Thế nào là môi trường giáo dục lành mạnh

Câu hỏi: Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện là nội dung gì?

Trả lời:

Trong Nghị định vềmôi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện,được hiểu như sau:

1. Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.

2. Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.

3. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.

4. Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.

5. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về quy định của nhà nước về môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện nhé!

I. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

2. Nghị định này áp dụng đối vớicơsở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam [sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục], lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường [sau đây gọi chung là lớp độc lập] có người học dưới 18 tuổi; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

II. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.

2. Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.

3. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.

4. Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.

5. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

III. Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

- Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;

- Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học;

- Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin;

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của người học;

- Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học;

- Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

IV. Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; Phòng, chống bạo lực học đường

1. Bạo lực học đường là gì?

- Bạo lực học đường là hành động hành hạ, bạc đãi, đánh đập; xâm sợ hãi thân thể, mức độ khỏe mạnh; nhục mạ, xúc phạm danh dự, phẩm giá; cô lập, xua xua đuổi và các hành động cố ý khác tạo tổn hại về thể hóa học, niềm tin của nhân viên học xảy ra trong hạ tầng dạy dỗ hoặc lớp song lập. Nghị định nêu rõ, địa điểm đặt cơ sở giáo dục, lớp độc lập không vi phạm quy định trên khoản 13 Điều 6 của Luật trẻ con em và không nằm trong vùng cảnh báo nhắc nhở nguy hiểm. Cùng với đó, các ngôi trường cũng đã chú ý hoạt động thưởng thức sáng tạo ra, dạy dỗ khả năng sinh sống, các hoạt động và sinh hoạt từ thiện vì cùng đồng, vui nghịch, thư giãn, văn hóa, thể thao, qua đó góp phần xây dựng dựng thế hệ học sinh đảm bảo hóa học lượng về cả “đức, trí, thể, mỹ”.

- Bạo lực học tập đường là hành vi hành hạ và quấy rầy, bạc đãi, đánh đập; xâm phạm thân thể, mức độ khỏe mạnh; lăng nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xa lánh, xua đuổi và những hành vi cố ý không giống gây tổn hại về thể chất, lòng tin của người học tập diễn ra trong hạ tầng dạy dỗ hoặc lớp song lập.

2. Chống bạo lực học đường

- Tổ chức tốt lực lượng đảm bảo trực 24/24 giữ gìn trật tự và nhập cuộc ngăn chặn đấm đá bạo lực học đường. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nằm trong nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức triển khai, cá nhân có liên quan đều chịu trách nhiệm thực hiện Nghị định này.

- Về phía nhà trường, ngoài trách nhiệm dạy dỗ các em, cần có sự phối hợp nghiêm ngặt với trách nhiệm của gia đình, của xã hội đối với việc giáo dục thế hệ trẻ em đang còn ngồi trên ghế nhà trường nhằm giúp các em trưởng thành và phát triển thành những công dân tốt, đáp ứng chất lượng cho xã hội, cho đất nước.

- Thông báo kịp thời với gia đình học sinh nhằm phối hợp xử lý; khi vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở dạy học thì thông báo đúng lúc cùng với cơ quan công an, Ủy ban dân chúng xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan nhằm phối hợp xử lý theo quy định của luật pháp.

Privacy Overview

This website uses cookies so that we can provide you with the best user experience possible. Cookie information is stored in your browser and performs functions such as recognising you when you return to our website and helping our team to understand which sections of the website you find most interesting and useful.

Strictly Necessary Cookies

Strictly Necessary Cookie should be enabled at all times so that we can save your preferences for cookie settings.

If you disable this cookie, we will not be able to save your preferences. This means that every time you visit this website you will need to enable or disable cookies again.

Vấn nạn bạo lực và tệ nạn ở học đường đã và đang cướp đi quyền được học tập, vui chơi, được yêu thương, tôn trọng và sẻ chia của một bộ phận học sinh trong các cơ sở giáo dục; có nguy cơ bào mòn niềm tin cuộc sống, làm lung lay nhân cách của các em. Có thể nói, một trong những nguyên nhân của vấn nạn trên xuất phát từ những hạn chế, thiếu sót trong việc xây dựng môi trường giáo dục, do đó chưa đủ sức lan tỏa và chưa thật sự tác động đến trái tim của mỗi người học. Đây cũng chính là nỗi niềm trăn trở day dứt khôn nguôi của các nhà giáo dục tâm huyết cùng các bậc phụ huynh. Môi trường giáo dục chứa đựng tất cả điều kiện vật chất và tinh thần ảnh hưởng đến mọi hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện, vui chơi và phát triển nhân cách của các em học sinh. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường mà người học được bảo vệ, tôn trọng, đối xử công bằng, dân chủ và nhân ái, được tạo điều kiện phát triển phẩm chất và năng lực, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; trong đó mọi đối tượng từ người học, cán bộ quản lý, đến giáo viên, nhân viên đều có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, đoàn kết, hỗ trợ nhau. Các yếu tố vật chất bao gồm cơ sở vật chất trường học, không gian lớp học, cách trang trí, sắp xếp phòng học, cảnh quan nhà trường, sân chơi, bãi tập, bàn ghế, đồ dùng học tập, trang thiết bị, phương tiện vật chất - kỹ thuật trong nhà trường… Môi trường tinh thần thể hiện thông qua các mối quan hệ trong lớp học, nhà trường, mối quan hệ tương tác hai chiều giữa cán bộ quản lý với các thành viên trong trường, giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với giáo viên. 

Ngoài ra, yếu tố tinh thần còn thể hiện qua phương pháp dạy học, giáo dục học sinh của giáo viên, các chuẩn mực nền nếp truyền thống trong nhà trường, giá trị, niềm tin, dư luận tập thể… Trong một nhà trường, các yếu tố môi trường vật chất và môi trường tinh thần luôn có sự tương tác lẫn nhau, qua đó tạo ra những giá trị nền tảng phục vụ quá trình giáo dục học sinh. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy vẫn còn một số hạn chế, bất cập cả về môi trường vật chất và môi trường tinh thần trong nhà trường. Đơn cử như tình trạng số lượng học sinh quá đông, quy mô số lớp quá nhiều trong khi đó cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu khiến nhiều người thầy trong các cơ sở giáo dục phải nỗ lực hàng ngày chạy đua với nội dung kiến thức mà xao nhãng nhiệm vụ dạy người. Hầu hết ở các trường học, giáo viên và học sinh đầu tư phần lớn thời gian, công sức và các nguồn lực cho hoạt động dạy chữ, mà chưa quan tâm đầu tư xứng đáng cho các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm, do đó học sinh bị hẫng hụt lớn về kinh nghiệm, kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết. Một số cơ sở giáo dục không có sân chơi, bãi tập nên học sinh chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường lớp học mà không được tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh phù hợp sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi. Bên cạnh đó, kinh phí dành cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay còn ít ỏi, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn… Bên cạnh đó, những tồn tại của các yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả giáo dục học sinh. Cụ thể, sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, những mối quan hệ thực dụng đang len lỏi vào môi trường giáo dục làm biến tướng quan hệ thầy - trò. Có hiện tượng một bộ phận xã hội, gia đình, học sinh và giáo viên coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, lấy giá trị vật chất làm thước đo giá trị tinh thần. Môi trường dạy học chạy theo thành tích đề cao điểm số hơn là hệ thống định hướng giá trị cần hình thành trong nhân cách học sinh, do đó phần nào tạo áp lực nặng nề về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Sự thiếu quan tâm của gia đình và xã hội, phó mặc cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh cũng trở thành rào cản rất lớn dẫn đến hiệu quả giáo dục không đạt như kỳ vọng.   Thực trạng trên cho thấy, vấn đề xây dựng, phát triển môi trường vật chất và tinh thần trong nhà trường có ý nghĩa cấp thiết góp phần kiến tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi, lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, định hình nhân cách. Đây cũng là việc làm đòi hỏi vai trò chủ động của nhà trường, nhà giáo dục cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình của gia đình, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội. Trong đó, trường học cần tích cực tuyên truyền, giải thích để cộng đồng, xã hội nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc xây dựng “ba chân chống”, gồm: môi trường giáo dục nhà trường, môi trường giáo dục gia đình và môi trường xã hội; tạo điều kiện cho học sinh phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ, tâm hồn và phẩm chất đạo đức. Song hành với việc từng bước trang bị cơ sở vật chất, nhà trường phải phối hợp tổ chức đa dạng các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính, pháp luật, hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, vui chơi, giải trí, thể thao lành mạnh, phù hợp độ tuổi và tâm sinh lý học sinh. Đồng thời, cơ sở giáo dục cũng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, gia đình người học và cộng đồng tích cực hưởng ứng và ủng hộ xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện.

Trong điều kiện và khả năng có hạn, mỗi nhà trường, nhà giáo dục cần nhận thức sâu sắc về vai trò của mình, từ đó chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp thực tế và từng bước tạo dựng niềm tin cho xã hội về môi trường giáo dục vì sự phát triển của các thế hệ học sinh.

TS VŨ THỊ THU HUYỀN

Video liên quan

Chủ Đề