẽ "sử dụng tất cả phương tiện sẵn có để chống lại mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của mình".

Tuyên bố của ông Putin đã gây ra phản ứng mạnh từ Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo các nước đồng minh của Mỹ. Ông Biden cáo buộc Nga "vô trách nhiệm" khi phát đi cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng chiến tranh hạt nhân sẽ là cuộc chiến không mang tới thắng lợi và không bao giờ được phép bắt đầu.

Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ [FAS], hiện nay Nga có tổng cộng 5.977 đầu đạn hạt nhân, nhiều nhất trên thế giới. Trong số này có khoảng 1.500 đầu đạn không còn biên chế sử dụng.

Trong khi đó Mỹ có 5.428 đầu đạn hạt nhân, Pháp có 290 và Anh có 225. FAS cho biết khoảng 90% tổng số đầu đạn hạt nhân trên thế giới do Nga và Mỹ sở hữu.

Trong trường hợp của Nga, trong số khoảng 4.500 đầu đạn hạt nhân còn sử dụng được, hầu hết được coi là "chiến lược".

Nga đã đầu tư vào nhiều vũ khí khác nhau để sử dụng những đầu đạn này. Trong đó có tên lửa đạn đạo phóng từ trên mặt đất có thể tiếp cận lãnh thổ Mỹ, tên lửa phóng từ tàu ngầm, tên lửa triển khai từ máy bay...

Các tên lửa đạn đạo của Nga trong lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Matxcơva vào tháng 5-2021 - Ảnh: AP

Các chuyên gia ước tính khoảng 1.500 đầu đạn của Nga đang được "triển khai", tức là chúng đang được lắp đặt tại các căn cứ tên lửa, trên máy bay ném bom hoặc trên các tàu ngầm. Cùng với đó là "khoảng 977 đầu đạn chiến lược và 1.912 đầu đạn phi chiến lược [tức chiến thuật]" đang được dự trữ, theo tổ chức Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử [Bulletin of the Atomic Scientists - BAS].

Tuy nhiên, theo Đài Sky News, các chuyên gia nhận định vẫn khó biết chính xác số lượng đầu đạn hạt nhân và vũ khí của Nga.

Theo báo Washington Post, kể từ năm 2000, học thuyết quân sự được chia sẻ công khai của Nga đã cho phép nước này sử dụng vũ khí hạt nhân "để đối phó với hành động xâm lược quy mô lớn có sử dụng các vũ khí thông thường, cụ thể trong những tình huống quan trọng với an ninh quốc gia của Liên bang Nga".

Chiến lược của Nga - được biết đến là "leo thang để giảm leo thang" - bao gồm khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường để làm thay đổi chiều hướng của một cuộc xung đột thông thường mà các lực lượng Nga có nguy cơ thua.

Hiện nay các chuyên gia quân sự vẫn đang phân tích khả năng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật như thế nào trong một cuộc xung đột thông thường, giống như cuộc chiến ở Ukraine. Tổng thống Biden đã cảnh báo ông Putin không dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại vũ khí được thiết kế để sử dụng trên chiến trường, có thiết kế nhỏ hơn và được sử dụng ở khoảng cách ngắn, khác với vũ khí hạt nhân chiến lược vốn được dùng để tấn công các mục tiêu chiến lược ở khoảng cách xa.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật bao gồm bom trọng lực, tên lửa tầm ngắn, đạn pháo, mìn, ngư lôi... được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Một vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Ảnh: AFP

Hai ngày sau khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin đã đặt lực lượng hạt nhân Nga vào “tình trạng chiến đấu đặc biệt”. Không rõ điều đó thay đổi tình trạng của lực lượng này ra sao, nhưng tiếp đó ông cảnh báo bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào chiến dịch của Nga sẽ gánh chịu “những hậu quả mà bạn chưa bao giờ thấy trong lịch sử”.

Ngoại trưởng Lavrov cũng cảnh báo rằng một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ ba sẽ liên quan đến vũ khí hạt nhân. Gần đây hơn, người phát ngôn Điện Kremlin, Peskov trả lời phỏng vấn CNN rằng vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng trong trường hợp có “mối đe doạ tồn vong với đất nước chúng tôi”.

Cả Nga và Mỹ đều sở hữu hàng nghìn vũ khí hạt nhân, hầu hết trong số đó có sức công phá lớn hơn gấp 5 lần so với những quả bom nguyên tử đã san bằng Hiroshima và Nagasaki [Nhật Bản] vào năm 1945. Chúng bao gồm khoảng 1.600 vũ khí ở chế độ trực chiến của mỗi bên, có khả năng đánh trúng các mục tiêu trên toàn cầu.

Những con số này gần với giới hạn cho phép theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới năm 2011, thường được gọi là "NEW START" [START Mới] - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất đang còn hiệu lực giữa Nga và Mỹ.

Kho vũ khí của hai nước bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa [ICBM], tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, tên lửa phóng từ máy bay chiến đấu. Nhiều tên lửa trong số đó có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau một cách độc lập.

Xem tàu ngầm Nga phóng thử liên tiếp 4 tên lửa đạn đạo Bulava từ biển Bạch Hải nhằm mục tiêu giả định ở bán đảo Kamchatka vào tháng 5/2018 [Nguồn: CGTN]

Để đảm bảo các quốc gia tuân theo các giới hạn về đầu đạn hạt nhân và tên lửa, START Mới bao gồm các biện pháp để cả hai bên giám sát và xác minh sự tuân thủ. Đến năm 2018, cả Nga và Mỹ đều đã đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo START Mới và vào đầu năm 2021, hiệp ước này được gia hạn thêm 5 năm.

Kho vũ khí hạt nhân của cả hai quốc gia cũng bao gồm hàng trăm vũ khí hạt nhân tầm ngắn hơn, không chịu điều chỉnh ở bất kỳ hiệp ước nào. Hiện tại, Nga có gần 2.000 vũ khí loại này, gấp khoảng 10 lần Mỹ, theo những ước tính phi chính phủ được trích dẫn rộng rãi nhất.

Bản đồ phỏng đoán vị trí đặt vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga. Nguồn: Asiatimes

Hơn một nửa trong số khoảng 200 vũ khí hạt nhân tầm ngắn của Mỹ được cho là đang được triển khai tại 5 quốc gia NATO ở châu Âu, gồm Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ - mặc dù Washington chưa từng công khai xác nhận hoặc phủ nhận địa điểm của chúng. Trong thời chiến, máy bay của NATO sẽ cất cánh từ những địa điểm đó và bay về phía mục tiêu trước khi thả bom.

Hai thành viên NATO khác là Pháp và Anh cũng sở hữu kho vũ khí hạt nhân riêng. Mỗi nước có vài trăm vũ khí hạt nhân.

Pháp có cả tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm và tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn hạt nhân phóng từ máy bay; Anh chỉ có vũ khí hạt nhân phóng từ tàu ngầm. Cả hai quốc gia Tây Âu đều đã công khai quy mô và tính chất của kho vũ khí mà họ sở hữu, nhưng không nước nào tham gia hoặc đã từng tham gia các thỏa thuận kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga.

Mỹ, Anh và Pháp bảo vệ các đồng minh NATO khác dưới "chiếc ô hạt nhân” theo cam kết của NATO rằng một cuộc tấn công vào bất kỳ đồng minh nào sẽ được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh.

Trong khi đó, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc hiện có quy mô tương đương với các kho vũ khí của Anh và Pháp. Nhưng nó được cho là đang phát triển nhanh chóng và một số quan chức Mỹ lo ngại Bắc Kinh đang tìm kiếm sự ngang bằng với Washington. Cả Trung Quốc, Pháp và Anh đều không phải tuân theo bất kỳ hiệp ước kiểm soát vũ khí nào.

Ấn Độ, Pakistan và Israel mỗi nước cũng có hàng chục vũ khí hạt nhân. Không nước nào trong số này đã ký Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân, hiệp ước mà các nước ký kết đồng ý giới hạn quyền sở hữu vũ khí hạt nhân so với 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Sở hữu hàng chục vũ khí hạt nhân, Triều Tiên đã ký Hiệp ước Không phổ biến vào năm 1985 nhưng rút khỏi vào 2003. Bình Nhưỡng đã nhiều lần thử vũ khí hạt nhân và tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

Xem video Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát vụ thử tên lửa ICBM mới hôm 24/3/2022 [nguồn: DM]

Vũ khí hạt nhân cũng đã có mặt ở những nơi khác. Vào thời điểm Liên Xô sụp đổ năm 1991, các nước cộng hòa Belarus, Ukraine và Kazakhstan đều sở hữu vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũ trên lãnh thổ mình. Để đổi lấy sự đảm bảo an ninh của quốc tế, cả ba nước đều chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Nga theo một hiệp định năm 1993.

May mắn là không có vũ khí nào trong số trên được sử dụng trong chiến tranh kể từ khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki [Nhật Bản] năm 1945. Nhưng những sự kiện gần đây nhắc nhở chúng ta, nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn là một viễn cảnh đáng sợ.
 

Chủ Đề