Thế nào là báo cáo tài chính hợp nhất

Cụm từ “Báo cáo tài chính” chắc hẳn các bạn đều rất quen thuộc. Nhưng “Báo cáo tài chính hợp nhất” thì còn xa lạ với nhiều người. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh sẽ giải thích chi tiết cho các bạn hiểu “Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?”

>>> Xem thêm: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1. Khái niệm báo cáo tài chính hợp nhất

Theo chuẩn mực kế toán số 25 về “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” đã có định nghĩa về báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

“Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực này”

Như vậy, khi một công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con thì được gọi là tập đoàn. Báo cáo tài chính của cả tập đoàn được gọi là báo cáo tài chính hợp nhất.

2. Vai trò và mục đích của báo cáo tài chính hợp nhất

Tổng hợp và trình bày tổng quát tình hình và kết quả hoạt động năm tài chính của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay công ty con trong tập đoàn.

Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của tập đoàn trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai cho các đối tượng sử dụng thông tin của tập đoàn.

Báo cáo tài chính hợp nhất giúp nhà đầu tư, những đối tượng cần sử dụng thông tin tài chính của tập đoàn sẽ dễ dàng nhìn thấy tình hình tài chính tổng quát của cả tập đoàn để quyết định có nên đầu tư hay không đầu tư vào tập đoàn.

3. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất

Theo VAS 07 yêu cầu trong báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư, khoản đầu tư vào công ty liên kết phải được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu

a. Lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất

  • Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp và các loại chi phí của tập đoàn không bao gồm với các khoản tương tự của công ty liên kết.
  • Phần chia của tập đoàn trong các khoản lãi trước thuế của công ty liên kết được ghi tăng vào lãi trước thuế trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn. [Ví dụ, công ty liên kết A lãi 14 tỷ, chia 30% lãi cho tập đoàn, tập đoàn ABC sẽ ghi tăng phần lãi trong năm tương ứng là 30% x 14 tỷ = 4,2 tỷ]
  • Thuế TNDN của tập đoàn: chỉ ghi phần thuộc sở hữu của tập đoàn trong phần thuế của công ty liên kết. [Ví dụ: phần thuế TNDN của tập đoàn ABC chỉ ghi nhận số thuế là 30% x [25% x 14 tỷ] = 1,05 tỷ]

b. Bảng cân đối kế toán hợp nhất

  • Số tiền đầu tư trong các công ty liên kết vào thời điểm mua phải ghi theo giá vốn.
  • Mỗi kỳ, phải ghi tăng [giảm] số tiền này bằng phần còn lại của tập đoàn trong khoản lãi [lỗ] của công ty liên kết.

Để lập được báo cáo tài chính hợp nhất bạn cần nắm chắc các nguyên tắc trên và số liệu đầu tư cụ thể vào từng công ty liên kết.

Trên đây, Kế toán Lê Ánh đã giúp các bạn hiểu rõ báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Vai trò, mục đích và nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất. Hy vọng những thông tin trong bài có thể giúp ích cho bạn!

Xem thêm bài viết Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

[Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

HOTLINE: 0904 84 88 55 [Mrs Ánh]

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TPHCM, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn.

Lập báo cáo tài chính là việc hết sức quan trọng đối với mỗi công ty. Hiện nay có rất nhiều loại báo cáo mà doanh nghiệp bắt buộc hoặc khuyến khích lập, trong đó có báo cáo tài chính hợp nhất. Vậy báo cáo tài chính hợp nhất là gì, những đặc điểm nổi bật và làm thế nào để lập được báo cáo chính xác?

Báo cáo tài chính hợp nhất là loại báo cáo được lập trên cơ sở hợp nhất các báo cáo của công ty mẹ và công ty con, nhằm cung cấp những thông tin về vấn đề kinh tế tài chính của tập đoàn trong kỳ kế toán. Như vậy chỉ tập đoàn mới thực hiện lập báo cáo hợp nhất, còn các doanh nghiệp khác sẽ không thực hiện lập báo cáo này.

Loại báo cáo này có ý nghĩa quan trọng với đối tượng cần sử dụng thông tin như ngân hàng, cổ đông, đối tác, chủ sở hữu,… Báo cáo tài chính hợp nhất được lập theo nguyên tắc nhất định, trình bày như báo cáo doanh nghiệp nhưng có một số điểm khác biệt.

Báo cáo được lập trên cơ sở là báo cáo của công ty mẹ và công ty con. Dựa theo chuẩn mực số 25 trong Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con thì:

  • Tập đoàn sẽ bao gồm cả công ty con và công ty mẹ, trong đó công ty con là doanh nghiệp, kể cả đơn vị không có tư cách pháp nhân như công ty hợp danh được kiểm soát trực tiếp bởi công ty mẹ.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất tiếng anh là Consolidated financial statements. Trong nền kinh tế Việt Nam. Việc lập báo cáo sẽ tham khảo theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, với mục tiêu đặt ra là đạt được sự thống nhất, minh bạch và có thể so sánh trên toàn thế giới.

IFRS xác định cách mà các công ty duy trì và thực hiện báo cáo tài khoản của họ, xác định những loại giao dịch phát sinh và các sự kiện có tác động tài chính. Đây là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được thành lập để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung, giúp các doanh nghiệp và báo cáo của họ đáng tin cậy hơn.

Ngoài ra, việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS giúp phản ánh sự hợp lý giá trị của tổ chức, so với việc sử dụng các chuẩn mực kế toán của riêng một quốc gia. Đồng thời, tiết kiệm chi phí hơn trong việc chuyển đổi báo cáo tài chính cho công ty khi có nhiều chi nhánh ở các quốc gia khác.

Tại Việt Nam, trong năm 2020 đã áp dụng 20 chuẩn mực IFRS đơn giản vào báo cáo tài chính hợp nhất và tầm nhìn năm 2025 áp dụng toàn bộ theo định hướng của bộ tài chính.

Không phải doanh nghiệp nào cũng lập báo cáo tài chính hợp nhất. Đối tượng cần lập loại báo cáo này gồm:

  • Tất cả những công ty mẹ đang nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con, việc nắm giữ có thể theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác.
  • Tất cả các công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy mô có công ty con phải lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo Luật kế toán.

Việc lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất tuân thủ theo quy định trong điều 4 và điều 6 của thông tư số 202/2014/TT-BTC:

  • Báo cáo tài chính hợp nhất năm và giữa niên độ gồm 4 nội dung quan trọng là: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ bao gồm báo cáo năm và giữa niên độ [báo cáo bán niên, báo cáo quý,…].
  • Báo cáo tài chính hợp nhất năm cần nộp cho chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 90 ngày, đồng thời công khai báo cáo trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng nằm trong lĩnh vực chứng khoán thì nộp báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của luật chứng khoán.
  • Đối với báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cần nộp chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

Có tổng cộng 16 nguyên tắc khi lập báo cáo tài chính hợp nhất. Căn cứ theo quy định của điều 10 thông tư số 202/2014/TT-BTC:

  • Công ty mẹ trong quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất cần hợp nhất báo cáo tài chính riêng của mình và của toàn bộ công ty con trong nước, ngoài nước mà công ty mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý, kiểm soát.
  • Công ty mẹ không được tự loại trừ khỏi báo cáo tài chính hợp nhất nếu công ty con có hoạt động kinh doanh khác với công ty mẹ, các công ty con khác của tập đoàn. Hoặc công ty con là quỹ tín thác, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tương hỗ hay các doanh nghiệp tương tự.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày dựa theo nguyên tắc kế toán quy định trong chuẩn mực kế toán Việt nam và chuẩn mực kế toán khác có liên quan như IFRS.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất được lập dựa trên cơ sở áp dụng các chính sách kế toán thống nhất các giao dịch và sự kiện cùng loại, trong hoàn cảnh tương tự phát sinh nội bộ toàn tập đoàn.
  • Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ cũng như của công ty con được sử dụng để lập báo cáo hợp nhất phải được hoàn thành trong cùng một kỳ kế toán.
  • Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất, kể từ thời điểm công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con. Nếu công ty mẹ chấm dứt quyền kiểm soát thì dừng việc đưa kết quả bài báo cáo.
  • Việc xác định phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần thực hiện tại ngày mua và được trình bày theo giá trị hợp lý.
  • Nếu có chênh lệch trong giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản thuần thuộc công ty con tại ngày mua, công ty mẹ cần ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại từ phát sinh giao dịch hợp nhất kinh doanh.
  • Lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ xác định là chênh lệch giữa giá chi phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý tài sản thuần. Và nó xác định vào ngày mua do công ty mẹ nắm giữ.
  • Sau khi kiểm soát công ty con, công ty mẹ nếu tiếp tục đầu tư vào công ty con nhằm tăng tỷ lệ lợi ích nắm giữ thì phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư thêm và giá trị ghi sổ trong tài sản thuần của công ty con mua thêm cần được ghi nhận trực tiếp vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Phần này đồng thời được gọi là các giao dịch vốn chủ sở hữu và không ghi nhận là lợi thế thương mại. 
  • Toàn bộ chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, sẽ được lập bằng cách cộng từng chỉ tiêu trong báo cáo của cả công ty mẹ và công ty con trong tập đoàn.
  • Số chênh lệch giữa giá trị tài sản thuần của công ty con bị thoái hóa vốn với số thu từ việc thoái hóa vốn, sẽ được cộng với giá trị phần lợi thế thương mại chưa phân bổ hết thì ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh.
  • Sau khi các bút toán điều chỉnh hoàn tất, phần chênh lệch phát sinh do điều chỉnh, các chỉ tiêu liên quan phải được kết chuyển vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất khi lập cần căn cứ vào bảng cân đối kế toán hợp nhất. Báo cáo này trình bày luồng tiền giữa tập đoàn với các đơn vị bên ngoài, cả luồng tiền phát sinh từ các giao dịch với công ty liên doanh, liên kết,… Đối với các luồng tiền phát sinh từ giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.
  • Trường hợp công ty mẹ có công ty con lập báo cáo tài chính bằng đồng tiền khác với báo cáo của công ty mẹ, khi thực hiện báo cáo hợp nhất thì công ty mẹ cần chuyển đổi toàn bộ báo cáo của công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ.
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập để giải thích thêm những thông tin về tài chính, phi tài chính. Thuyết minh được lập căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Để lập một báo cáo tài chính hợp nhất chính xác có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Thu thập toàn bộ thông tin, các báo cáo tài chính riêng sau đó tổng hợp và điều chỉnh, cộng hợp các chỉ tiêu tương ứng.
  • Bước 2: Thực hiện bút toán điều chỉnh hợp nhất. Trong đó, điều chỉnh chênh lệch giá trị tương lai dòng tiền trong tài sản thuần, loại trừ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con, ghi nhận và phân bổ lợi thế thương mại. Thực hiện loại trừ toàn bộ giao dịch nội bộ tập đoàn, xác định lợi ích của cổ đông kiểm soát thời điểm cuối kỳ.
  • Bước 3: Lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh là tổng hợp về chỉ tiêu hợp nhất
  • Bước 4: Lập báo cáo tài chính hợp nhất gồm bảng cân đối, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với thuyết minh báo cáo tài chính.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính nhanh nhất

Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất phải căn cứ theo điều 3 thông tư số 202/2014/TT-BTC:

  • Cần tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ, vốn ngay tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ. Lưu ý không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ và công ty con của tập đoàn.
  • Cần cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, khả năng tiền bạc của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua, đồng thời dự đoán cho tương lai, làm cơ sở đưa ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động, đầu tư vào tập đoàn của chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ,…

Cả báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ đều nhằm mục đích tổng hợp và trình bày tổng quát tình hình, kết quả hoạt động trong năm tài chính. Các báo cáo đáp ứng yêu cầu sử dụng của những người đã và đang quan tâm đến thực trạng tài chính, kết quả hoạt động và những thay đổi về tình hình tài chính trong kỳ. Tuy nhiên mỗi loại sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau:

  • Báo cáo tài chính riêng lẻ thể hiện tình hình tài chính kinh doanh riêng của mỗi công ty mẹ, còn báo cáo tài chính hợp nhất sẽ tổng hợp toàn bộ tình hình tài chính, kinh doanh của cả công ty mẹ và công ty con.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất có trình bày về lợi thế thương mại ở mục tài sản, lợi ích cổ đông thiểu số ở phần nguồn vốn và lợi nhuận thuộc cổ đông không kiểm soát ở kết quả kinh doanh. Còn bản thân báo cáo riêng lẻ không có những mục thông tin này.

Những thông tin trên đây Finhay đã trình bày chi tiết về báo cáo tài chính hợp nhất, đặc điểm, cách lập và những lưu ý quan trọng. Hiểu hơn về báo cáo để tự tin phân tích đánh giá một doanh nghiệp, có cái nhìn tổng quan về tập đoàn lớn, từ đó phục vụ cho chiến lược đầu tư của mình.

Video liên quan

Chủ Đề