Thế nào là nhận thức lý tính ưu và nhược điểm của nhận thức lý tính lấy ví dụ mình hóa

Answers [ ]

    1. Nhận thức cảm tính:

    Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đối với sự vật, hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.

    => là giai đoạn nhận thức trực tiếp.

    + Ưu điểm: Độ tin cậy cao

    + Nhược điểm: Kết quả nhận thức chưa sâu sắc, chưa toàn diện.

    Ví dụ: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể, mũ cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn.

    1. Nhận thức lý tính:Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng => là giai đoạn nhận thức gián tiếp.

    + Ưu điểm: Kết quả nhận thức sâu sắc, toàn diện.

    + Nhược điểm: nếu không dựa trên nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao.

    Ví dụ: Nhờ đi sâu phân tích,người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học và cách điều chế muối…

Nhận thức cảm tính là gì?

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động [phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác] là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy.

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

– Cảm giác:Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

VD: Khi ta chạm tay vào bình nước nóng, bàn tay sẽ có cảm giác nóng và có phản ứng co lại.

– Tri giác:Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trongtri giácchứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật.

VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.

– Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.

Hãy phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ? Cho vd minh họa ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [79.41 KB, 12 trang ]

Câu hỏi : Hãy phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ?
Cho vd minh họa ?
1/ Khái niệm nhận thức cảm tính và nhận thứ lý tính
Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân
con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của
bản thân . Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao
hơn là nhận thức lý tính . Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan
hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, cho phối lẫn nhau trong cùng 1
hoạt động thống nhất của con người
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con
người . Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những
cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ . Nhận thức cảm tính bao
gồm : cảm giác và tri giác
Nhận thức lý tinh là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con
người phản ánh những thuộc tính bên trong , những mối quan hệ có tính
quy luật của hiện thực khách quan 1 cách gián tiếp . Nhận thức lý tính bao
gồm : tư duy và tưởng tượng
2/ Phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Giống nhau :
_ Đều là quá trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc 1 cách
tương đối rõ ràng
_ Chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật , hiện tượng
_ Phản ánh hiện thực khách quan 1 cách trực tiếp
_ Đều có ở động vật và con người
_ Là mức độ nhận thức đầu tiên sơ đẳng, cảm giác có vai trò nhất định
trong hoạt động nhận thức và toàn bộ đời sống con người
Khác nhau :


Nhận thức cảm tính
Về nguồn gốc _ Nảy sinh khi có hiện thực


khác quan tác động vào các
giác quan tới ngưỡng

Về nội dung
phản ánh

Phương thức
phản ánh

Nhận thức lý tính
_ Nảy sinh khi gặp tình
huống có vấn đề

Vd : Khi tôi nói nhỏ thì những
bạn ở xa không nghe được,
hay các bạn cảm thấy nhói
tai khi nghe những âm thanh
với những tần số lớn như :
Tiếng hú của micro, tiếng còi
ô tô …

Vd : Trong giờ học thầy
giáo cho bạn giải bài
phương trình : Ax + By + C
= 0 . Đây là dạng bài tập
mà ta chưa giải qua, từ đó
chúng ta phải phân tích,
suy luận , tìm ra phương
pháp giải phù hợp
 Nhận thức lý tính


được nảy sinh

_ Chỉ phản ánh những thuộc
tính bề ngoài, trực quan cụ
thể, những mối liên hệ quan
hệ không gian và thời gian

_ Phản ánh những thuộc
tính bản chất những mối
quan hệ có tính quy luật

Vd : Khi ta nhìn 1 chiếc điện
thoại , ta chỉ biết vẻ bề ngoài
của nó là hãng SamSung,
màu đỏ, nhỏ gọn w…

Vd : Khi ta nhìn 1 chiếc điện
thoại , nhận thức lý tính sẽ
cho ta biết điện thoại đó có
chức năng chụp hình, quay
phim, nghe nhạc w…
_ Nhận thức lý tính phản
ánh khái quát, gián tiếp
bằng ngôn ngữ, bằng biểu
tượng, bằng khái niệm, w…

_ Nhận thức phản ánh trực
tiếp bằng các giác quan

Vd : Khi ta nghe nhạc 1 bản


nhạc, ta dùng thính giác để
nghe nó và biết bản nhạc có
hay không

Vd : Khi ta nghe nhạc 1 bản
nhạc, nhận thức lý tính
không chỉ nghe thấy mà
còn cảm nhận từng nốt
nhạc, cảm nhận được điều
mà nhạc sĩ muốn nói, ca sĩ
muốn thể hiện


Về khả năng
phản ánh

Về kết quả
phản ánh

_ Chỉ phản ánh được những
sự vật hiện tượng cụ thể tác
động trực tiếp vào các giác
quan

_ Phản ánh những sự vật
hiện tượng không còn tác
động, thậm chí là chưa tác
động

Vd : Khi ta nấu chè , để biết


chè đủ ngọt hay chưa ta
dùng lưỡi [ vị giác ] nếm thử


Vd : Khi ta nấu chè, để nếm
thử thì ta phải thổi nguội vì
nồi chè còn đang nóng, nếu
không ta sẽ bị phỏng [ Có
thể bạn đã từng bị hoặc
thấy ai đó bị trước nên rút
kinh nghiệm ]

_ Nhận thức cảm tính cho ta _ Nhận thức lý tính cho ta
những hình ảnh trực quan cụ những khái niệm, những
thể
phán đoán, những cái
chung, cái bản chất về
những hình ảnh mới
Vd : Thông qua giác quant a Vd : Nhờ vào nhận thức lý
biết chiếc điện thoại này màu tính cho ta biết đây là cái ti
đen, hình chữ nhật
vi hang , có cấu tạo, chức
năng như thế nào .

Câu hỏi :Ý thức là gì ? phân biệt ý thức và vô thức, ý thức được hình
thành và phát triển như thế nào ?

*Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ con người mới có,
phản ánh bằng ngôn ngữ,là khả năng con người, hiểu được các tri thức
[ hiểu biết ] mà con người đã tiếp thu được.



* Phân biệt ý thức và vô thức
Ý thức
- Thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người và thế giới.


- Bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ.
- Dự kiến trước kế hoạch hành vi.
- Thể hiện năng lực điều khiển điều chỉnh hành vi.
- Thái độ của con người đối với thế giới.
- Khả năng tự nhận thức,tự điều khiển ,điều chỉnh hành vi, tự hoàn
thiện.
Vô thức
-

Chưa ý thức những hiện tượng tâm lý chưa có sự chia phối của ý
thức
Hiện tượng tâm lý không ý thức được , chưa nhận thức được .
Không kiểm soát được tâm lý.
Các bản năng vô thức.
Hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức.
Hiện tượng tâm thế
Tiềm thức.
* ý thức được hình thành và phát triển như thế nào ?

- Phương diện loài người: Vai trò của lao động,ý thức được hình thành ,
biểu hiện và phát triển trong suốt quá trình lao động,thống nhất với quá
trình lao động và sản phẩm của lao động.
- Trước khi lao động con người luôn có ý thức về cái sẽ làm ra sản phẩm
-Trong lao động con người luôn có ý thức về việc chế tạo sử dụng âm cụ


lao động và các thao tác lao động để tạo ra sản phẩm .
Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp:ra đời cùng với lao động,ngôn ngữ là
công cụ để con người thực hiện tất ca giai đoạn của lao động một cách có
ý thức .
- Lao động nhờ ngôn ngữ giao tiếp mà con người thong báo trao đổi thông
tin , phối hợp động tác để cùng tạo ra sản phẩm chung.


- Cá nhân : ý thức của cá nhân được hình thành trong hoa ạt động và thể
hiện trong sản phẩm của hoạt động .
- Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá
nhân với người khác và xã hội .
- Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn
hóa xã hội , ý thức xã hội.
- Cá nhân được hình thành bằng con đường ậư nhận thức , đánh giá ,tự
phân tích hành vi của mình.

Câu hỏi : Giao tiếp là gì ? Phân loại và chức năng của giao tiếp ?
+] Giao tiếp : là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói
và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao
tiếp trải qua 3 trạng thái:
1.
2.
3.

Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý.
Hiểu biết lẫn nhau.
Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.

+] Phân loại chức năng của giao tiếp








Chức năng thông tin: qua giao tiếp con người trao đổi truyền đạt tri
thức kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin,
vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu nhận và xử lý thông tin là một con
đường quan trọng để phát triển nhân cách
Chức năng cảm xúc:
Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng,
những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy giao tiếplà 1 trong
những con đường hình thành tình cảm của con người.
Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫnnhau, đánh giá lẫn
nhau:
trong giao tiếp mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm tư tưởng thái độ thói
quen,… của mình do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau
làm cơ sở đánh giá lẫn nhau. Điều này quan trọng hơn là trên cơ sở






so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ
thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình.
Chức năng tự điều chỉnh hành vi: trên cơ sở nhận thức lẫn nhau,
đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp mỗi
chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể


tác động đến động cơ, mục đích quá trình ra quyết định và hành
động của chủ thể khác.
Chức năng phối hợp hoạt động : nhờ có quá trình giao tiếp con
người có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ
nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung. Đây là một chức năng giao tiếp
phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người.

Câu 8: Nhân cách là gì? Hãy phân tích cấu trúc của nhân cách. Cho ví
dụ minh họa
1. Nhân cách là gì?
Khái niệm:
- Con người: Là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là
một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.
- Cá nhân: Dùng để chỉ một con người cụ thể của cộng đồng, thành
viên của xã hội.
- Cá tính: Dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại
trong tâm lý của cá thể động vật hoặc cá thể người.
- Marx nhấn mạnh: “ Tiền đề thứ nhất của bất kỳ lịch sử loài người
nào rõ ràng cũng là sự tồn tại của cá thể có sinh mệnh”. Cá nhân không chỉ
là “tiền đề” của lịch sử loài người, thậm chí còn là mục đích của sự phát
triển lịch sử, “ lịch sử xã hội của người ta trước sau chỉ là lịch sử sự phát
triển cá thể của họ”.
- Rubinstein: “con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặt
biệt, không lặp lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ
của mình với những người xung quanh một cách có ý thức”.


- Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của
cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
2. Cấu trúc tâm lý của nhân cách:


- Các quan điểm khác nhau về cấu trúc nhân cách
- Bao gồm: các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, các thuộc tính
tâm lý
- Theo K.K. Platonov:
+ Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học
+ Tiểu cấu trúc về các đặc điểm của các quá trình tâm lý
+ Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, năng lực
+ Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách:
* Gồm bốn nhóm thuộc tính tâm lý điển hình: xu hướng, khí
chất, tính cách, năng lực.
* Gồm bốn khối: xu hướng, khả năng, phong cách, hệ thống cái
tôi

Phẩm chất
+ Phẩm chất xã hội
+ Phẩm chất cá nhân

Năng lực
+ Năng lực xã hội hóa
+ Năng lực chủ thể hóa

+ Phẩm chất ý chí

+ Năng lực hành động

+ Cung cách ứng xử

+ Năng lực giao lưu

Không có xúc cảm của con người thì trước đây, hiện nay và sau này không


có sự tìm tòi của con người về chân lý [Lê Nin]


Câu hỏi : hãy phân tích vai trò của các yếu tố di truyền hoạt động cá
nhân và giáo dục đối với sự phát triển nhân cách:
Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp tới sự hình thành và
phát triển nhân cách của con người. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan
điểm triết học “ tự thân vận động”. Như ta thấy, con đường tác động có
mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả
nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng
những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát
triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác
động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của
cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự thân vận động, về
động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân
nhằm để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội, vật chất
hay tinh thần của đời sống riêng hay đời sống xã hội là những biểu hiện
phong phú về tính tích cực của nhân cách. Hoạt động là phương thức tồ tại
của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển
nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích,mang tính
xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với
những công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động c1 những yêu cầu
nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lí nhất định. Qúa
trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành những phẩm chất
đó. Vì thế, nhân cách của họ được hình thành và phát triển.
1. Phân tích vai trò của các yếu tố di truyền hoạt động cá nhân:
- Yếu tố bẩm sinh di truyền đóng một vai trò đáng kể trong sự hình thành
và phát triển tâm lí nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở
vật chất của các hiện tượng tâm lí – những đặc điểm giải phẩu và sinh lí
của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Từ đó có thể khẳng định vai trò tiền


đề vật chất của yếu tố di truyền với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Làm cho quá trình hình thành nhân cách diễn ra nhanh, thuận lợi hay chậm
chạp, khó khăn.
- Do bẩm sinh di truyền là những đặc điểm của giải phẩu sinh lí của hệ
thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời


đã nhận được một số đặc điểm và cấu tạo các chức năng của cơ thể từ
các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về
cấu tạo và chức năng của các giác quan và não.Những đặc điểm của các
hệ thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể.
Ví dụ: một đứa trẻ sinh ra với zen di truyền tốt, cơ thể khỏe mạnh, đứa trẻ
ấy sẽ phát triển tốt, học hỏi những điều xung quanh rất nhanh, như vậy
nhân cách của nó sẽ được hoàn thiện . Nhưng nếu đứa trẻ đó sinh ra với
một cơ thể không bình thường, bị tật nguyền, hay bị thiếu não thì quá trình
hình thành nhân cách sẽ diễn ra rất khó khăn và chậm chạp, chậm hơn rất
nhiều so với những đứa trẻ phát triển bình thường hay những đứa trẻ phát
triển tốt. Đây chính là một thiệt thòi lớn cho những đứa trẻ sinh ra đã mang
trong mình bệnh tật, và bất hạnh cho gia đình.
- Tuy nhiên, không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự
hình thành và phát triển tâm lí nhân cách. Theo quan điểm tâm lí học của
Mác xít thì di truyền với các đặc điểm sinh học nêu trên không quyết định
chiều hướng nội dung cũng như giới hạn phát triển của nhân cách con
người
Những quan sát khoa học về quá trình phát triển của trẻ sinh đôi cùng
trứng đã chỉ ra rằng, sự tương đồng rất cao của trí nhớ hình ảnh và âm
thanh ở chúng đã mất dần cùng với sự phát triển nhân cách thôi, chứ
không phải cư có yếu tố di truyền tốt thì cá thế đó nhất dịnh sẽ có một
nhân cách tốt, một nhân cách hoàn thiện… Bất cứ một chức năng nào
mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong


hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài
người.
Ví dụ: nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ toàn là những
người có trí thức, khỏe mạnh thì đứa trẻ được sinh ra ấy sẽ có một cơ thể
tốt, được thừa hưởng một phần thong minh của bố mẹ, nhưng ta không
thể khẳng định chắc chắn rằng đứa trẻ ấy lớn lên cũng sẽ thông minh
giống bố mẹ của nó, và hoàn thiện nhân cách,có thể đứa trẻ ấy do ham
chơi, đua đòi bạn bè nên học kém, phá phách… đứa trẻ ấy chỉ giỏi và có


nhân cách hoàn thiện khi và chỉ khi nó biết phát huy tố chất vốn có của nó,
và những hoạt động cố gắng, nỗ lực của mình trong cuộc sống.
Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ chỉ là nông dân chân
lấm tay bùn, họ không được thừa hưởng nguồn zen thông minh của bố
mẹ, nhưng không có nghĩa là họ kém cỏi. Trong xã hội, không ít những
người có xuất thân từ con nhà nông dân thành đạt trong cuộc sống.
Hay những đứa trẻ tật nguyền bẩm sinh, yếu tố di truyền mang lại cho
họ những bất hạnh nhưng không phải thế mà nhân cách của họ không
hoàn thiện, họ vẫn cố gắng phấn đấu để hoàn thiện nhân cách của mình
và xã hội không hiếm những người khuyết tật thành đạt trong cuộc sống…
Một số học giả tư sản đã cho rằng,yếu tố di truyền quyết định đến sự
phát triển tâm lí nhân cách. Con người có nguồn gốc phát sinh khác nhau
thì có sự phát triển nhân cách khác nhau. Họ cho rằng những người da
trắng thì thông minh, xinh đẹp, là người sinh ra để làm ông chủ… còn
những người da đen chỉ là loại xấu xí, đáng khinh thường, sinh ra đã là
kiếp nô lệ. Đây là một nhận định hoàn toàn sai của các học giả tư sản. Yếu
tố di truyền chỉ là yếu tố đóng vai trò làm tiền đề, chứ không quyết định.
2. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách:
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách của thế hệ trẻ được thể hiện ở những điểm sau đây:


- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh theo chiều hướng đó.
Ví dụ: giáo dục dạy trẻ biết yêu thương đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, quý
trọng thầy cô, lễ phép với ông bà, cha mẹ, biết kính trên nhường dưới,
chăm ngoan, học giỏi…
- Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền hay
môi trường tự nhiên không có được.


Ví dụ: nếu đứa trẻ sinh ra không bị khuyết tật thì theo sự tăng trưởng và
phát triển và phát triển của cơ thể, đến một giai đoạn nhất định đứa trẻ sẽ
biết nói. Nhưng muốn đọc được sách báo thì nhất thiết đứa trẻ phải học.
- Giáo dục có thể bù đắp những chỗ thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con
người.
Ví dụ: bằng những phương pháp giáo dục đăc biệt trẻ em và người lớn bị
khuyết tật [ câm, mù, điếc…] có thể được phục hồi những chức năng đã
mất, hoặc có thể phát triển tài năng và trí tuệ một cách bình thường.
Ví dụ: nhạc sĩ ghi ta Văn Vượng bị mù từ bé, nhưng nhờ có giáo dục mà
trở thành tài năng âm nhạc, nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt tay bẩm sinh
nhưng nhờ giáo dục và nỗ lực bản thân, ông đã trở thành nhà giáo ưu tú
viết chữ bằng chân rất đẹp.
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu, do tác động tự
phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều
hướng mong muốn của xã hội.
Ví dụ: công tác giáo dục trẻ em hư hoặc cải tạo lao động đối với người
phạm pháp.
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội
chỉ ảnh hưởng đến mức độ hiện có của nó.
Ví dụ: mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã hội


chủ nghĩa. Đây chính là tính chất tiên tiến của giáo dục.
- Những công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục học hiện đại đã
chứng minh rằng, sự phát triển tâm lí của trẻ em chỉ có thể diễn ra một
cách tốt đẹp trong những điều của sự dạy và giáo dục.
Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển
theo hướng đó. Còn cá nhân học sinh có phát triển theo hướng đó hay
không, phát triển đến mức độ nào… điều này giáo dục không quyết định
trực tiếp được, bởi vì còn phụ thuộc rất nhiều ở sự nhận thức và hoạt động
của đứa trẻ.


Ví dụ: cùng trong một môi trường giáo dục, nhưng có những đứa trẻ lại
học giỏi, phát triển nhân cách rất tốt, sau này trở thành một con người
thành đạt trong cuộc sống, nhưng có những đứa trẻ hoc rất dốt, nhân cách
phát triển kém, sau này trở thành tội phạm, đi vào con đường tọi lỗi, băng
hoại về mặt nhân cách…
Cần phê phán quan điểm cho rằng giáo dục là “ vạn năng “, xem đứa trẻ
như tờ giấy trắng mà trên đó nhà giáo dục muốn vẽ sao thì vẽ.
Giáo dục một mặt cung cấp cho con người những trí thức, kỹ năng,kỹ
xảo,mặt khác, hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lí cần
thiết theo yêu cầu cần của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài
người có thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động dạy
học và giáo dục. Trong xã hội hiện nay, gia đình, nhà trường và xã hội có
thể đạt tới một sự thống nhất cao hơn cao hơn trong việc giáo dục thế hệ
trẻ.
Như vậy, có thể kết luận rằng: giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò
của giáo dục. Giáo dục không phải là vạn năng, bởi giáo dục chỉ vạch ra
phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và thúc đẩy quá


trinh hình thành và phát triển nhân cách theo hướng đó. Còn cá nhân có
phát triển theo hướng đó hay không và phát triển theo mức độ nào thì giáo
dục không quyết định trực tiếp được mà cái quyết định trực tiếp lại chính là
hoạt động và giao tiếp của mỗi cá nhân. Do đó, cần phải tiến hành giáo
dục trong mố quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ
giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong mối quan hệ xã hội nhóm và tập thể.
Đặc biệt, con người là thực thể tích cực, có thể tự hình thành và biến đổi
nhân cách của mình một cách có ý thức, có khả năng tự cải tạo chính bản
thân mình, có nhu cầu tự khẳng định, tự ý thức, tự điều chỉnh cho nên con
người hoạt động giáo dục. Hoạt động này là quá trình con người tự biết
kiềm chế bản thân mình, biết hướng nhu cầu, hứng thú, giá trị của mình
cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, giá trị của xã hội. vì vậy giáo
dục không được tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện,tự hoàn thiện nhân
cách ở mỗi cá nhân. Đó là nguyên nhân tại sao, cùng một môi trường giáo
dục mà có những người lại thành công trong cuộc sống, có những người
thì lại lâm vào con đường tội lỗi, phạm pháp…



1. Khái niệm nhận thức cảm tính là gì? Nhận thức lý tính là gì?

Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.

Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác tri giác.

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tín bao gồm tư duy và tượng.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Nhận thức là gì?

Quá trình nhận thức giúp cho chúng ta phản ánh bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan – những khách thể tác động vào con người trong quá trình hoạt động của họ. Nhờ nhận thức mà con người có xúc cảm, tình cảm, đặt ra được mục đích và dựa vào đó mà hành động. Như vậy, quá trình nhận thức xuất phát từ hành động, làm tiền đề cho các quá trình tâm lý khác. Đồng thời tính chân thực của quá trình nhận thức cũng được kiểm nghiệm qua hành động: hành động có kết quả chứng tỏ chúng ta phản ánh đúng hành động, không có kết quả chứng tỏ ta phản ánh sai.

Nhờ quá trình nhận thức, chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh ta, mà cả hiện thực của bản thân ta nữa, không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà cả cái bản chất bên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cả cái sẽ tới, cái quy luật phát triển của hiện thực nữa. Như thế có nghĩa là quá trình nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, ở những mức độ phản ánh khác nhau: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Những quá trình này sẽ cho chúng ta những sản phẩm khác nhau, còn gọi là những cấu tạo tâm lý khác nhau [hình tượng, biểu tượng, khái niệm]. Đại thể có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính [gồm cảm giác và tri giác] và nhận thức lý tính. Trong hoạt động nhận thức của con người, giai đoạn cảm tính và lý tính có quan hệ chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫn nhau. V.I.Lênin đã tổng kết quy luật đó của hoạt động nhận thức nói chung như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

Chúng ta hãy lần lượt nghiên cứu các quá trình nhận thức riêng [trong thực tế chúng đan kết vào nhau] từ thấp đến cao.

CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

Nhận thức cảm tính.

Khái niệm:

Mỗi sự vật, hiện tượng quanh ta đều được thể hiện ra bên ngoài hàng loạt các đặc điểm như màu sắc [xanh, đỏ...], trọng lượng [nặng, nhẹ...], khối lượng [to, nhỏ...]. Chúng ta biết được những thuộc tính đó là nhờ bộ não. Biểu tượng của những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào ta được gọi là các biểu tượng nhận thức cảm tính. Quá trình chúng ta nhận biết được các thuộc tính đó là quá trình nhận thức cảm tính.

Ví dụ: khi ta nhắm mắt, người bạn đặt vào lòng bàn tay ta một vật gì đó. Nếu không sờ mó, nắm, bóp, ta chỉ có thể cảm nhận được vật đó nặng hay nhẹ, nóng hay lạnh.

Chúng ta đang quan sát ngôi nhà. Trong đầu chúng ta khi đó xuất hiện hình ảnh ngôi nhà.

Chúng ta có cảm giác nóng, lạnh, trong đầu có hình ảnh ngôi nhà… đó chính là biểu tượng nhận thức cảm tính. Khi chúng ta đang cảm thấy nóng hoặc khi chúng ta đang nhìn ngôi nhà thì đó là quá trình nhận thức cảm tính.

Đặc điểm chung nhất của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh được những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan chúng ta.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính là cảm giác và tri giác.

Cảm giác:

Khái niệm:

Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

Cảm giác là hình thức phản ánh tâm lí, sơ đẳng, đơn giản nhất. Biểu tượng của nó chỉ là những thuộc tính riêng rẽ của sự vật. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò khởi đầu cho các quá trình tâm lí khác như tưởng tượng, tư duy, trí nhớ… Cảm giác cũng là khâu đầu tiên trong sự nhận thức hiện thực khách quan của con người.

Các loại cảm giác:

Cảm giác bên ngoài:

Cảm giác nhìn [thị giác]: cho chúng ta biết thuộc tính ánh sáng, màu sắc, kích thước của đối tượng.

Cảm giác nghe [thính giác]: cho chúng ta biết những thuộc tính của âm thanh.

Cảm giác ngửi [khứu giác]: giúp con người nhận biết được mùi.

Cảm giác nếm [vị giác]: giúp chúng ta nhận biết các loại vị: mặn, nhạt, đắng, cay…

Cảm giác da [mạc giác]: cho ta biết về nhiệt độ.

Cảm giác bên trong:

Cảm giác vận động.

Cảm giác thăng bằng.

Cảm giác nội tạng.

Các quy luật cơ bản của cảm giác:

Quy luật ngưỡng cảm giác [quy luật về tính nhạy cảm]:

Muốn có cảm giác thì phải có kích thích. Tuy nhiên cường độ kích thích phải đạt đến độ nhất định mới có thể gây ra được cảm giác. Mức độ đó được gọi là ngưỡng cảm giác.

Ngưỡng cảm giác là cường độ tối thiểu của kích thích để có thể gây ra được cảm giác.

Quy luật này còn gọi là quy luật về tính nhạy cảm bởi lẽ khi nói đến tính nhạy cảm cao thì điều đó có nghĩa là chỉ cần cường độ kích thích nhỏ nhưng đã có thể có cảm giác. Ví dụ: người ta nói một người nào đó có đôi tai rất thính có nghĩa là với âm thanh khá nhỏ, trong khi người khác chưa nghe thấy thì người đó đã nghe thấy. Như vậy độ nhạy cảm càng cao thì có nghĩa là ngưỡng cảm giác càng thấp.

Điểm đáng lưu ý ở đây là khi chúng ta nói đến ngưỡng cảm giác là chúng ta đề cập đến đại lượng vật lí, ví dụ như cường độ âm thanh, trọng lượng… còn khi ta nói độ nhạy cảm thì đó lại là “đại lượng” tâm lí. Do không đo được trực tiếp độ nhạy cảm của giác quan nên người ta phải đo nó một cách gián tiếp, thông qua việc đo các kích thích vật lí bên ngoài.

Quy luật thích ứng cảm giác:

Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích.

Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và ngược lại, độ nhạy cảm tăng khi cường độ kích thích giảm. Ví dụ: khi đang ở chỗ sáng [cường độ kích thích mạnh], đi vào chỗ tối [cường độ kích thích yếu] thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, sau đó dần dần mới nhìn rõ mọi vật. Điều này là do độ nhạy cảm tăng dần.

Tất cả các giác quan đều tuân theo quy luật thích ứng. Tuy nhiên mức độ khác nhau. Cảm giác thị giác có khả năng thích ứng cao. Trong bóng tối tuyệt đối, độ nhạy cảm với ánh sáng tăng gần 200.000 lần sau 40 phút. Bên cạnh đó, cảm giác đau hầu như không thích ứng.

Khả năng thích ứng của cảm giác cũng có thể được phát triển do rèn luyện. Ví dụ: công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao tới 500 - 600C trong hàng giờ đồng hồ.

Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác:

Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Do sự tác động qua lại như vậy, tính nhạy cảm của cảm giác bị thay đổi. Kích thích yếu lên cơ quan phân tích này lại làm tăng độ nhạy cảm của giác quan kia. Ngược lại, tác động mạnh lên giác quan này làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích khác.

Ví dụ: khi nghe nhạc, có ánh sáng mầu kèm theo thì các bản nhạc cũng được cảm nhận rõ nét hơn.

Tri giác:

Khái niệm:

Tri giác là một quá trình tâm lí nhận thức cảm tính, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan người ta.

Cũng giống với cảm giác, tri giác là một quá trình nhận thức cảm tính.

Là một quá trình vì có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

Là quá trình nhận thức vì biểu tượng tri giác giúp cho con người nhận biết được hiện thực khách quan bên ngoài.

Là cảm tính vì chỉ gọi là biểu tượng tri giác khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan.

Tuy nhiên biểu tượng tri giác là là một hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng. Biểu tượng này được cấu thành từ các cảm giác. Ví dụ: hình ảnh ngôi nhà mà chúng ta đang nhìn thấy bao gồm những cảm giác khác nhau về màu sắc, kích thước. Lẽ đương nhiên đó không phải là một tổng số học mà là một tổng thể các cảm giác.

Các loại tri giác:

Tri giác không gian: tri giác không gian giúp người ta nhận biết được kích thước, hình dạng, khoảng cách, phương hướng của đối tượng.

Tri giác thời gian: tri giác thời gian là sự phản ánh độ lâu, vận tốc và tính kế tục của các hiện tượng.

Tri giác vận động: phản ánh những thay đổi về vị trí của các sự vật trong không gian.

Ngoài cách phân loại theo đối tượng tri giác như trên còn có cách phân loại theo giác quan. Theo cách phân loại này, người ta có các loại tri giác: thị giác, thính giác, khứu giác…

Các quy luật cơ bản của tri giác:

Quy luật về tính đối tượng của tri giác:

Hình ảnh mà tri giác đem lại bao giờ cũng là biểu tượng của một sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên cái mà tri giác đem lại. Trong quy luật này đã hàm chứa tính chân thực của tri giác.

Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:

Tri giác không thể phản ánh được toàn bộ những kích thích đang tác động lên giác quan của con người ở tại một thời điểm. Do vậy để tri giác, con người phải tách đối tượng ra khỏi bối cảnh.

Sự lựa chọn của tri giác cũng không mang tính cố định. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài cũng như bên trong của chủ thể.

Quy luật về tính lựa chọn của tri giác được ứng dụng nhiều trong thực tiễn: kiến trúc, quảng cáo, quân sự [nguỵ trang], trong giáo dục và dạy học.

Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:

Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật, hiện tượng. Chính vì lẽ đó, biểu tượng tri giác cho phép người ta gọi tên được sự vật hiện tượng, có thể sắp xếp chúng vào một nhóm, lớp nhất định.

Quy luật về tính ổn định của tri giác:

Tính ổn định của tri giác thể hiện ở chỗ trong các điều kiện khác nhau nhưng nội dung của biểu tượng tri giác vẫn không thay đổi. Ngôi nhà, dù có cách xa chúng ta hàng ngàn mét và hình ảnh của nó trên võng mạc nhỏ hơn hình ảnh của một người đang đứng trước mặt chúng ta thì ngôi nhà vẫn được tiếp nhận to hơn so với con người. Sự ổn định tri giác còn thể hiện ở cả về mầu sắc, kích thước...

Quy luật tổng giác:

Quy luật này thể hiện ở chỗ nội dung các biểu tượng tri giác còn phụ thuộc vào nội dung đời sống tâm lí của chủ thể: thái độ, nhu cầu, cảm xúc, động cơ... [Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ - Nguyễn Du].

Tri giác nhầm:

Trong một số trường hợp, hình ảnh của tri giác không phù hợp với thực tại. Cần phân biệt tri giác nhầm với ảo giác. Tri giác nhầm là quá trình chúng ta vẫn đang tri giác [sự vật, hiện tượng vẫn đang tác động vào giác quan] song biểu tượng tri giác không tương xứng với thực tiễn. Ví dụ: khi ta nhìn cái thìa đang để trong nửa cốc nước, ta thấy như cái thìa bị gãy ở chỗ mặt nước. Ảo giác là hiện tượng con người vẫn “nhìn” thấy, ví dụ: nhìn thấy rắn rết bò đầy trên giường nhưng thực tế không có, nghe thấy tiếng nói nhưng xung quanh không có ai. Tri giác nhầm là hiện tượng bình thường còn ảo giác là hiện tượng bệnh lí.

Cảm giác và tri giác đều là quá trình nhận thức cảm tính. Trong thực tế, khi chúng ta quan sát sự vật hiện tượng thì sự xuất hiện của cảm giác và tri giác là đan xen nhau, có thể cái này xuất hiện trước cái kia. Ví dụ: “bắt mắt” là màu đỏ, sau đó chúng ta mới quan sát tổng thể ngôi nhà. Cũng có thể hình ảnh ngôi nhà xuất hiện trước, sau đó với xuất hiện các cảm giác.

Tư duy.

Tư duy là gì ?

Cảm giác, tri giác đã giúp cho con người nhận biết được các của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên đó mới chỉ là các đặc điểm bên ngoài. Để nhận biết được cái bên trong, cái cốt lõi của các sự vật hiện tượng đó, con người cần đến tư duy.

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Các đặc điểm tư duy:

Tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề:

Hoàn cảnh có vấn đề có thể là một bài toán, một nhiệm vụ cần phải giải quyết… Cùng một hoàn cảnh song đối với người này là hoàn cảnh có vấn đề nhưng đối với người khác lại không. Như vậy hoàn cảnh có vấn đề là hoàn cảnh kích thích con người suy nghĩ.

Tính gián tiếp của tư duy:

Tư duy nhận biết được bản chất của sự vật hiện tượng nhờ sử dụng công cụ [các dụng cụ đo đạc, máy móc…]; các kết quả của nhận thức [quy tắc, công thức, quy luật…]. Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được thể hiện thông qua ngôn ngữ.

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:

Tư duy phản ánh cái bản chất, cái chung nhất cho một loại, một lớp hiện tượng sự vật và khái quát chung bởi khái niệm. Nhờ có tư duy, con người có thể đi sâu vào đối tượng, cho phép họ nhận thức được những vấn đề mà cảm giác, tri giác không tiếp cận được.

Tư duy liên quan chặt chẽ tới ngôn ngữ:

Tư duy trừu tượng không thể tồn tại nếu không có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ, tư duy có được tính khái quát và gián tiếp. Cũng nhờ có ngôn ngữ, những sản phẩm của tư duy mới được truyền đạt cho người khác. Trong lâm sàng tâm thần, ngôn ngữ được coi là hình thức của tư duy và việc phân loại các rối loạn hình thức tư duy dựa trên ngôn ngữ.

Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính:

Nhận thức cảm tính thu thập tư liệu. Các biểu tượng của nhận thức cảm tính là nguyên liệu cho tư duy. Tư duy phát triển cũng giúp định hướng nhận thức cảm tính.

Các thao tác tư duy:

So sánh:

Dùng trí óc đối chiếu các đối tượng hoặc những thuộc tính, bộ phận... để xem xét sự giống nhau hay khác nhau, đồng nhất hay không đồng nhất.

So sánh là cơ sở của mọi hiểu biết và của tư duy. Chúng ta nhận biết thế giới không ngoài cách thông qua so sánh và phân biệt với một vật gì khác thì chúng ta không thể có ý niệm nào và không thể nói lên một điểm nào về sự vật đó cả [Usinxki].

Phân tích và tổng hợp:

Phân tích: dùng óc phân chia đối tượng thành bộ phận, thuộc tính, quan hệ.

Tổng hợp: kết hợp những đối tượng, thuộc tính quan hệ v.v.. thành tổng thể.

Trừu tượng hoá và khái quát hoá:

Trừu tượng hoá: gạt bỏ những bộ phận, thuộc tính, quan hệ thứ yếu, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết của đối tượng để tư duy.

Khái quát hoá là dùng trí óc bao quát nhiều đối tượng khác nhau trên cơ sở một số thuộc tính, quan hệ, bộ phận giống nhau sau khi đã gạt bỏ những điểm khác nhau.

Khái quát hoá là loại tổng hợp mới sau khi đã trừu tượng hoá.

Trong tư duy, các thao tác được thực hiện theo một hệ thống nhất định.

Các loại tư duy:

Theo lịch sử hình thành:

Tư duy trực quan - hành động:

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ các tình huống bằng các hành động vận động có thể quan sát được. Loại tư duy này có ở cả động vật cao cấp.

Tư duy trực quan - hình ảnh:

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết các nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh mà thôi. Loại này đã phát triển mạnh ở trẻ nhỏ.

Tư duy trừu tượng:

Loại tư duy được thực hiện trên cơ sở sử dụng các khái niệm, kết cấu logic, được tồn tại trên cơ sở tiếng nói

Ba loại tư duy trên tạo thành các giai đoạn của phát triển tư duy trong quá trình phát sinh chủng loại và cá thể.

Theo hình thức biểu hiện của vấn đề [nhiệm vụ] và phương thức giải quyết vấn đề:

Tư duy thực hành:

Tư duy thực hành là loại tư duy mà nhiệm vụ của nó được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành. Ví dụ: tư duy của người thợ sửa xe hơi khi xe hỏng.

Tư duy hình ảnh cụ thể:

Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ của nó được đề ra dưới hình thức một hình ảnh cụ thể và sự giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh đã có. Ví dụ: suy nghĩ xem từ trường về nhà đi đường nào là tối ưu cho xe máy.

Tư duy lí luận:

Đó là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lí luận và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng hệ thống khái niệm trừu tượng, những tri thức lí luận. Ví dụ: giải quyết các bài toán về kinh doanh.

Ngôn ngữ.

Mặc dù ngôn ngữ không phải hoàn toàn là quá trình nhận thức song nó gắn bó một cách mật thiết với tư duy nên chúng ta đề cập sâu thêm về hiện tượng tâm lí này cũng là nhằm hiểu sâu sắc hơn lĩnh vực nhận thức.

Khái niệm về ngôn ngữ:

Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác và sử dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình nhờ có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội - lịch sử . Do sống và hoạt động cùng nhau nên con người có nhu cầu giao tiếp.

Nói một cách chung nhất, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ.

Kí hiệu: Pavlov đã nói ngôn ngữ là tín hiệu của tín hiệu.

Hệ thống: chỉ có ý nghĩa và thực hiện một chức năng nhất định trong hệ thống của mình.

Ngôn ngữ - hệ thống kí hiệu từ ngữ gồm 3 bộ phận:

Ngữ âm

Từ vựng

Ngữ pháp – hệ thống các quy tắc thành lập từ, cấu thành câu [từ pháp và cú pháp], sự phát âm [âm pháp].

Các đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ, câu, ngữ đoạn, văn bản...

Các chức năng của ngôn ngữ:

Chức năng chỉ nghĩa:

Ngôn ngữ để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là thay thế chúng. Nói một cách khác, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng có thể được khách quan hoá lần nữa và có thể di chuyển đi nơi khác, làm cho con người có thể nhận thức được chúng ngay cả khi chúng không xuất hiện trước mặt.

Chức năng chỉ nghĩa còn được gọi là chức năng làm phương tiện tồn tại, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người.

Ngôn ngữ khác hẳn với những tiếng kêu của động vật. Về bản chất, động vật không có ngôn ngữ.

Chức năng thông báo:

Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt, tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động của con người.

Chức năng thông báo của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng giao tiếp.

Chức năng khái quát hoá:

Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà cả một loại, lớp có chung một/một số thuộc tính: phạm trù, khái niệm, thuật ngữ... Nhờ vậy nó là phương tiện đắc lực cho hoạt động trí tuệ.

Ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là phương tiện lưu lại kết quả của hoạt động này. Do vậy hoạt động trí tuệ không bị gián đoạn, không bị lặp lại và có cơ sở cho sự phát triển tiếp theo.

Chức năng khái quát hoá của ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ.

Trong 3 chức năng của ngôn ngữ kể trên, chức năng giao tiếp là chức năng cơ bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp, con người mới lĩnh hội được tri thức về hiện thực, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh sống. Về thực chất, chức năng nhận thức cũng là quá trình giao tiếp, ở đây là giao tiếp với chính bản thân mình. Còn chức năng chỉ nghĩa chỉ là điều kiện để thực hiện hai chức năng kia.

Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức:

Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính:

Đối với cảm giác: ảnh hưởng mạnh đến ngưỡng cảm giác.

Đối với tri giác: làm cho quá trình tri giác dễ dàng hơn, đặc biệt trong quan sát.

Đối với trí nhớ:

Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lí tính.

Gắn bó rất mật thiết với tư duy. Ở người trưởng thành, tư duy và ngôn ngữ không tách rời nhau.

Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải tư duy.

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và lí tính.

Nhận thức của con người bắt đầu từ nhận thức cảm tính.

Các biểu tượng nhận thức cảm tính được trí nhớ lưu giữ lại.

Nhiều biểu tượng cùng loại với nhau được “cô đặc” lại vào từ.

Các từ, khái niệm [hoặc cũng có thể các biểu tượng cảm tính] được sử dụng cho tư duy: giải quyết một nhiệm vụ nào đó.

Biểu tượng cảm tính càng phong phú thì hệ thống khái niệm cũng phong phú theo và là điều kiện tốt cho tư duy.

Tư duy, ngôn ngữ phát triển nó sẽ định hướng, lựa chọn, hỗ trợ đắc lực [cùng với cảm xúc, tình cảm] cho nhận thức cảm tính.

Video liên quan

Chủ Đề