Thời gian học tập của sinh viên

Khoảng thời gian học tập ở các trường đại học, cao đẳng là thời điểm “vàng” cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng giúp đem lại thành công trong tương lai. Vì thế, các bạn sinh viên cần lưu ý trong việc dành thời gian xây dựng và học tập những kỹ năng cần thiết. Trong đó, kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng tiên quyết cần phải có. Vì đây là kỹ năng giúp cho sinh viên biết cách tận dụng thời gian, cũng như là tránh lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.

Đặc biệt là các bạn tân sinh viên vừa mới bước vào môi trường mới. Dễ bị cuốn theo những hoạt động hoạt náo, vui chơi mà quên mất mục đích của việc học tập. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và từng bước rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian đem lại thành công.

1. Tổng quan về quản lý thời gian

Brain Tracy – tác giả của hơn 70 cuốn sách nổi tiếng về nhiều lĩnh vực, từng nói rằng:

“Chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi việc mình muốn, nhưng chúng ta luôn có đủ thời gian để làm những việc quan trọng nhất”

Thời gian ta tưởng là vô hạn nhưng thật ra, đối với mỗi người thì thời gian chỉ ở một mức giới hạn nào đó. Vì vậy, con người cần phải học cách kiểm soát và tận dụng tốt nguồn thời gian của mình cho những việc quan trọng, cần thiết. Hoàn thành tốt những công việc ấy sẽ đưa ta tiến thêm một bước đến thành công.

Vậy thì quản lý thời gian là gì? Theo lý thuyết chung:

“Quản lý thời gian là quá trình lập danh sách những điều phải làm, nguyên tắc thực hiện thời gian biểu, đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện theo đúng kế hoạch, không bị lãng phí”.

Nói một cách dễ hiểu thì việc quản lý thời gian là việc lập ra thời gian biểu cho mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi chu kỳ thời gian nhất định. Với các hoạt động cụ thể mỗi ngày, quy định thời gian cũng như quy tắc trong lúc thực hiện công việc đó. Và một điều quan trọng là phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc đã đề ra nhằm đạt kết quả mục tiêu tốt nhất.

2. Kỹ năng quản lý thời gian giúp ích gì cho tương lai?

Tương tự như nhiều các kỹ năng sống khác, quản lý thời gian cũng là một kỹ năng đem lại hàng loạt các lợi ích trong công việc và học tập. Đây còn là kỹ năng mấu chốt đem lại thành đạt trong tương lai.

2.1. Thúc đẩy nhanh quá trình tìm đến thành công

Sau khi đã đặt cho bản thân một đích đến, một mục tiêu cụ thể thì điều tiếp theo cần phải làm đó lập ra một lộ trình thực hiện khoa học và hiệu quả. Lộ trình phù hợp sẽ thúc đẩy hiệu quả công việc, giúp cho mọi việc được hoàn thành đúng kỳ hạn với một kết quả hoàn mỹ.

Khi đã sở hữu một kế hoạch hoàn hảo cho đích đến cuối cùng, thì việc tiếp theo chỉ là tuân theo nó. Chính nhờ điều đó, việc có một kế hoạch quản lý thời gian khoa học sẽ đưa bạn đến con đường nhanh nhất và đáng tin cậy nhất trên hành trình tìm kiếm sự thành công.

2.2.  Giảm thiểu áp lực học tập, công việc

Khi phải đối mặt với vô vàn các việc phải làm từ học tập, công việc tới sở thích cá nhân hay các công việc gia đình, thì con người ta dễ bị lạc lối và không biết phải làm gì trước, làm gì sau. Dẫn đến tốn thời gian, công sức mà công việc vẫn chưa được hoàn thành. Đây cũng chính là lúc cần thiết cho việc tạo ra một kế hoạch quản lý thời gian hữu hiệu.

Từ kỹ năng quản lý thời gian tạo ra cho bạn một kế hoạch công việc phù hợp, khoa học. Cho bạn biết hoạt động nào cần được thực hiện ưu tiên, tính từ tầm quan trọng cao cho đến thấp. Nhờ đó, bạn sẽ không còn trong vòng luẩn quẩn của công việc và học tập nữa, áp lực trên vai bạn sẽ được giải quyết ổn thỏa.

2.3. Nâng cao hiệu suất công việc, học tập

Người thành thạo kỹ năng quản lý thời gian sẽ có thể hoàn thành lượng công việc, học tập trong một khoảng thời gian nhất định với chất lượng cao. Hơn hẳn những người không nắm được kỹ năng này.

Vì như đã nói, họ bị guồng quay của công việc ảnh hưởng đến tâm trí, khó khăn trong việc xác định xem nên ưu tiên làm việc gì. Điều đó sẽ gây ra việc kéo dài thời gian, kết quả đem lại sẽ không thật sự hiệu quả và chất lượng tốt.

Tóm lại, người nắm được kỹ năng này sẽ biết cách tối ưu thời gian cho những việc phải làm đồng thời cũng tối ưu được sức lao động của bản thân cho việc đó. Nhờ vậy, công việc và học tập được giải quyết một cách  hiệu quả, chất lượng và nhanh chóng hơn nhiều. Lượng việc hoàn thành cao hơn, hiệu suất công việc nhờ đó cũng sẽ được tối ưu triệt để.

2.4. Cân bằng được cuộc sống

Mỗi người chỉ có được 24 tiếng cho mỗi ngày, trừ đi 8 tiếng ngủ trên lý thuyết thì chỉ còn khoảng 16 tiếng để làm việc. Việc trong công ty, việc học ở trường hay việc dành thời gian cho gia đình, cho sở thích cá nhân của bản thân,… 16 tiếng có lẽ là không đủ với chúng ta để hoàn tất hết các công việc kể trên.

Tuy nhiên, khi đã áp dụng được kỹ năng và lập ra thời gian biểu cho từng chu kỳ thời gian. Thì việc mất cân bằng giữa đời sống và công việc sẽ được giảm thiểu đến mức bằng không. Mỗi một công việc sẽ được quy định thời gian cụ thể để hoàn thành. Bạn sẽ có đủ thời gian dành cho học tập, việc làm, cho gia đình và cả cho những sở thích cá nhân mỗi ngày.

2.5. Tạo tính cách tự tin, sẵn sàng tỏa sáng

Có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ kỹ năng quản lý thời gian thì không giúp ích gì nhiều cho thái độ tự tin. nhưng không phải thế, nó hoàn toàn có thể giúp bạn xây dựng sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với khó khăn.

Vì lúc này đây, bạn đã biết được cách quản lý thời gian, biết cách hoàn thành tốt các công việc và bài vở trong thời gian xác định. Điều đó sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin khi phải đối mặt với liều lượng công việc cao. Bởi bạn biết rằng, bạn sẽ có thế giải quyết được khối lượng công việc đó một cách hiệu quả. Nhờ vào kỹ năng kiểm soát, quản lý thời gian của mình.

Khi công việc được hoàn tất một cách trọn vẹn và chất lượng. Nó sẽ trở thành một nguồn động lực tích cực. Giúp bạn hăng hái phấn đấu hơn trong công việc và quá trình học tập của mình. Và việc chinh phục những ước mơ của bản thân sẽ không còn là xa vời nữa.

Xem thêm: Top 5 Kỹ Năng Mềm Sinh Viên Cần Phải Rèn Luyện Ngay Nếu Muốn Thành Công

3. Xây dựng kỹ năng quản lý thời gian cho tân sinh viên

Giảng đường đại học đối với tân sinh viên là một môi trường rộng lớn với vô vàn những điều mới lạ. Sẽ có nhiều điều tốt cả điều xấu. Nếu không có một kế hoạch quản lý khoa học, phù hợp với mục đích thì rất dễ bị lạc lối trong các hoạt động vô bổ, tốn thời gian và công sức.

Vì vậy ngay từ năm đầu tiên, tân sinh viên cần phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Đây sẽ là một bước tiến lớn trên bước đường thành công của mình.

Sau đây là các bước cần thực hiện để tự mình rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian:

3.1.  Xác định mục tiêu cần đạt của bản thân

Để đạt được kết quả như mong muốn thì trước tiên bạn cần có cho mình mục tiêu cụ thể. Chỉ khi có mục tiêu, đích đến thì bạn mới có thể biết được mình cần làm gì, học gì, rèn luyện những gì để đạt được mong muốn đó.

Khi bạn đã nghĩ ra được. Ngay lập tức, bạn hãy lấy giấy và bút để ghi chép lại những mục tiêu, mong muốn đó. Và bắt đầu thực hiện từ những mục tiêu đơn giản và dễ thực hiện trước.

Ví dụ như những mục tiêu có thể thực hiện trong thời gian ngắn như là : Hoàn thành bài tập về nhà; Soạn bài mới; Tự học nấu một món ăn mới;…

Và tiếp đến là những mục tiêu quan trọng, có tính lâu dài hơn như: Lấy bằng cử nhân với loại Giỏi, Xuất Sắc; Trở thành một kỹ sư, kiến trúc sư chuyên nghiệp,…

3.2. Lập danh sách hoạt động mỗi ngày

Ở bước này, bạn sẽ liệt kê ra các hoạt động mỗi ngày, càng chi tiết càng tốt. Và quy định khoảng thời gian thực hiện cho mỗi hoạt động đó. Việc này sẽ giúp bạn tạo ra một “deadline ảo”. Thúc đẩy não bộ tập trung và làm việc nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Ví dụ, bạn thức dậy mỗi sáng và lấy giấy bút ghi ra các hoạt động như: Vệ sinh cá nhân, ăn sáng, đi học, đi làm, học Tiếng Anh, làm việc nhà,… Cuối mỗi hoạt động sẽ là thời gian dành cho nó.

Trong một vài tuần đầu, có thể thời gian ước lượng sẽ không được chính xác. Nhưng chỉ cần tiếp tục duy trì. Bạn sẽ dễ dàng ghi ra được khoảng thời gian phù hợp cho mỗi hoạt động.

3.3. Phân chia hoạt động theo nhóm ưu tiên

Hãy chia các hoạt động ra thành 4 nhóm chính:

  1. Nhóm hoạt động  khẩn cấp, quan trọng.
  2. Nhóm hoạt động ít khẩn cấp nhưng quan trọng.
  3. Nhóm hoạt động khẩn cấp nhưng không quan trọng.
  4. Nhóm hoạt động không khẩn cấp, không quan trọng.

Ví dụ:

  • Nhóm 1: làm báo cáo, làm đồ án, chạy deadline,… Đây là nhóm hoạt động cần được ưu tiên thực hiện với sự tập trung cao độ. VÌ nếu có sai sót sẽ dễ ảnh hưởng đến điểm số và kết quả cần đạt.
  • Nhóm 2: học các kỹ năng sống, học ngoại ngữ, tập thể dục, ở bên gia đình, bạn bè,… Có thể bạn nghĩ những công việc này không quan trọng đến vậy rồi dời sang hôm sau.  Hãy dành thời gian cho những công việc này nhiều nhất có thể. Vì nó quan trọng hơn những gì bạn nghĩ đấy.
  • Nhóm 3: mua sắm shopping, ăn uống tụ tập bạn bè, họp nhóm,… Những hoạt động xã hội là tốt, tuy nhiên nếu không thật sự quan trọng thì bạn nên hạn chế dành thời gian cho nó. Tối đa khoảng 2 giờ mỗi ngày là tốt nhất.
  • Nhóm 4: lướt mạng xã hội, xem youtube các video vô bổ, chơi game,… Nhóm hoạt động này thường gây tốn thời gian vô ích, không có nhiều ý nghĩa. Vì vậy thời gian dành cho nó nên được giảm đến mức tối thiểu.

3.4. Quy định thời gian thực hiện từng hoạt động cụ thể

Sau mục phân chia nhóm hoạt động. Hẳn bạn cũng đã có thể mường tượng ra được tầm quan trọng của mỗi hoạt động cụ thể.

Nhờ đó bạn sẽ biết phân chia thời gian phù hợp với từng nhóm. Nên tăng cường thời gian cho nhóm nào, hạn chế thực hiện nhóm nào,… Tân sinh viên nên tăng thời gian cho nhóm 1, tiếp đến nhóm 2, hạn chế các nhóm 3 và 4.

Dành khoảng 5 – 6 tiếng cho nhóm 1, 3 – 4 tiếng cho nhóm 2 và 2 – 3 tiếng cho cả nhóm 3 và 4 có thể xem là phù hợp. Bạn có thể điều chỉnh để phù hợp hơn với thời gian biểu của mình.

3.5. Kỷ luật và kiên trì thực hiện

Bất kỳ lúc nào ta muốn học những điều mà trước giờ chưa từng làm đều rất khó thực hiện. Vì sẽ dễ dàng bị xao nhãng bởi những lời rủ rê, những cuộc vui chơi giải trí. Và trong quá trình học tập kỹ năng quản lý thời gian cũng vậy.

Nên tự đặt ra những nguyên tắc, kỷ luật của riêng mình để củng cố quá trình rèn luyện. Chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại thực hiện mới có thể đem lại kết quả mà mình mong muốn.

Bạn có thể đặt ra những hình phạt cho hành động phá “luật”. Ví dụ như bỏ tiền tiết kiệm, không được chơi game trong 2-3 ngày,… Nghe thì đơn giản nhưng nó có thể tạo cho bạn tính kỷ luật và những thói quen tốt.

Trên đây là các bước để bạn có thể tự mình rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian. Khuyến khích các bạn đọc thêm các đầu sách về kỹ năng này để nâng cao hiểu biết nhé. Tìm hiểu về các loại sách phù hợp.

4. Sinh viên năm Nhất cần lưu ý những điều sau

Sau đây là một vài lưu ý mình cho là cần thiết. Giúp bạn tận dụng tốt khoảng thời gian sinh viên, trang bị những thứ “vũ khí” tốt nhất cho tương lai:

  • Tìm kiếm cho mình một nhóm bạn “hợp cạ”. Đại học sẽ có nhiều môn yêu cầu làm nhóm hơn các cấp phổ thông. Vì vậy có một nhóm chơi chung sẽ vô cùng tiện lợi.
  • Tham gia ít nhất một câu lạc bộ học thuật hay câu lạc bộ tình nguyện viên. Giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, tạo ra các mối quan hệ rộng.
  • Dành thời gian tự học các kỹ năng sống. Các kỹ năng học được ở thời sinh viên có thể giúp bạn “sống sót”. Và thành công trong tương lai sau này.
  • Nghiên cứu tài liệu và tự học tại nhà trước khi đến lớp. Việc tự học tại nhà sẽ giúp bạn “bám” bài tốt hơn khi học ở đại học. Vì mỗi lớp luôn có rất đông thành viên, giảng viên sẽ khó kiểm soát tất cả.
  • Học thêm ngoại ngữ. Khi bạn thông thạo 2 – 3 ngôn ngữ thì khả năng được nhận việc làm của bạn sẽ rất cao. Cho dù bạn không có kinh nghiệm gì đi nữa.
  • Kiểm soát chi tiêu hàng ngày. Khi được lên đại học, nhiều bạn sẽ được gia đình chu cấp tiền hàng tháng. Vì vậy cần học cách kiếm soát chi tiêu để không phải trống ví khi vừa mới giữa tháng nhé.

Xem thêm: Những điều sinh viên cần làm để ra trường không tiếc nuối.

Video liên quan

Chủ Đề