Thu nhập xác định độ dốc của đường ngân sách dùng hay sai

1. Ảnh hưởng của thu nhập 

Đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào trong hay ra ngoài khi thu nhập I thay đổi và các điều kiện khác được giữ nguyên y

Khi thu nhập I tăng lên, đườngngân sách sẽ tính tiến song song ra phía ngoài. Vì mức giá tương đối giữa hai hàng hóa được cho là không đổi, độ dốc của đường ngân sách sẽ không đổi. Đường ngân sách mới sẽ song song với đường ngân sách ban đầu. Thu nhập nhiều hơn sẽ làm miền ràng buộc ngân sách được nới rộng. Đường ngân sách sẽ di chuyển ra phía ngoài.

Ngược lại, khi thu nhập I giảm đi trong điều kiện các yếu tố khác giữa nguyên, đường ngân sách sẽ tịnh tiến song song vào phía trong.

2. Ảnh hưởng của giá cả

Giá cả của các hàng hóa thay đổi cũng làm đường ngân sách dịch chuyển. Tuy nhiên, cách thức dịch chuyển của đường ngân sách liên quan đến sự thay đổi của giá tương đối giữa hai hàng hóa. Giá tương đối của hàng hóa X [tính bằng chính hàng hóa Y] được đo bằng tỷ số giá cả PX /PY

. Tỷ số này quyết định độ dốc của đường ngân sách. Nếu sự thay đổi trong các mức giá  PX, PY không làm mức giá tương đối thay đổi [trường hợp này chỉ xảy ra khi giá hàng hóa X và hàng hóa Y tăng hay giảm theo cùng một tỷ lệ], độ dốc của đường ngân sách vẫn giữ nguyên. Đường ngân sách mới sẽ song song với đường ngân sách ban đầu. Trường hợp này tương đương với sự thay đổi thuần túy của thu nhập. Thật vậy, khi thu nhập danh nghĩa I không thay đổi nhưng nếu giá cả của cả X lẫn Y đều giảm đi hai lần, thì điều đó sẽ làm cho thu nhập thực tế của người tiêu dùng tăng lên hai lần. [Giờ đây, bằng lượng tiền như cũ, người tiêu dùng có thể mua được số hàng hóa gấp đôi trước]. Trạng thái này hoàn toàn tương đương với trường hợp thu nhập danh nghĩa I tăng lên hai lần trong khi giá cả các hàng hóa vẫn giữ nguyên như cũ. Đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra ngoài. Tương tự, khi giá của cả hai hàng hóa cùng tăng lên theo cùng một tỷ lệ, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào phía trong. Còn nếu giá tương đối giữa hai hàng hóa thay đổi khi giá cả của chúng thay đổi, đường ngân sách sẽ xoay do độ dốc của nó khác y trước. Ở trường hợp đặc biệt, nếu chỉ giá của hàng hóa X [hoặc hàng hóaY] thay đổi, đường ngân sách vẫn xoay song điểm mút của nó trên trục tung [hoặc trục hoành] được giữ nguyên. Chẳng hạn, khi giá hàng hóa X tăng lên, tỷ số giá giữa hai hàng O hóa PX /PY tăng. Đường ngân sách trở nên dốc hơn. Nó sẽ xoay vào phía trong với điểm cố định là điểm mút trên trục tung. Không khó để có thể nhận thấy điều này: vì giá hàng hóa Y giữ nguyên, nên lượng hàng hóa Y mua được khi không một đơn vị hàng hóa X nào được mua vẫn giữ nguyên như trước [bằng I/PY]. Vì giá hàng hóa X tăng, lượng hàng hóa X có thể mua được sẽ giảm ở mỗi mức y [tức số lượng hàng hóa Y] khả thi cho trước. 

Nguồn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

1. Ảnh hưởng của thu nhập 

Đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào trong hay ra ngoài khi thu nhập I thay đổi và các điều kiện khác được giữ nguyên y

Khi thu nhập I tăng lên, đườngngân sách sẽ tính tiến song song ra phía ngoài. Vì mức giá tương đối giữa hai hàng hóa được cho là không đổi, độ dốc của đường ngân sách sẽ không đổi. Đường ngân sách mới sẽ song song với đường ngân sách ban đầu. Thu nhập nhiều hơn sẽ làm miền ràng buộc ngân sách được nới rộng. Đường ngân sách sẽ di chuyển ra phía ngoài.

Ngược lại, khi thu nhập I giảm đi trong điều kiện các yếu tố khác giữa nguyên, đường ngân sách sẽ tịnh tiến song song vào phía trong.

2. Ảnh hưởng của giá cả

Giá cả của các hàng hóa thay đổi cũng làm đường ngân sách dịch chuyển. Tuy nhiên, cách thức dịch chuyển của đường ngân sách liên quan đến sự thay đổi của giá tương đối giữa hai hàng hóa. Giá tương đối của hàng hóa X [tính bằng chính hàng hóa Y] được đo bằng tỷ số giá cả PX /PY

. Tỷ số này quyết định độ dốc của đường ngân sách. Nếu sự thay đổi trong các mức giá  PX, PY không làm mức giá tương đối thay đổi [trường hợp này chỉ xảy ra khi giá hàng hóa X và hàng hóa Y tăng hay giảm theo cùng một tỷ lệ], độ dốc của đường ngân sách vẫn giữ nguyên. Đường ngân sách mới sẽ song song với đường ngân sách ban đầu. Trường hợp này tương đương với sự thay đổi thuần túy của thu nhập. Thật vậy, khi thu nhập danh nghĩa I không thay đổi nhưng nếu giá cả của cả X lẫn Y đều giảm đi hai lần, thì điều đó sẽ làm cho thu nhập thực tế của người tiêu dùng tăng lên hai lần. [Giờ đây, bằng lượng tiền như cũ, người tiêu dùng có thể mua được số hàng hóa gấp đôi trước]. Trạng thái này hoàn toàn tương đương với trường hợp thu nhập danh nghĩa I tăng lên hai lần trong khi giá cả các hàng hóa vẫn giữ nguyên như cũ. Đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra ngoài. Tương tự, khi giá của cả hai hàng hóa cùng tăng lên theo cùng một tỷ lệ, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào phía trong. Còn nếu giá tương đối giữa hai hàng hóa thay đổi khi giá cả của chúng thay đổi, đường ngân sách sẽ xoay do độ dốc của nó khác y trước. Ở trường hợp đặc biệt, nếu chỉ giá của hàng hóa X [hoặc hàng hóaY] thay đổi, đường ngân sách vẫn xoay song điểm mút của nó trên trục tung [hoặc trục hoành] được giữ nguyên. Chẳng hạn, khi giá hàng hóa X tăng lên, tỷ số giá giữa hai hàng O hóaPX /PY tăng. Đường ngân sách trở nên dốc hơn. Nó sẽ xoay vào phía trong với điểm cố định là điểm mút trên trục tung. Không khó để có thể nhận thấy điều này: vì giá hàng hóa Y giữ nguyên, nên lượng hàng hóa Y mua được khi không một đơn vị hàng hóa X nào được mua vẫn giữ nguyên như trước [bằng I/PY]. Vì giá hàng hóa X tăng, lượng hàng hóa X có thể mua được sẽ giảm ở mỗi mức y [tức số lượng hàng hóa Y] khả thi cho trước.

Đường ngân sách [budget line] là đồ thị trong hệ trục tọa độ ghi các kết hợp khác nhau của hai hàng hóa [x1 và x2] mà người tiêu dùng muốn mua khi anh ta có một mức thu nhập nhất định [m]. Phương trình của đường này là:

p1x1 + p2x2 = m

trong đó p1 và p2 là giá của hàng hóa x1 và hàng hóa x2. Biến đổi phương trình trên để xác định sự phụ thuộc của x2 và x1, tức biểu thị mối quan hệ giữa x2 và x1 dưới dạng hàm số, chúng ta được

Hình dưới vẽ đường ngân sách dựa trên phương trình này. Nó cho thấy độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào tỷ lệ giá cả p1/p2 hay giá tương đối của hai hàng hóa, tung điểm [điểm cắt trục tung - A] phụ thuộc vào thu nhập m và giá hàng hóa 2 [p2], hoành điểm [điểm cắt trục hoành - B] phụ thuộc vào thu nhập m và giá hàng hóa 1 [p1]. Khi p1 thay đổi, độ dốc của đường ngân sách sẽ thay đổi; khi m thay đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song [với đường ngân sách cũ] vào phía trong hoặc ra phía ngoài; còn khi p1,p2 và m đồng thời thay đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển nhưng không song song với đường ngân sách cũ.

Đường ngân sách là một trong hai bộ phận cấu thành mô hình [hay lý thuyết] về hành vi của người tiêu dùng. Vì vậy, việc hiểu rõ đường ngân sách và những ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp mà chính phủ thực hiện dưới dạng thuế hoặc trợ cấp đối với vị trí và độ dốc của đường ngân sách có ý nghĩa quyết định trong quá trình phân tích hành vi của người tiêu dùng.

Đường ngân sách B được vẽ cho mức thu nhập [m] và các giá cả p1,p2. Nó có độ dốc bằng -p1/p2, tung điểm m/p2 và hoành điểm m/p1. Khi thu nhập tăng từ m lên m', đường ngân sách sẽ dịch chuyển từ B tới B'.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Video liên quan

Chủ Đề