Thế nào là hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn nhưng cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực vượt qua.

Ngành nông nghiệp đã xúc tiến thương mại thành công bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và đưa cả nước xuất siêu ấn tượng 3,9 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm. Thế nhưng, thị phần xuất khẩu chủ lực của chúng ta vẫn là Trung Quốc, trong khi nhu cầu của thị trường Hàn, Mỹ, Nhật, Châu Âu tăng cao vào cuối năm 2021 sau khi hồi phục kinh tế hậu Covid chúng ta vẫn chưa khai thác hữu hiệu.

Việt Nam cũng đã ký kết 02 Hiệp định Thương mại tự do [FTA] thế hệ mới, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu [EVFTA]. Đây là những sự kiện quan trọng đánh dấu một mốc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới: nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn nhưng cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực vượt qua, trong đó hàng rào kỹ thuật thương mại liên quan đến chất lượng sản phẩm gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp Việt vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản.

Hàng rào kỹ thuật thương mại quốc tế

Vậy hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế là gì? Các doanh nghiệp đã tập trung giải quyết như thế nào các vấn đề về rào cản an toàn thực phẩm để dễ dàng xuất khẩu nông sản.

Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” [technical barriers to trade] thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó [sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT]. Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh,... 

Bên cạnh đó, đối với mặt hàng nông sản, các nước thành viên WTO thường sử dụng biện pháp SPS với mục tiêu cụ thể là bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh.

Nông sản Việt phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể vào được các thị trường lớn như Châu Âu [Ảnh: Báo PLVN]

Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:

  • Quy chuẩn kỹ thuật [technical regulations] là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc, yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ. Ví dụ như Technical Regulation của thị trường Việt Nam chính là các Quy Chuẩn Việt Nam [QCVN] dành cho các sản phẩm thực phẩm mà chúng ta thường thấy.
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật [technical standards] là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc. Dễ hiểu nhất của technical standard là Tiêu chuẩn Việt Nam [TCVN]
  • Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật [conformity assessment procedure]. Ví dụ dễ hiểu như quy trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Như vậy, tùy theo cơ chế, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.

Cập nhật các thông tin về An toàn thực phẩm 

Khi lướt qua hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm của liên minh Châu Âu RASFF, từ năm 2020 đến nay, Việt Nam có hơn 15 lô hàng nông sản bị cảnh báo, trong đó 9 đơn hàng có dư lượng thuốc trừ sâu, 1 đơn hàng có dư lượng kim loại nặng vượt mức cho phép và 5 đơn hàng có chất phụ gia/ vật lạ không xác định. Và khi tần suất của những lô hàng kém chất lượng xuất hiện càng nhiều, thì mức độ kiểm soát hải quan dành cho hàng hóa từ Việt Nam càng nghiêm ngặt.

Việc thâm nhập vào thị trường khó tính như Châu Âu và Châu Mỹ bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt được các tiêu chuẩn cao như Global Gap, chứng nhận hữu cơ sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, mở rộng thị trường và giảm thiểu ảnh hưởng bởi tác động của các thị trường truyền thống chủ lực Trung Quốc. Các doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin thị trường không những là thông tin về ưu đãi thuế quan mà còn là các thông tin về cập nhật mới nhất liên quan đến luật, nghị định, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Cập nhật những thông tin và tiêu chuẩn mới nhất về an toàn thực phẩm

Đơn cử như hiện nay, khi Liên Minh Châu Âu xiết chặt quy định và tăng cường kiểm tra hợp chất Ethylen oxide [EO] trong các lô hàng nhập khẩu thì đã có 500 báo cáo trên khắp EU trong Hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng thực phẩm - RASFF [Rapid Alert System for Food and Feed] về ô nhiễm EO trong thực phẩm vào năm 2020.

Vấn đề đặt ra là làm sao để doanh nghiệp có thể có thông tin mới nhất về thị trường? Các doanh nghiệp lớn thường có bộ phận pháp chế và dịch vụ tiếp cận thị trường để tìm hiểu thông tin qua các kênh của chính phủ và hải quan của các nước; bên cạnh đó, các kênh cập nhật thông tin của các đơn vị kiểm nghiệm lớn trong nước như Eurofins Sắc Ký Hải Đăng đều mang đến những thông tin kịp thời cho doanh nghiệp Việt. Eurofins Sắc Ký Hải Đăng luôn đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu với có nhu cầu được tư vấn thông tin về thị trường mục tiêu, các tiêu chuẩn kiểm nghiệm mẫu. 

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng - cung cấp dịch vụ hàng đầu, hỗ trợ các đơn vị xuất khấu hàng hoá Nông sản và Thực phẩm 

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng tự hào là thành viên của tập đoàn Eurofins Scientific, một tập đoàn khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm, môi trường và dược phẩm, với mạng lưới hơn 800 phòng thí nghiệm trên hơn 47 quốc gia trên toàn thế giới.

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng với hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao, luôn cập nhật những luật lệ, quy định về dinh dưỡng trong nước cũng như quốc tế để tư vấn và hỗ trợ phương pháp phân tích phù hợp nhất đến khách hàng. Các phòng thí nghiệm của chúng tôi đã đạt được các chứng nhận, chỉ định từ tổ chức công nhận BOA và các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước như Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, luôn sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu hàng hoá Nông sản và Thực phẩm. 

Truy cập bài viết dịch vụ của chúng tôi để biết thêm thông tin

Xem thêm các tin liên quan khác 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

  • Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Lầu M, 141 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM
  • Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Hotline: [+84] 28 7107 7879 - Nhấn phím 1[gặp Bộ phận kinh doanh]

Email: 

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là các biện pháp kỹ thuật gây ảnh hưởng đến thương mại. Theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức Thương mại quốc tế [Hiệp định WTO/TBT], Hàng rào kỹ thuật trong thương mại bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn. Tuy nhiên trong thực tiễn cần hiểu hàng rào kỹ thuật trong thương mại theo nghĩa rộng hơn, như các quy định về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt các yêu cầu liên quan đến an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường; các yêu cầu về kiểm dịch động, thực vật; các yêu cầu bao gói; ghi nhãn; các quy định về đánh giá sự phù hợp, như thử nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm tra…; các yêu cầu về phương pháp sản xuất/khai thác và chế biến sản phẩm; các  quy định về an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội; các quy định về tiết kiệm năng lượng; quy định về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, năng lượng, truy xuất nguồn gốc và các quy định khác....Thực tê, phần lớn các quy định, yêu cầu trên [biện pháp kỹ thuật] thường được thể hiện qua: các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật. 

Hiệp định WTO/TBT nhằm mục đích hướng dẫn các nước thành viên ban hành, sử dụng và thực hiện các biện pháp kỹ thuật chính đáng, khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế và bảo đảm các biện pháp này không gây ra trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Hiệp định này, trước hết thừa nhận tiêu chuẩn quốc tế và quy trình đánh giá sự phù hợp có đóng góp to lớn cho việc nâng cao năng suất và thúc đẩy thương mại quốc tế. Do đó, Hiệp định đưa ra các quy định về công bố/ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp cho các thành viên, với mong muốn các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn, bao gồm cả các yêu cầu về bao gói, ký hiệu, ghi nhãn, v.v... không tạo ra các cản trở không cần thiết đối với thương mại quốc tế. 

Đối với doanh nghiệp, để vượt qua hàng rào kỹ thuật trong thương mại cần lưu ý:

- Các doanh nghiệp cần chủ động  quan tâm, nâng cao nhận thức và hiểu biết các vấn đề về TBT; nhận biết được hàng rào kỹ thuật  của thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp dự định xuất khẩu. Doanh nghiệp cần am hiểu về tiêu chuẩn, quy chuẩn, thủ tục đánh giá sự phù hợp và các quy định liên quan khác đối với hàng hóa của mình tại thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, như: tìm kiếm, thu thập các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn liên quan; nghiên cứu tìm hiểu nội dung  các tiêu chuẩn; theo dõi quá trình xây dựng, công bố, soát xét tiêu chuẩn các cấp; các thông báo TBT của tất cả các nước thành viên WTO trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.  

-  Doanh nghiệp cần có giải pháp ứng phó chủ động, lâu dài. Doanh nghiệp cần có chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ, cải thiện năng lực quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nghiên cứu công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình sao cho thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cộng đồng, đồng thời giúp  nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách bền vững. Trong nhiều trường hợp tồn tại những tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam [TCVN], tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài cho các sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên tập trung nỗ lực chấp nhận tối đa các tiêu chuẩn đó, đặc biệt là những tiêu chuẩn quốc tế.  Cần lưu ý rằng, Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam [TCVN] cũng như tiêu chuẩn quốc gia của các nước được quan tâm xây dựng với tỷ lệ hài hòa/ tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế tương đối cao. Doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và tuân thủ các quy định của các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định có liên quan đến sản phẩm, hàng hóa của mình. Đồng thời chủ động áp dụng các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý tiên tiến được phổ cập rộng rãi trên thế giới nhằm một mặt giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình, mặt khác đáp ứng các yêu cầu thường đòi hỏi từ phía các đối tác, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Các tiêu chuẩn đó là các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, quản lý môi trường, quản lý năng lượng, an toàn thực phẩm, an toàn thông tin, trách nhiệm xã hội,… Các tiêu chuẩn đó thường là các tiêu chuẩn quốc tế và đã được các nước chấp nhận thành các tiêu chuẩn quốc gia. Ngoài ra còn có nhiều tổ chức xây dựng và công bố các tiêu chuẩn khác cũng được phổ biến rộng rãi trên thế giới mà  doanh nghiệp cũng cần quan tâm áp dụng.

- Doanh nghiệp cần tích cực tham gia hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương có liên quan. Đây thực sự là biện pháp hữu ích để bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp. Khi tham gia vào quá trình xây dựng một tiêu chuẩn bất kỳ, ngoài việc nắm được nội dung tiêu chuẩn, học hỏi được kinh nghiệm của các bên có liên quan, thì các lợi ích chính đáng của doanh nghiệp cũng được quan tâm chú ý tới, điều đó làm cho doanh nghiệp dễ dàng áp dụng và áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn đó hơn. Doanh nghiệp có thể cử các chuyên gia đại diện của mình tham gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật/ ban soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia, ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc dự các hội nghị chuyên đề góp ý dự thảo có liên quan. Doanh nghiệp có thể góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương có liên quan hoặc đề nghị các dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng dự thảo cho các đối tượng có liên quan. 

- Doanh nghiệp cần tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế. Ở những nước phát triển, nhiều doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn rất tích cực cử các chuyên gia đại diện của mình tham gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế và nhìn chung các doanh nghiệp rất tích cực tham gia góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan. Ở nước ta việc cử các chuyên gia đại diện của mình tham gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế là một việc khó khăn chung. Tuy nhiên việc tham gia góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan là việc làm cần đẩy mạnh, các doanh nghiệp có thể tham gia góp ý dự thảo tiêu chuẩn cho các đối tượng có liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình. Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế là quá trình mở; mọi ý kiến của các tổ chức, cá nhân đều được quan tâm và tiếp thu khi có cơ sở khoa học và hợp lý. Việc tổ chức đóng góp ý kiến này thông qua tổ chức  tiêu chuẩn hóa quốc gia. 

-  Doanh nghiệp cần tham gia giải quyết các quan ngại thương mại, tức là tham gia xử lý nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, quy định, thủ tục,... mà có ảnh hưởng đến thương mại mà các nước thành viên WTO đã hoặc sẽ ban hành. Việc giải quyết các quan ngại thương mại được tổ chức thực hiện thông qua mạng lưới TBT Việt Nam. Các quan ngại thương mại này nếu không được doanh nghiệp tham gia xử lý giải quyết thì hậu quả có thể xảy ra là sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ bị cản trở, không thể xuất khẩu được vào quốc gia/ lãnh thổ gây nên các quan ngại thương mại đó.

Trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản liên quan đến TBT. Để có thể thực hiện có hiệu quả, doanh nghiệp cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan, trong đó có Văn phòng TBT Việt Nam và mạng lưới TBT, các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các đối tác, các tổ chức tư vấn, chứng nhận,… Cổng Thông tin điện tử của Văn phòng TBT Việt Nam và các trang thông tin điện tử của các Bộ và địa phương cung cấp các thông tin chung cũng như các hàng rào kỹ thuật của các nước thành viên để các cơ quan và doanh nghiệp tham khảo. Chỉ có sự cố gắng nỗ lực của chính mình doanh nghiệp mới có thể chủ động vượt qua được các hàng rào kỹ thuật.

Nguồn: Báo Chất lượng và Cuộc sống

Ngày cập nhật: 0000-00-00 00:00:00

Video liên quan

Chủ Đề