Thuốc chữa viêm đường tiết niệu nữ

Viêm đường tiết niệu là vấn đề sức khỏe gặp ở cả nam và nữ. Bệnh lý này thường do vi khuẩn xâm nhập vào thận, niệu đạo và bàng quang. Để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện các triệu chứng, bác sĩ thường dựa vào tình trạng cụ thể để chỉ định loại thuốc phù hợp.

Bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì ?

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn. Do đó, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý này.

Tùy vào mức độ của các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và khả năng hấp thu thuốc của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là những loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để giảm triệu chứng do viêm đường tiết niệu gây ra.

Cephalexin hay còn gọi là Cefalexin là một loại kháng sinh phổ biến. Loại thuốc này được dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cephalexin có tác dụng với các vi khuẩn gram dương [phế cầu, liên cầu và tụ cầu], vi khuẩn gram âm [E.coli, Staphylococcus, Enterococcus,…].

Cephalexin là loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị viêm đường tiết niệu

Liều dùng điều trị:

  • Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Dùng 250mg/ lần, uống 3 liều/ ngày
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 500mg/ lần, uống 3 liều/ ngày
  • Người lớn: Dùng 500mg/ lần, uống 3 liều/ ngày

Liều dùng dự phòng tái phát:

  • Dùng 125mg/ ngày [nên dùng vào buổi tối]
  • Có thể dùng liên tục trong vài tháng

Sử dụng Cephalexin có thể khiến bạn gặp một số tác dụng không mong muốn, như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, giảm bạch cầu trung tính, nổi mề đay,…

Ceftriaxone thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Thuốc được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận. Do đó, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng cần thận trọng khi dùng thuốc.

Ceftriaxone là thuốc tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp nên thường được thực hiện bởi nhân viên y tế. Nếu bạn dùng thuốc ở nhà, cần đảm bảo sử dụng thuốc đúng cách, liều lượng và tần suất được chỉ định.

Liều dùng cho người lớn:

  • Tiêm 2g Ceftriaxone/ 24 giờ
  • Duy trì vòng 14 ngày

Mức độ hấp thu thuốc ở trẻ sẽ khác so với người lớn. Bạn nên tham khảo ý kiến trước khi dùng loại thuốc này cho trẻ.

Tương tự như những loại thuốc khác, Ceftriaxone cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Tác dụng phụ bạn có thể gặp phải, bao gồm: phản ứng da, viêm sưng tại nơi tiêm thuốc, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, đi tiểu ít hơn bình thường, co giật, lở loét trong miệng,…

Nitrofurantoin là thuốc kháng sinh đặc hiệu với các chủng vi khuẩn đường tiết niệu [gram âm và gram dương]. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein, RNA, DNA và quá trình sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

Thuốc được chỉ định với trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có biến chứng, phòng ngừa viêm nhiễm niệu đạo sau phẫu thuật,…

Nitrofurantoin là thuốc kháng sinh đặc hiệu với các chủng vi khuẩn đường tiết niệu

Liều dùng điều trị cho người trưởng thành:

  • Dùng 100 – 200mg/ lần
  • Ngày dùng 3 – 4 lần

Liều dùng dự phòng tái phát cho người trưởng thành:

  • Dùng 50 – 100mg/ lần
  • Uống 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ

Mặc dù có tính đặc hiệu cao, nhưng Nitrofurantoin lại là loại thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Da: mề đay, ngứa rát,…
  • Gan: vàng da ứ mật, tăng transaminase,..
  • Tiêu hóa: buồn ôn, ỉa chảy, nôn mửa,…
  • Máu: giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu đa nhân,…
  • Hô hấp: tổn thương phổi, xơ phổi, khó thở, tràn dịch màng phổi, hen suyễn,…
  • Toàn thân: khô miệng, nhức đầu, đau cơ bắp, sốt,..
  • Lupus ban đỏ toàn thân
  • Rụng tóc tạm thời

Fosfomycin có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc được hấp thu vào tế bào và ức chế sự sinh tổng hợp peptitpolisacarit của thành tế bào.

Fosfomycin thường được dùng để điều trị các bệnh lý do nhiễm trùng gây ra như viêm phế quản, viêm phổi, viêm phúc mạc, viêm thận, viêm bàng quang, nhiễm trùng trong tử cung,…

Thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, do đó thuốc được sử dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà.

Các tác dụng phụ thường gặp, bao gồm:

  • Da [phát ban, ngứa, nổi mề đay,…]
  • Toàn thân [sốt, kích thích, khó chịu,…]
  • Đường tiêu hóa [buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy, chán ăn, đau bụng,…]
  • Hệ thần kinh trung ương [giảm cảm giác]

Trimethoprim là thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme dihyrofolate – reductase của vi khuẩn. Trimethoprim được sử dụng để điều trị và dự phòng lâu dài đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hiện tại, loại thuốc này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Do đó bệnh nhân cần tìm hiểu thông tin cần thiết trước khi sử dụng.

Trimethoprim có tác dụng điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  • Dùng 100mg/ lần, ngày dùng 2 lần
  • Sử dụng trong 10 ngày

Liều dùng để dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát

  • Dùng 100mg/ ngày
  • Có thể dùng trong điều trị lâu dài

Khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Tác dụng thường gặp bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, viêm lưỡi, phát ban, ngứa,… Tác dụng ít gặp như chán ăn, ỉa chảy, mờ mắt, chóng mặt, đau đầu,…

Nhóm kháng sinh Fluoroquinolone thường không được chỉ định với viêm đường tiết niệu thông thường. Vì nhóm thuốc này có khả năng gây ra nguy cơ cao hơn lợi ích đem lại. Chỉ khi tình trạng nặng nề và phức tạp, bác sĩ mới cân nhắc việc sử dụng Fluoroquinolone khi không còn lựa chọn nào khác.

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh này, bao gồm:

  • Ciprofloxacin
  • Ofloxacin
  • Levofloxacin
  • Moxifloxacin

Mặc dù có tác dụng đặc hiệu cao, tuy nhiên nhóm kháng sinh này có thể gây tổn thương lên hệ thần kinh trung ương, dây thần kinh ngoại vi. Các tác dụng phụ của thuốc có thể tồn tại vĩnh viễn và đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng.

Chính vì mức độ nguy hiểm của Fluoroquinolone mà bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.

Thông thường viêm đường tiết niệu không biến chứng sẽ được dùng thuốc kháng sinh trong 2 đến 3 ngày. Một số trường hợp khác, bác sĩ có thể yêu cầu kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong 7 đến 10 ngày.

Đối với nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn cần dùng thuốc kháng sinh từ 14 ngày trở lên.

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc không đều đặn hoặc lạm dụng có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là vi khuẩn. Các vi khuẩn gây bệnh, trong đó vi khuẩn gram âm chiếm đa số [trên 90%], thường gặp nhất là E. coli [60- 70%], sau đó là Klebsiella, P. mirabilis, Enterobacter... Các vi khuẩn gram dương ít gặp hơn, bao gồm chủ yếu là Eterococcus và Staphylococcus.

Vi khuẩn xâm nhập ngược dòng từ niệu đạo đi lên, do đó thường biểu hiện viêm niệu đạo, bàng quang trước. Ngược lại, khi vi khuẩn theo đường máu và đường bạch huyết thường gây nhiễm khuẩn nhu mô thận rồi mới ra nước tiểu gây viêm đường tiết niệu thấp.

Các vị trí viêm đường tiết niệu.

Tuỳ theo vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn cũng như tính chất cấp tính hay mạn tính mà triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu biểu hiện khác nhau. Nhìn chung chia thành hai nhóm là nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp [viêm niệu đạo, bàng quang] và viêm thận - bể thận.

2. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

- Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp: Tiểu buốt, tiểu rắt, có thể đái ra máu, mủ. Khi đái ra máu, mủ ở đầu bãi thường do nhiễm khuẩn tại niệu đạo, ở cuối bãi thường do nhiễm khuẩn tại bàng quang. Biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân có thể gai sốt hoặc sốt rét run, cũng có khi không sốt.

- Viêm thận - bể thận: Có hai dạng là viêm thận - bể thận cấp tính và mạn tính. Trong viêm thận bể thận cấp tính, triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, rầm rộ. Biểu hiện tại chỗ bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có máu hoặc mủ. Đây là các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu thấp và có thể xuất hiện trước. Tuy nhiên nếu nhiễm khuẩn theo đường máu thì có thể triệu chứng viêm thận - bể thận lại xuất hiện đầu tiên. 

Tuỳ theo vị trí nhiễm khuẩn thấp hay cao [viêm thận - bể thận], mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và chủng vi khuẩn gây bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. 

Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ [tức là sau khi cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây bệnh thì đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ nhất, sẵn có và cân nhắc cả về vấn đề kinh tế]; điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.

Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon. Có rất nhiều thuốc trong nhóm này như: Norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin...

Kháng sinh quinolon có thể giúp dứt điểm bệnh nhanh, tuy nhiên có tác dụng phụ có thể gặp là tiêu chảy nhẹ, dị ứng ngoài da... Lưu ý không sử dụng quinolon cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp.

Tùy vị trí viêm đường tiết niệu sẽ được điều trị khác nhau.

Các nhóm kháng sinh khác như beta lactam [bao gồm penicillin, amoxicillin, cloxacillin, cephalosporin...] cũng có tác dụng tốt đối với viêm đường tiết niệu. Nhóm beta lactam có phổ tác dụng rộng, khá an toàn và ít tác dụng phụ, do đó có thể sử dụng cho nhiều bệnh nhân như người già, phụ nữ, trẻ em... Nhưng hiện nay do tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, nên kháng sinh nhóm beta lactam điều trị kém hiệu quả hơn.

Một kháng sinh thông thường, rẻ tiền, khá thông dụng hiện nay là sulfamethoxazol cũng có tác dụng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh này hiện nay cũng khá cao.

Thời gian sử dụng kháng sinh tuỳ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, căn cứ từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng liều duy nhất hay dùng kéo dài.

Trường hợp viêm thận - bể thận cấp hay đợt cấp của viêm thận - bể thận mạn cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao và nên phối hợp ít nhất hai kháng sinh. Thời gian dùng kháng sinh cũng dài hơn trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, ít nhất cũng dùng trong 14 ngày.

Lựa chọn thuốc tốt nhất theo kháng sinh đồ, tuy nhiên do kháng sinh đồ cho kết quả muộn hoặc cấy không mọc vi khuẩn nên cần cho kháng sinh sớm theo kinh nghiệm, dựa vào vi khuẩn hay gặp, tuổi mắc bệnh, các bệnh lý kèm theo... Các thuốc có thể dùng như quinolon kết hợp nhóm beta lactam; hoặc cephalosporin kết hợp hoặc thuốc nhóm quinolon uống hay truyền tĩnh mạch...

Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác trong bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm uống nhiều nước; dùng thuốc hạ sốt giảm đau; dinh dưỡng nâng cao thể trạng.

Ngoài ra cần điều trị các yếu tố thuận lợi như điều trị sỏi tiết niệu [uống thuốc tan sỏi, tán sỏi qua siêu âm, phẫu thuật lấy sỏi...]. Điều trị u phì đại lành tính tiền liệt tuyến, điều trị các dị dạng đường niệu, điều trị các bệnh kèm theo [nếu có].

Điều trị các biến chứng của bệnh như suy thận, thiếu máu, tăng huyết áp...

Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh khá thường gặp, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng. Trường hợp ngược lại nếu phát hiện muộn, điều trị không đúng có thể dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu.

Mời độc giả xem thêm video:

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

TS.Bùi Hải

Video liên quan

Chủ Đề