Thị trấn Kiên Lương có bao nhiêu xã?

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận 17 xã, thị trấn thuộc 4 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Kiên Giang là xã đảo. Trong đó, huyện Phú Quốc có 10 đơn vị gồm các thị trấn: An Thới, Dương Đông; các xã: Thổ Châu, Hòn Thơm, Hàm Ninh, Dương Tơ, Cửa Dương, Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm. Huyện Kiên Hải có 4 đơn vị gồm các xã: Hòn Tre, An Sơn, Lại Sơn, Nam Du. Huyện Kiên Lương có 2 đơn vị gồm các xã: Sơn Hải, Hòn Nghệ và xã Tiên Hải thuộc thị xã Hà Tiên.

Tại tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ công nhận 6 đơn vị hành chính cấp xã gồm: xã Cam Bình thuộc thành phố Cam Ranh; xã Vạn Thạnh thuộc huyện Vạn Ninh; phường Vĩnh Nguyên thuộc thành phố Nha Trang; xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa là xã đảo.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, để được công nhận xã đảo phải đáp ứng đủ 2 tiêu chí: 1- Có diện tích tự nhiên là đảo theo quy định tại Điều 19 Luật biển Việt Nam năm 2012; 2- Có người dân định cư hoặc lực lượng vũ trang đóng quân trên đảo.

Đồng thời, đơn vị hành chính cấp xã được công nhận là xã đảo phải có 1 trong 3 điều kiện sau: 1- Là đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện đã được công nhận là huyện đảo; 2- Có toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã ở trên đảo; 3- Có một phần diện tích tự nhiên là đảo ở trên biển [xã có đảo ở trên biển] và trên đảo có người dân định cư hoặc lực lượng vũ trang đóng quân.

Các xã đảo được công nhận theo quy định nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có xã đảo căn cứ Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020 để xây dựng Dự án phát triển kinh tế - xã hội của xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và ngân sách của địa phương; đồng thời được thực hiện các chính sách ưu đãi liên quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đối với xã đảo

Địa hình huyện Kiên Lương rất đa dạng, bao gồm đồng bằng, núi và núi đá, hang động, biển, đầm, quần đảo...Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,2°C; cao nhất: 37°C [ngày 13-05-1998] thấp nhất: 17,3°C [ngày 30-01-1993]. Độ ẩm tương đối trung bình 81,9%. Lượng mưa lớn, tổng lượng mưa trung bình nhiều năm: 3.013 mm. Mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa đạt khoảng 2.498 mm. Các tháng mùa khô, lượng mưa chỉ khoảng là 515 mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được là 386,7mm [Ngày 13/10/1984].

Đồng cỏ bàng Phú Mỹ – Vĩnh Điều huyện Kiên Lương là một vùng ngập nước nguyên thủy còn sót lại của vùng đồng bằng Sông Cửu Long với đặc trưng là nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập theo mùa và thực vật thích nghi chủ yếu là cây cỏ bàng [Lepironia articulata]. Đây là đồng cỏ bàng tự nhiên lớn nhất và ít bị xáo trộn nhất còn lại của Nam bộ. Khu vực này nổi tiếng là bãi ăn của sếu đầu đỏ - loại chim quý hiếm của thế giới. Từ lâu, người dân địa phương đã tận dụng cỏ bàng để làm nguyên liệu đan thành những sản phẩm thủ công độc đáo.

Tháng 12-2004, tỉnh đã cho phép triển khai dự án khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương tại xã Phú Mỹ với tổng diện tích 2.800 ha, trong đó đất cỏ bàng trên 1.000 ha, còn lại là đất lúa, lung ngập nước...Tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu là 212.000 USD do một tập đoàn tài chính quốc tế, Hội Sếu Quốc tế và Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cùng đóng góp. Dự án không chỉ có tác dụng duy trì nghề thủ công truyền thống, góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương còn mang sứ mệnh cao cả là bảo vệ hệ sinh thái ngập nước, tạo môi trường sống cho đàn sếu đầu đỏ trước nguy cơ diệt vong. Liên Hợp Quốc đã tặng thưởng 30.000 USD vì những kết quả thành công ban đầu của dự án. Năm 2007 các tổ chức quốc tế cùng với ngành chức năng của địa phương tiếp tục đầu tư 150.000 USD để mở rộng dự án. Tuy nhiên, những năm gần đây, dự án đã bị băm nát bở các tuyến kênh dẫn nước phục vụ cho việc nuôi tôm. Chiều 30-03-2009, huyện Kiên Lương đã chỉ đạo xã Phú Mỹ đình chỉ ngay các hoạt động xâm hại này. Huyện yêu cầu chính quyền xã Phú Mỹ phối hợp với ban quản lý dự án khảo sát hiện trạng và tiến hành khôi phục lấp nhanh những khu vực đã bị đào xới, trả nguyên hiện trạng ban đầu. Tuyên truyền giáo dục nhân dân không xâm hại đến dự án, kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân không phát hiện ngăn chặn kịp thời việc đào xới xâm hại dự án.

Năm 2008, trong chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học khu vực núi đá vôi Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang, các chuyên gia của Viện Sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cùng chuyên gia Vườn thực vật Edinburgh, Scotland đã phát hiện và công bố một loài thực vật mới có tên khoa học là Ornithoboea emarginata. Loài Ornithoboea emarginata được tìm thấy ở khu vực núi đá vôi thuộc huyện Kiên Lương, cách Hòn Chông khoảng 3 km về hướng Tây Tây Bắc, trong các hang Cá Sấu, hang Tiền, núi Mo So. Ornithoboea emarginata là loài cây chịu bóng, mọc từng bụi rải rác trên các khe nứt hay các hộc đất nhỏ trên các vách đứng ở những hang núi đá vôi từ độ cao 10 đến 70 m so với mực nước biển. Số lượng quần thể cũng như số lượng cá thể trong quần thể của loài này tìm thấy trên các núi đá vôi ở Kiên Giang rất ít.

Đảo Hòn Nghệ - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

- Núi Mo So

- Bãi Dương – Bãi Dầu [xã Bình An]: Bãi biển trải dài 2 km, cát vàng mịn không có đá sỏi, thoai thoải dần ra phía biển, tạo thành một dãy có hình vòng cung. Ngoài khơi là những hòn đảo của quần đảo Bà Lụa đủ hình dạng kỳ dị. Du khách có thể vừa tắm biển vừa thưởng thức cảnh mặt trời lặn xuống biển Tây.

- Chùa Hang

- Đảo Hòn Phụ Tử

- Khu du lịch hòn Rễ Nhỏ [xã Bình An]: Khu du lịch được xây dựng trên hòn Rễ Nhỏ là nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng, tắm biển và chơi các môn thể thao nước. Nơi đây có nhà hàng, nơi nghỉ, nơi cắm trại và phương tiện phục vụ du khách tham quan vịnh Hòn Chông.

- Quần đảo Bà Lụa

- Đảo Hòn Nghệ

- Bãi Ớt [xã Dương Hoà]: Một bãi cát đẹp nằm cặp mé biển dưới chân cụm núi Bãi Ớt. Phía Bắc của dãy núi nhô thành một mũi đất đâm ra biển. Đây là khu cư dân Nam Phố sung túc của trấn Hà Tiên xưa. Trên đỉnh núi còn dấu tích một hải đồn do Mạc Thiên Tích cho xây dựng để trấn giữ vùng biển này.

- Hang Tiền [xã Bình An]: Đảo Hang Tiền thuộc quần đảo Bà Lụa có những hang động rất đẹp, bên trong có suối chảy ngầm. Tương truyền chúa Nguyễn Ánh khi chạy loạn đến đây giấu lại nhiều tiền kẽm và của cải, dân ở đây gọi là hang Tiền. Thỉnh thoảng người dân địa phương vẫn tìm thấy những đồng tiền thời Nguyễn.

- Ngã ba Giang Thành [xã Tân Khánh Hoà]: sông Giang Thành bắt nguồn từ Cao nguyên Sài Mạt [Campuchia] dọc theo biên giới vào Việt Nam gặp hạ nguồn kênh Vĩnh Tế tạo thành ngã ba Giang Thành.

Ngày 31-05-1961, chính quyền Sài Gòn cho thành lập quận Kiên Lương thuộc tỉnh An Giang. Quận gồm 5 xã tách từ quận Kiên Thành và quận Hà Tiên là: An Bình, Bình Trị, Thổ Sơn, An Hoà, Dương Hoà. Quận lỵ đặt tại xã An Bình. Ngày 04-09-1961, lập mới xã Đức Phương. Dân số năm 1965 là 29.617 người.

Sau năm 1975, Kiên Lương được sáp nhập vào huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Ngày 08-07-1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 47/1998/NĐ - CP, tách một phần đất huyện Hà Tiên thành lập thị xã Hà Tiên. Huyện Hà Tiên có 89.548,5 ha diện tích tự nhiên và 62.162 nhân khẩu, gồm 6 xã và 1 thị trấn. Ngày 21-04-1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 28/1999/NĐ - CP, đổi tên huyện Hà Tiên thành huyện Kiên Lương.

Ngày 11-02-2003, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ - CP, giao toàn bộ 3 ấp [Ba Hòn, Hoà Lập, Xà Ngách] thuộc xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương với 1.910,6 ha diện tích tự nhiên và 8.539 nhân khẩu về thị trấn Kiên Lương quản lý; thành lập xã Kiên Bình trên cơ sở 17.910,6 ha diện tích tự nhiên và 5.638 nhân khẩu của thị trấn Kiên Lương. Cuối năm 2003, huyện Kiên Lương nhận thêm xã Sơn Hải tách từ huyện Kiên Hải. Cuối năm 2004, huyện Kiên Lương có thị trấn Kiên Lương và 9 xã: Kiên Bình, Vĩnh Điều, Tân Khánh Hoà, Phú Mỹ, Hoà Điền, Dương Hoà, Bình An, Sơn Hải, Hòn Nghệ.

Ngày 07-02-2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ - CP , thành lập xã Vĩnh Phú thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 12.366,07 ha diện tích tự nhiên và 7.426 nhân khẩu của xã Vĩnh Điều; thành lập xã Phú Lợi thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 4.697 ha diện tích tự nhiên và 3.693 nhân khẩu của xã Phú Mỹ. Sau khi thành lập xã Vĩnh Phú, xã Vĩnh Điều còn lại 9.765,18 ha diện tích tự nhiên và 3.637 nhân khẩu. Sau khi thành lập xã Phú Lợi, xã Phú Mỹ còn lại 10.151 ha diện tích tự nhiên và 4.591 nhân khẩu.

Ngày 06-04-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 58/2007/NĐ - CP, thành lập xã Bình Trị thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở điều chỉnh 5.778,99 ha diện tích tự nhiên và 6.600 nhân khẩu của xã Bình An. Sau khi điều chỉnh, huyện Kiên Lương có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Sơn Hải, Dương Hoà, Hoà Điền, Bình An, Bình Trị, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hoà, Kiên Bình, Hòn Nghệ và thị trấn Kiên Lương.

Ngày 07-01-2009, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang họp kỳ thứ 22, thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành với diện tích tự nhiên là 40.744,3 ha, dân số 6.172 hộ với 28.910 nhân khẩu, gồm 5 đơn vị hành chính cấp xã là Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều và Vĩnh Phú. Dự kiến xây dựng trung tâm huyện Giang Thành tại ngã ba Đầm Chít, xã Tân Khánh Hoà. Hội đồng Nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh hoàn chỉnh các thủ tục trình Chính phủ quyết định.

Sông Ba Hòn - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Huyện Kiên Lương được thiên nhiên ban cho nhiều tài nguyên quý giá, danh lam thắng cảnh, ngư trường. Xác định lợi thế, tiềm năng, trong những năm qua, Kiên Lương đã tập trung phát triển kinh tế đi đôi với việc khuyến khích, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh ở tất cả các lĩnh vực, tạo đà cho kinh tế tăng trưởng khá và bền vững. Trong 5 năm [2001 - 2005], GDP của huyện tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20,23%.

Định hướng của Kiên Lương trong giai đoạn 2006 - 2010 là phát triển tổng hợp nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục đầu tư phát triển các tiềm năng, lợi thế của huyện. Đó là phát triển công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp vật liệu xây dựng, đẩy nhanh dịch vụ du lịch, khai thác hiệu quả đất đai, nhất là vùng đất hoang hoá đưa vào nuôi trồng thủy sản và trồng rừng kết hợp nuôi cá, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng hiệu quả và tích cực.

Huyện có những núi đá vôi, là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Hiện trên địa bàn huyện có 5 nhà máy xi măng sản xuất trên 2 triệu tấn/năm và các cơ sở khai thác đá vôi, đá xây dựng với sản lượng 250.000 m3/năm]. Trong tương lai, Kiên Lương sẽ là trung tâm năng lượng lớn của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án Trung tâm Điện lực và Cảng Kiên Lương với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 2,5 tỷ USD. Dự án do Tập đoàn Tân Tạo [ITA Group] và công ty Năng lượng Tân Tạo làm chủ đầu tư đã được công bố cho các nhà thầu quốc tế EPC [tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành theo phương thức chìa khóa trao tay] ngày 10-12-2008, tại thành phố Hồ Chí Minh để mời gọi đầu tư và chào thầu cạnh tranh. Đây được cho là dự án nhiệt điện lớn nhất Việt Nam [4400 MW] do doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên làm chủ đầu tư đồng thời là dự án nằm trong Tổng sơ đồ 6 [Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006 - 2015 có xét tới 2025] được Chính phủ phê duyệt và bảo lãnh tín dụng.


Hòn Phụ Tử - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Kiên Lương có trên 55 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều đồi núi ven bờ biển tạo thành các danh lam thắng cảnh xinh đẹp, như Ba Hòn, Hòn Chông, Hòn Phụ Tử... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Nhờ nằm trên trục lộ giao thông thuận lợi, kết nối dễ dàng với các điểm du lịch khác như Châu Đốc, Hà Tiên, Phú Quốc..., Kiên Lương thu hút ngày càng đông du khách. Năm 2006, có 700.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan Kiên Lương, tăng 16,8% so với năm 2005. Sáu tháng đầu năm 2008, huyện đã đón 254 ngàn lượt khách đến tham quan du lịch, tổng doanh thu đạt 1.280 triệu đồng, tăng 6,40% so với cùng kỳ, đạt 65,63% so với kế hoạch. Vài năm gần đây, du lịch sinh thái có xu hướng phát triển mạnh.

Kiên Lương đang tập trung đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại - du lịch. Huyện đã khuyến khích đầu tư phát triển Trung tâm Thương mại Ba Hòn, sắp xếp lại một số chợ như chợ Hòn Heo [Dương Hoà], chợ Tròn [Kiên Lương], gắn với khu du lịch, hình thành cụm liên hoàn các chợ; xúc tiến các phương án xây dựng để phát triển tài nguyên du lịch, khai thác tốt các điểm tham quan du lịch, như hang Tiền, núi Mo So... và một số đảo; xây dựng làng văn hoá dân tộc khu du lịch Hòn Chông - Hòn Trẹm.....

Trong năm 2008, tỉnh Kiên Giang đã cấp phép có 8 dự án đầu tư du lịch trên địa bàn huyện là: khu du lịch Hòn Phụ Tử, khu du lịch Hòn Kiến Vàng, khu du lịch Hòn Rễ Nhỏ, khu du lịch sinh thái ấp Ngã Ba, khu du lịch Ba Hòn Cò, Khu du lịch ấp Bãi Giếng, Khu du lịch mũi Hòn Heo, Khu du lịch Mo So - Hang Tiền - Quần đảo Bà Lụa. Ngoài ra còn có 4 dự án đang chờ phê duyệt, đó là: Hòn Móng Tay [xã Dương Hoà]; Hòn Rễ Lớn, khu du lịch sinh thái Mo So, Ba Hòn Đầm [xã Bình An].

Ngoài lợi thế về vật liệu xây dựng, du lịch, Kiên Lương còn có thế mạnh khác là nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản. Hiện nay, Kiên Lương có tổng công suất tàu đánh bắt hải sản trên 21.320 CV, bình quân 37 CV/chiếc. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gần 25.000 tấn...

Lúa cũng là một trong những cây trồng chính của Kiên Lương. Vụ đông xuân năm 2009, Kiên Lương trúng mùa giống lúa 4910, nhưng lại không bán được. Người nông dân cho biết, thương lái chỉ hỏi mua lúa giống IR 50404 mà chê lúa giống 4910. Nghịch lý là, vào đầu vụ lúa đông xuân, nông dân nghe trên đài truyền hình nhà nước khuyến khích bỏ lúa giống IR 50404 chất lượng kém để trồng giống lúa cao sản 4910. Vì vậy, có đến 90% ruộng lúa nông dân ở đây đều xuống giống 4910. Thế nhưng, khi lúa đã thu hoạch với năng suất trung bình là 10 tấn một ha, không một thương lái nào chịu mua lúa cho nông dân, mặc dù trên các báo đài ra rả chỉ thị của nhà nước là phải mua cho hết lúa của nông dân. Chính vì không bán được lúa giống này mà cái tên 4910 đã bị những nông dân ở đây đổi tên là 4900 [hàm nghĩa là không bán được hột lúa nào].

Năm 2007, Kiên Lương đầu tư 5,602 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Chương trình 135. Nguồn vốn này được đầu tư vào các dự án giáo dục [như xây dựng các điểm trường như Putút, Nha Sáp, HT2, Vĩnh Điều…] và các công trình thủy lợi, giao thông, chợ Phú Mỹ, chợ Vĩnh Phú và các quy hoạch khác thuộc giai đoạn 2 Dự án 135.

Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay cùng với các Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ xóa đói giảm nghèo tại địa phương hỗ trợ, nông dân nhiều xã trong huyện Kiên Lương đã tích cực chăn nuôi bò đạt hiệu quả, có một số hộ nuôi từ 30 đến 40 con. Do đó đàn bò của huyện tăng nhanh trong vài năm gần đây, từ 1.756 con năm 2001 tăng lên 4.850 con đầu năm nay, như vậy sau 4 năm đàn bò của huyện tăng 2,7 lần. Đồng thời đây cũng là năm Kiên Lương có đàn bò đạt số lượng cao nhất từ trước đến nay. Các xã Bình An, Hoà Điền, Tân Khánh Hoà, Vĩnh Phú, Vĩnh Điều và thị trấn Kiên Lương là những địa phương có đàn bò tăng nhanh, trong đó xã Vĩnh Điều có 1.400 con, tăng 500 con so với năm ngoái và chiếm gần 30% tổng đàn bò của cả huyện.

Là huyện giáp biển, lại ở sâu trong nội đồng, nên Kiên Lương thường bị thiếu nước sạch vào mùa khô. Kênh Hà Giang nối liền kênh Vĩnh Tế chạy dài từ Châu Đốc [An Giang] qua địa phận huyện Kiên Lương là nguồn cung cấp nước quan trọng của huyện. Tuy nhiên, từ lâu, việc sinh hoạt của người dân ven kênh đã làm con kênh này bị ô nhiễm nặng. Mùa khô, mặt kênh nhiễm phèn, biến sắc vàng rực như bã trầu, không thể sử dụng được.

Đầu năm 2000, công ty Cấp thoát nước tỉnh Kiên Giang đã cho xây dựng hồ nước ngọt trữ lượng lên đến 500.000 m3 trên địa bàn ấp Rạch Dứa, xã Phú Mỹ. Tuy nhiên, nước lại được dẫn về phục vụ cho thị xã Hà Tiên và một phần của thị trấn Kiên Lương. Trước tình hình đó, nhiều người dân đã góp công cùng nhau đào giếng để có nước sinh hoạt. Mỗi cái giếng phục vụ khoảng chục hộ dân. Nhưng vào mùa khô, nước giếng cũng bị nhiễm phèn, không sử dụng được. Nhu cầu nước sinh hoạt của dân bức thiết hằng ngày, nhưng các ngành chức năng của tỉnh cho biết phải chờ đến khi tách Kiên Lương thành hai huyện Kiên Lương và Giang Thành, tỉnh mới đầu tư xây dựng nhà máy nước.

Chủ Đề