Thuốc chữa đau thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh có thể được bắt gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, bệnh không khó để chẩn đoán, không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cần được điều trị phù hợp giúp người bệnh sớm lấy lại được chất lượng cuộc sống.

Dây thần kinh liên sườn gồm 12 cặp, có nguồn gốc từ đoạn tủy ngực từ D1 đến D12. Trực tiếp xuất phát từ tủy sống ngực là các rễ thần kinh tủy ngực, sau đó chia làm hai nhánh trước và sau. Nhánh sau của rễ thần kinh tuỷ ngực chi phối cho vùng lưng. Nhánh trước của rễ thần kinh tuỷ ngực chi phối cho vùng ngực và bụng, đổi tên thành dây thần kinh liên sườn. Khi đến xương sườn, chúng cùng với động tĩnh mạch liên sườn đi ở bờ dưới các xương sườn tạo thành bó mạch gian sườn. Khi thao tác hoặc thực hiện thủ thuật can thiệp ở vùng ngực, bó mạch gian sườn luôn được lưu ý để tránh gây tổn thương.

Đau dây thần kinh liên sườn là một bất thường có thể gặp trong nhiều bối cảnh bệnh lý khác nhau ở mọi độ tuổi. Với đặc điểm giải phẫu nêu trên cùng với vị trí nằm nông trên thành ngực, dây thần kinh liên sườn là những thành phần rất dễ gặp phải tổn thương liên quan khi có bất kỳ vấn đề nào tại cột sống, tủy sống và xương sườn. Khi không tìm được nguyên nhân cụ thể trực tiếp gây đau thì bệnh được gọi là đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát.

Nguyên nhân đưa đến tình trạng đau dây thần kinh liên sườn khá đa dạng, thay đổi tùy theo lứa tuổi, giới tính và công việc của người bệnh như:

U tủy là một trong những nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn

Biểu hiện nổi bật của đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn tương ứng. Một số trường hợp được người bệnh mô tả với cảm giác tức ngực, đau ngực, sau lan ra theo đường đi các dây thần kinh liên sườn đến vùng cạnh sống. Tuy nhiên, người bệnh còn phải gặp phải nhiều dấu hiệu khác, đa dạng tùy thuộc vào bệnh lý trực tiếp gây đau. Một số bối cảnh bệnh lý thường gặp như:

Đau dây thần kinh liên sườn do nguyên nhân này thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi. Người bệnh cảm giác đau âm ỉ vùng cột sống, đau tăng khi cử động và khi ấn vào giữa cột sống.

  • Ung thư cột sống ngực hoặc lao cột sống

Khác với thoái hoá, lao hoặc ung thư cột sống gây đau dữ dội hơn và cục bộ ở đoạn cột sống tương ứng, lan sang hai bên sườn. Triệu chứng đau xuất hiện liên tục kèm theo biến dạng cột sống và các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, sụt cân, mệt mỏi nhiều.

Một số bệnh lý tủy sống cũng có thể gây đau dây thần kinh liên sườn như u tủy và u rễ thần kinh. Đau thường chỉ khu trú ở vùng tuỷ có bệnh lý, một bên và lan dọc bên sườn theo kiểu vòng đai. Triệu chứng khá mơ hồ khi thăm khám cột sống.

Sau một chấn thương cột sống hoặc sau một vận động sai tư thế với cường độ mạnh bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau dọc khung xương sườn kèm theo vị trí cột sống bị tổn thương.

  • Đau dây thần kinh liên sườn do zona

Đây là nguyên nhân nhiễm khuẩn thường gặp nhất gây đau dây thần kinh liên sườn. Người bệnh cảm giác đau kiểu bỏng rát nhiều vùng da tương ứng theo khoanh tủy trong giai đoạn cấp tính, đau nhiều hơn khi tiếp xúc với áo quần hoặc khi chạm vào. Một vài ngày sau, các mụn nước nhỏ trên nền ban đỏ bắt đầu xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, sau khoảng một tuần mụn nước sẽ bong vảy và có thể để lại sẹo. Biểu hiện toàn thân thấy được ở người bệnh trong giai đoạn này là sốt nhẹ, mệt mỏi. Triệu chứng đau có thể kéo dài dai dẳng sau khi các mụn nước biến mất, thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.

Bệnh zona gây đau dây thần kinh liên sườn

  • Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát

Phân nhóm này chỉ những trường hợp không có nguyên nhân thực thể gây bệnh. Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát thường do thời tiết quá lạnh hoặc sau một vận động quá tầm. Đau khu trú ở vùng cạnh sống hoặc bả vai lan dọc theo khung sườn tương ứng với đường đi của dây thần kinh liên sườn. Đặc điểm đau bao gồm âm ỉ liên tục, đau khi thay đổi tư thế hoặc khi hít thở sâu.

Một số nguyên nhân toàn thân gây đau dây thần kinh liên sườn khác: đái tháo đường, viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh, nhiễm độc,... bệnh nhân thường phải trải qua các triệu chứng của bệnh lý nền trước sau đó mới xuất hiện dấu hiệu đau lan dọc khung xương sườn theo đường đi của các dây thần kinh liên sườn.

Đau dây thần kinh liên sườn là một hội chứng xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế chẩn đoán một tình trạng đau dây thần kinh liên sườn cần chẩn đoán nguyên nhân nền bên dưới mới giúp tăng hiệu quả của việc điều trị. Triệu chứng lâm sàng đau tức ngực lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn đến vùng lưng cạnh sống đủ để gợi ý tình trạng đau dây thần kinh liên sườn. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp với các phương tiện cận lâm sàng mới có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn như chụp Xquang cột sống ngực trong chấn thương và thoái hoá cột sống cổ, MRI cột sống ngực trong u tủy, các xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh lý nội khoa như đái tháo đường, nhiễm độc,...

Chụp MRI cột sống ngực giúp chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn

Mục tiêu điều trị đau dây thần kinh liên sườn bao gồm điều trị giảm đau kết hợp với điều trị nguyên nhân gây đau. Trong trường hợp đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát, người bệnh có thể được giảm đau bằng cách kết hợp các phương pháp sau:

  • Thuốc: Thông thường người bệnh có thể tự giải quyết tạm thời các cơn đau bằng các thuốc không cần kê đơn như paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... nhóm thuốc giảm đau thông thường này rẻ tiền nhưng hiệu quả giảm đau không cao. Paracetamol nếu dùng quá liều có khả năng gây độc cho tế bào gan, trong khi diclofenac có khả năng gây viêm loét dạ dày. Nhóm thuốc giảm đau thứ hai được chỉ định trong đau dây thần kinh liên sườn là thuốc giảm đau hướng thần kinh như gabapentin. Thuốc có hiệu quả cao hơn nhờ cơ chế giảm đau tác dụng lên dây và rễ thần kinh. Thuốc được bắt đầu kê đơn với liều dùng thấp và tăng dần liều, tác dụng phụ thường thấy là chóng mặt. Khi cường độ đau quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt các cơ gian sườn. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và B12 hỗ trợ hoạt động của bao myelin và các tế bào thần kinh.
  • Can thiệp: Khi triệu chứng đau không đáp ứng với điều trị bảo tồn với thuốc, xuất hiện dai dẳng gây phiền toái đến cuộc sống của người bệnh, gây tê các dây thần kinh liên sườn được thực hiện để giảm đau.

Đau dây thần kinh liên sườn là căn bệnh không thể tự khỏi gây đau mỏi dai dẳng, ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh không nên coi thường, chủ quan khi bị đau dây thần kinh liên sườn, nếu không điều trị kịp thời, để lâu ngày bệnh có thể gây liệt, không đi được vì tác động lên nhiều dây thần kinh khác.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu có triệu chứng của đau dây thần kinh liên sườn thì bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Các bác sĩ Nội Cơ xương khớp cùng các bác sĩ tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ kết hợp hội chẩn, đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Phần lớn các thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn là những loại thuốc giảm đau và chống viêm mức độ nhẹ đến nặng. Một số khác là vitamin nhóm B và thuốc giãn cơ giúp hỗ trợ quá trình chữa lành dây thần kinh tổn thương, giảm co thắt cơ và ngăn triệu chứng trở nặng. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định và tư vấn liều dùng của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.

Đọc ngay: VTV2 giới thiệu ĐÃ CÓ bài thuốc đặc trị mọi vấn đề xương khớp CHUYÊN SÂU, KHÔNG TÁI PHÁT

Các thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn, công dụng, liều lượng và những lưu ý

Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh lý thường gặp, thể hiện cho tình trạng tổn thương và làm phát sinh cơn đau dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh lý này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu, căng tức, tê, ngứa ran và đau nhói ở vùng ngực/ lưng trên, bụng và khung xương sườn. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng ngực và vận động.

Tổn thương dây thần kinh liên sườn xảy ra do nhiều nguyên nhân. Điển hình như chấn thương, viêm dây thần kinh, dây thần kinh bị chèn ép do khối u hoặc các bệnh lý ở cột sống… Để chữa lành tổn thương và cắt giảm triệu chứng, sử dụng thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn là điều cần thiết.

Những loại thuốc thường được dùng trong điều trị đau và tổn thương dây thần kinh liên sườn gồm:

Paracatamol thuộc nhóm thuốc giảm đau thông thường. Thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị những cơn đau nhẹ, bao gồm cả đau dây thần kinh liên sườn. Paracatamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Thuốc thường mang đến hiệu quả nhanh, ít gây tác dụng phụ hoặc thường nhẹ và chỉ thoáng qua.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh liên sườn mức độ nhẹ

Chống chỉ định

  • Người say rượu hoặc nghiện rượu mãn tính
  • Có bệnh lý ở phổi, thận và tim
  • Thiếu máu hoặc thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase
  • Quá mẫn hoặc dị ứng với thành phần của thuốc

Cách sử dụng và liều lượng

Uống thuốc Paracatamol trong hoặc sau bữa ăn cùng với nhiều nước.

  • Liều lượng khuyến cáo: Uống 1 viên [500mg] Paracatamol/ lần. Uống thuốc mỗi 4 – 6 giờ.

Tác dụng phụ

  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau dạ dày
  • Khó chịu ở bụng
  • Chán ăn
  • Nước tiểu sẫm màu, phân có màu đất sét, vàng da và gây độc gan ở trường hợp dùng thuốc quá liều hoặc sử dụng kéo dài.
Thuốc giảm đau Paracatamol giúp cải thiện cơn đau do tổn thương dây thần kinh liên sườn ở mức độ nhẹ

Thuốc chống viêm không steroid [NSAID] thường được ưu tiên trong điều trị đau dây thần kinh liên sườn. Thuốc này có khả năng điều trị viêm, giảm đau nhức ở mức trung bình và nhẹ, hạ sốt không đặc hiệu.

NSAID phù hợp với những bệnh nhân không có đáp ứng với Paracatamol, đau dây thần kinh liên sườn do viêm dây thần kinh và chấn thương. Mặc dù mang đến hiệu quả cao nhưng cần tránh sử dụng NSAID trên 7 ngày. Nguyên nhân là do nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

Những loại thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng gồm: Advil [ibuprofen] và Aleve [naproxen].

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh liên sườn mức độ nhẹ và vừa.

Chống chỉ định

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Suy gan hoặc suy thận
  • Xuất huyết do tất cả các nguyên nhân
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người có tiền sử dị ứng với nhóm NSAID, hen suyễn, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh lý toàn thân.

Cách sử dụng và liều lượng [Ibuprofen] 

Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn cùng với nhiều nước.

  • Liều lượng khuyến cáo: Uống 200 – 400mg [1 – 2 viên Ibuprofen]/ lần, mỗi 4 – 6 giờ uống 1 lần.

Tác dụng phụ

  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Rối loạn chức năng thận
  • Viêm dạ dày tá tràng
  • Suy nhược
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Phản ứng dị ứng
  • Lên cơ hen giả
  • Xuất huyết
Thuốc chống viêm không steroid [NSAID] được chỉ định cho người bị đau dây thần kinh liên sườn mức độ nhẹ và vừa.

Thuốc giảm đau thần kinh là nhóm thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn cần được ưu tiên sử dụng. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định điều trị với Neurontin [Gabapentin]. Thuốc này có tác dụng giảm đau, điều trị các tình trạng đau thần kinh, chống co giật/ động kinh, phòng ngừa và điều trị hội chứng chân không yên.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng phòng ngừa đau dây thần kinh tái phát, đặc biệt là đau dây thần kinh liên sườn do virus gây bệnh zona. Tùy thuộc vào tình trạng, liều dùng thuốc Neurontin [Gabapentin] ở mỗi người không giống nhau.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh liên sườn trong tất cả các trường hợp, đặc biệt là đau thần kinh do bệnh zona.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn cảm với Gabapentin.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú, động kinh vắng ý thức, đang điều trị với Morphine, trẻ em bị đau thần kinh.

Cách sử dụng và liều lượng

Thuốc Neurontin [Gabapentin] được dùng bằng đường miệng. Nên uống thuốc với nhiều nước sau bữa ăn.

Liều lượng khuyến cáo cho người lớn bị đau dây thần kinh liên sườn

  • Liều khởi đầu: Uống 100 – 300mg Gabapentin/ lần vào buổi tối. Tăng dần liều dùng thuốc dựa trên đáp ứng của mỗi người [sau mỗi 3 – 7 ngày/ lần].
  • Liều thông thường: 600 – 1200mg Gabapentin/ lần x 3 lần/ ngày.

Liều lượng khuyến cáo cho người lớn bị đau dây thần kinh liên sườn do bệnh zona

  • Liều khởi đầu: Uống 300mg Gabapentin/ lần vào buổi tối [ngày 1], 300mg Gabapentin/ lần x 2 lần/ ngày [ngày 2], 300mg Gabapentin/ lần x 3 lần/ ngày [ngày 3]
  • Liều duy trì: 300 – 600mg Gabapentin/ lần x 3 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Mất điều hòa, run
  • Rung giật nhãn cầu, nhìn đôi, giảm thị lực
  • Giãn mạch, tăng huyết áp
  • Rối loạn tư duy
  • Phát ban, khô miệng
Thuốc giảm đau thần kinh là nhóm thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn thường gặp

Thuốc bôi chứa Capsaicin cũng là một trong những thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn được sử dụng phổ biến. Thuốc này có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ, hỗ trợ điều trị viêm và nhiễm trùng nhờ các tác động từ bên ngoài.

Hoạt chất Capsaicin trong thuốc bôi ngoài giúp giảm đau bằng cách cắt giảm chất P – một chất tự nhiên trong cơ thể giúp truyền tín hiệu của cơn đau từ vị trí tổn thương đến não bộ.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh liên sườn mức độ nhẹ, có kèm theo viêm hoặc không.

Chống chỉ định

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Capsaicin
  • Có vết thương hở hoặc lở loét ngoài da

Cách sử dụng và liều lượng

Thuốc chứa Capsaicin được sử dụng bằng cách bôi ngoài. Khi dùng, chỉ lấy một lượng nhỏ và bôi đều lên khu vực bị đau.

  • Liều lượng khuyến cáo: Thoa thuốc từ 3 – 4 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

  • Nóng rát hoặc có cảm giác như kim châm ở vùng da thoa thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và ít gặp.

Thuốc bôi chứa Capsaicin có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ, hỗ trợ điều trị viêm và nhiễm trùng

Trong quá trình điều trị đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng. Nhóm thuốc này được chứng minh là có khả năng giảm đau thần kinh, đau xương khớp và mang đến nhiều lợi ích khác. Cụ thể như an thần, hạn chế đau nhức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và giúp ngủ ngon.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng thường mang đến hiệu quả điều trị muộn. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý thay đổi liều dùng hoặc ngừng sử dụng thuốc. Amitriptylin, Clomipramine, Tianeptine là những thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh liên sườn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng.

Chống chỉ định

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người lớn tuổi
  • Mắc các bệnh lý tim mạch
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Cách sử dụng và liều lượng [Amitriptylin]

Uống thuốc đều đặn mỗi ngày với một ly nước đầy. Nên uống thuốc ngay sau khi ăn.

  • Liều lượng khuyến cáo: Uống 75 – 200mg Amitriptylin/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống.

Liều dùng thuốc có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn
  • Đầy bụng
  • Khó tiêu
  • Nôn ói
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Chậm xuất tinh hoặc khó cương dương ở nam giới
Thuốc chống trầm cảm ba vòng được dùng khi đau dây thần kinh liên sườn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng

Trong các thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn, Opioid được sử dụng cho những trường hợp bị đau ở mức trung bình đến nặng. Đồng thời chỉ được dùng để điều trị ngắn hạn. Thuốc giúp giảm đau nhanh và hiệu quả, thường sau liều dùng thứ 2.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, người bệnh có thể được sử dụng Tramadol liều riêng lẻ hoặc kết hợp Tramadol với Paracetamol [chế phẩm Paracetamol + Tramadol]. Chế phẩm này có khả năng giảm đau nhanh và hạn chế tác dụng phụ. Đối với những trường hợp đau nặng nề, người bệnh có thể được chỉ định Codein để kiểm soát cơn đau.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh liên sườn mức độ trung bình đến nặng, không có đáp ứng với các thuốc giảm đau nêu trên.

Chống chỉ định

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Suy gan nặng
  • Suy hô hấp mất bù
  • Động kinh không kiểm soát
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh cấp tính [tăng áp lực nội sọ, chấn thương sọ não…]

Cách sử dụng và liều lượng [Tramadol]

Tramadol được sử dụng bằng đường miệng. Bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn sau mỗi bữa ăn với một ly nước đầy.

Liều dùng thuốc cho người trên 17 tuổi không cần giảm đau nhanh

  • Liều khởi đầu: Uống 25mg Tramadol/ lần/ngày vào buổi sáng. Mỗi 3 ngày tăng 25mg Tramadol [uống liều riêng lẻ]
  • Liều tối đa: Uống 25mg Tramadol/ lần x 4 lần/ ngày.

Liều dùng thuốc cho người trên 17 tuổi cần giảm đau nhanh

  • Liều dùng khuyến cáo: Uống 50 – 100mg Tramadol/ lần, cách mỗi 4 – 6 giờ
  • Liều tối đa: Uống 400mg Tramadol/ ngày.

Liều dùng thuốc có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Đổi mồ hôi
  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Cơ thể mệt mỏi
Thuốc giảm đau gây nghiện thuộc nhóm Opioid có khả năng giảm đau nhanh và hiệu quả

Nếu viêm và đau nhức nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được tiêm Corticosteroid/ thuốc gây tê cục bộ tại khu vực có dây thần kinh liên sườn bị tổn thương. Hai loại thuốc này giúp gây tê và giảm đau tại chỗ, thường mang đến hiệu quả giảm đau tức thì.

Ngoài ra tiêm Corticosteroid vào vị trí tổn thương còn giúp người bệnh chống viêm mạnh. Tuy nhiên tác dụng giảm đau và chống viêm của cả Corticosteroid và thuốc gây tê cục bộ chỉ kéo dài trong vài tháng. Ở nhiều trường hợp, cơn đau có thể tái phát sau 4 tháng điều trị.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh liên sườn gây đau kèm theo viêm nặng.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân bị viêm gan A hoặc B
  • Nhiễm khuẩn và nấm chưa được kiểm soát
  • Loãng xương
  • Dị ứng với Corticosteroid

Thận trọng khi dùng Corticosteroid cho các trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú
  • Trẻ em
  • Người cao tuổi
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Suy thận hoặc suy gan
  • Suy giảm miễn dịch
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường

Cách sử dụng và liều lượng

Corticosteroid và thuốc gây tê cục bộ được sử dụng bằng đường tiêm. Thuốc được tiêm trực tiếp vào khu vực có dây thần kinh liên sườn bị tổn thương.

Liều dùng thuốc dựa trên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương
  • Tăng đường huyết, tăng huyết áp
  • Đục thủy tinh thể, nhìn mờ hoặc nhìn đôi
  • Vết thương chậm lành
  • Suy vỏ thượng thận
  • Hội chứng Cushing

Những tác dụng phụ thường chỉ xảy ra khi dùng Corticosteroid với liều cao và kéo dài.

Tiêm Corticosteroid hoặc thuốc gây tê cục bộ vào khu vực có dây thần kinh liên sườn bị tổn thương để trị đau và viêm

Trong thời gian dùng thuốc giảm đau điều trị đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh sẽ được yêu cầu bổ sung vitamin nhóm B thông qua viên uống. Thuốc này có tác dụng bổ sung vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 cho cơ thể. Đây đều là những thành phần cần thiết cho quá trình chuyển hóa của tế bào, tăng khả năng tái tạo bao myelin và tế bào thần kinh. Từ đó giảm tổn thương và tăng tốc độ phục hồi dây thần kinh liên sườn.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng kích thích tăng sản sinh tế bào hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ đột quỵ và hỗ trợ giảm đau. Thuốc bổ sung vitamin nhóm B được dùng kết hợp cùng các thuốc điều trị triệu chứng với liều lượng thích hợp.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh liên sườn trong tất cả các trường hợp.

Chống chỉ định

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều lượng

Thuốc bổ sung vitamin nhóm B được sử dụng bằng đường miệng. Thuốc này có thể được uống trước hoặc sau khi ăn.

Liều dùng thuốc dựa trên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Nếu sử dụng quá liều, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Tiêu chảy
  • Đi tiểu nhiều
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Đau bụng
  • Mờ mắt
  • Cảm thấy khát
  • Xuất hiện các vấn đề về da như ngứa, phát ban…
Vitamin nhóm B giúp tăng khả năng tái tạo bao myelin và tế bào thần kinh, tăng tốc độ phục hồi dây thần kinh liên sườn

Myonal, Mydocalm là những loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng trong điều trị đau dây thần kinh liên sườn do co cứng hoặc/ và co thắt cơ. Thuốc này có tác dụng thư giãn, giảm cứng và co thắt cơ. Đồng thời giúp làm dịu cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên thuốc không được sử dụng cho những bệnh nhân bị nhược cơ.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh liên sườn do co cứng hoặc/ và co thắt cơ lưng, thành ngực hoặc vai
  • Đau dây thần kinh kèm theo cảm giác co rút vùng sườn tổn thương

Chống chỉ định

  • Nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Nhược cơ
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
  • Phụ nữ đang cho con bú

Cách sử dụng và liều lượng [Mydocalm]

Uống thuốc đều đặn mỗi ngày với một ly nước đầy.

  • Liều lượng khuyến cáo: Uống 150 – 450mg Mydocalm/ ngày, chia thành 3 lần uống.

Tác dụng phụ

  • Nhược cơ
  • Hạ huyết áp
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng
  • Phản ứng quá mẫn [nổi hồng ban, ngứa da, phù thần kinh mạch, khó thở, sốc phản vệ]

Những tác dụng phụ thường biến mất khi giảm liều dùng thuốc.

Thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt cơ và đau dây thần kinh liên sườn do co cứng hoặc/ và co thắt cơ lưng, thành ngực, vai

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp độc quyền kết tinh từ tâm huyết, trí tuệ, kinh nghiệm hàng chục năm của đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc được chuyên gia đánh giá là tia hy vọng mới cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm đa khớp, đau dây thần kinh liên sườn,…

Được nghiên cứu và phát triển từ cốt thuốc xương khớp của người Tày – Tây Bắc cùng hàng chục bài thuốc cổ phương quý, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được làm mới công thức để phù hợp với thể trạng, thẻ bệnh người Việt hiện đại. 

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc xương khớp đầu tiên được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản của YHCT

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị dứt điểm đau dây thần kinh liên sườn, tái tạo và phục hồi xương khớp tự nhiên, ngăn bệnh tái phát toàn diện. Bài thuốc sở hữu những ưu điểm vượt trội về thành phần, công thức, cơ chế trị bệnh sau đây:

Công thức thuốc ĐỘT PHÁ điều trị đau dây thần kinh liên sườn chuyên sâu, ngăn tái phát toàn diện 

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT sở hữu công thức “3 trong 1” HOÀN CHỈNH tạo 3 mũi nhọn tấn công trực diện vào căn nguyên gây đau dây thần kinh liên sườn, điều trị dứt điểm tình trạng đau nhức, tái tạo và phục hồi xương khớp. Cụ thể:

QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN: Bồi bổ gan thận, hoạt huyết, cân bằng âm dương, cường gân mạnh cốt.

QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ tà, loại bỏ toàn bộ căn nguyên gây đau dây thần kinh liên sườn ra bên ngoài cơ thể.

QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN: Điều trị dứt điểm đau nhức, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, thông kinh hoạt lạc. Đồng thời nhóm thuốc bổ sung canxi, dưỡng chất phục hồi xương khớp tự nhiên. 

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang có tính cá nhân hóa cao. Các vị thuốc, nhóm thuốc được gia giảm linh hoạt dựa theo thể trạng, thể bệnh của mỗi người. Do đó, bài thuốc phù hợp điều trị với mọi mức độ đau nhức từ đơn giản đến phức tạp. 

Bài thuốc thảo dược AN TOÀN tuyệt đối cho sức khỏe, TIỆN LỢI khi sử dụng

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Hơn 50 vị thuốc xương khớp có giá trị tốt trong giảm đau, giải phóng dây thần kinh được lựa chọn. Trong đó không ít thảo dược là biệt dược ẩn mình nơi đại ngàn Tây Bắc lần đầu tiên được nghiên cứu bài bản và ứng dụng tại Việt Nam.

XEM NGAY: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Bảng thành phần thảo dược quý hiếm của Quốc dược Phục cốt khang

100% thảo dược sạch được thu hái trực tiếp từ hệ thống vườn thuốc Nam chuyên canh đạt chuẩn GACP – WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp canh tác. Chất lượng dược tính được kiểm định gắt gao trước khi đưa vào bào chế thuốc. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang an toàn tuyệt đối, 100% không gặp tác dụng phụ.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu là liệu pháp điều trị bệnh xương khớp TOÀN DIỆN và AN TOÀN, phù hợp với mọi đối tượng.

Theo dõi phóng sự qua Video dưới đây:

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang vào điều trị đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh vui lòng liên hệ với các chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc qua địa chỉ dưới đây:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

CHIA SẺ VẤN ĐỀ XƯƠNG KHỚP BẠN GẶP PHẢI ĐỂ GẶP CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TIẾP

XEM NGAY: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Trước khi dùng thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng. Đồng thời thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh và mức độ nghiêm trọng.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ được sử dụng các thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kê đơn.
  • Cách dùng và liều dùng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.
  • Không tự ý ngừng sử dụng hoặc thay đổi liều dùng thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe và loại thuốc đang dùng để tránh tương tác thuốc hoặc phản ứng thuốc dẫn đến nguy hiểm.
  • Cần đọc kỹ mục chống chỉ định trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Trong thời gian dùng thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có tác dụng phụ để được xử lý đúng cách.
  • Nếu triệu chứng không giảm hoặc giảm không đáng kể sau 5 – 7 ngày dùng thuốc, người bệnh cần thay đổi thuốc hoặc phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng hoặc lạm dụng thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn để tránh ngộ độc.
  • Uống thuốc với nhiều nước, uống thuốc trong và sau bữa ăn là những cách giảm tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.
  • Nên dùng thuốc kết hợp với các cách chữa đau dây thần kinh liên sườn tại nhà để tăng hiệu quả chữa bệnh. Điển hình như massage, ngâm nước muối Epsom…

Bài viết là danh sách các thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn, công dụng, liều lượng và những lưu ý. Những loại thuốc này có khả năng mang đến hiệu quả giảm đau và chống viêm nhanh, rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương dây thần kinh liên sườn. Tuy nhiên người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định để hạn chế tác dụng phụ và đảm bảo tính hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề