Thuốc diệt cỏ paraquat bán ở đâu

Cửa hàng C. để thuốc “cỏ cháy” ngay tại tủ đựng thuốc BVTV của cửa hàng.

Ngày 8.2.2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT] ban hành Quyết định số 278 về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] chứa hoạt chất độc hại, trong đó có 2.4D và Paraquat [còn được gọi là thuốc cỏ cháy], ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, sức khoẻ người tiêu dùng. Thời hạn giải quyết hàng tồn dư đến hết tháng 2.2019. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh, vẫn còn khá nhiều cửa hàng bán thuốc BVTV chứa hoạt chất này.

Nhiều cửa hàng vẫn bán

Hai năm sau Quyết định 278 của Bộ NN&PTNT, hiện các loại thuốc BVTV chứa hoạt chất Paraquat vẫn còn được bày bán ở khá nhiều nơi. Đến cửa hàng Đ.H trên đường Tua Hai [phường 1, TP. Tây Ninh] hỏi mua thuốc trừ cỏ, chủ cửa hàng giới thiệu một loại thuốc Kanup 480SL với thành phần chính là Glyphosate [ngày 10.6.2020 sẽ cấm bán thuốc có hoạt chất Glyphosate theo Quyết định số 1186 của Bộ NN&PTNT về việc loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam]. Thấy tôi đắn đo, người bán cho biết đây là loại thuốc diệt cỏ khá tốt, diệt từ gốc đến ngọn. 

Chúng tôi hỏi có loại thuốc khác không, vì được giới thiệu thuốc “cỏ cháy” sử dụng tốt hơn. Người bán cho biết: “Thuốc “cỏ cháy” chỉ còn loại 1 lít, có giá 180.000 đồng”. Trong tủ kính của cửa hàng này, chủ yếu là thuốc trừ cỏ có hoạt chất Glyphosate. Thuốc “cỏ cháy” không được để công khai mà được cất khá kỹ, người bán chỉ đưa ra khi có khách hỏi mua. 

Tại cửa hàng thuốc BVTV, hạt giống C. ở ấp Bình Long, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, chúng tôi cũng dễ dàng mua được thuốc “cỏ cháy”. Ban đầu, chủ cửa hàng này giới thiệu loại thuốc diệt cỏ có hoạt chất Glyphosate. Khi tôi ngỏ ý muốn mua thuốc “cỏ cháy”, chủ cửa hàng này tỏ ra cảnh giác, ngập ngừng, rồi bảo các loại thuốc này bị cấm nên không còn bán. Nhưng sau khi nghe chúng tôi nói được chị H [mối quen của cửa hàng] giới thiệu, người bán nhanh chóng lấy ngay một chai thuốc “cỏ cháy” hiệu Parato 450ml được để sâu bên trong góc tủ. 

Chủ một cửa hàng thuốc BVTV tại huyện Dương Minh Châu cho biết, trên thị trường Tây Ninh, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, nhiều cửa hàng vẫn lén lút bán những chai thuốc “cỏ cháy” do còn hàng tồn từ trước đó. Do công ty cung ứng loại thuốc BVTV trên không nhận lại hàng, bỏ thì tiếc, nhất là đối với những cửa hàng nhỏ nhưng hàng còn tồn kho nhiều.  

Hiện nay, những chai thuốc “cỏ cháy” với hoạt chất chính là Paraquat có dung tích từ 480ml vẫn được bán với giá 100.000 đồng, loại 1 lít được bán giá 180.000 đồng. Mặc dù thuốc đã bị cấm bán trên thị trường vì độc hại nhưng nhiều người dân vẫn tìm mua. Trong khi đó, những loại thuốc “cỏ cháy” thế hệ mới với hoạt chất khác như quizalofop-p-ethyl, Glufosinate ammonium… thuộc danh mục 54 hoạt chất được phép sử dụng cũng đã bắt đầu được bán trên thị trường. Mức giá các sản phẩm này cao hơn thuốc cỏ cháy chứa hoạt chất Paraquat khoảng từ 15.000-25.000 đồng/chai, tuỳ hãng và dung tích nhưng nhiều người dân lại chưa quen, sử dụng.

Cần tăng cường tuyên truyền, mạnh tay xử lý 

Theo các tài liệu, hoạt chất Paraquat có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng phổi, thận, tim. Những người tiếp xúc trực tiếp với Paraquat qua da, hô hấp hoặc đường tiêu hoá đều có thể bị ngộ độc và tử vong mà không có thuốc giải độc. Ngoài ra, Paraquat được xếp vào nhóm rất độc với thuỷ sinh, để lại hậu quả lâu dài... Mặc dù vậy, không ít cửa hàng vẫn bán và bà con nông dân vẫn “lùng” mua thuốc BVTV có chứa hoạt chất Paraquat để phun diệt cỏ, thậm chí để tích trữ.

Trong lúc tìm hiểu về việc bán thuốc “cỏ cháy” tại cửa hàng Đ.H, chúng tôi gặp bà M cũng tới hỏi mua thuốc “cỏ cháy” với số lượng nhiều để… tích trữ dùng dần vì sợ thời gian tới “hết hàng”. Bà M cho biết, ruộng của bà bị cỏ dại mọc um tùm không thể trồng hoa màu phục vụ tết. Để dọn ruộng chuẩn bị cho cây trồng mới, bà phải mua thuốc “cỏ cháy” về phun.

Khi chúng tôi hỏi: “Bà có biết là thuốc này độc hại lắm không?”, bà M cũng thẳng thắn cho hay, dù biết vậy nhưng vẫn thích dùng vì giá rẻ mà lại diệt cỏ hiệu quả. “Cách đây 2 tuần, tôi mua loại thuốc cỏ khác với giá 125.000 đồng chai 480ml để xịt nhưng không hiệu quả. Còn thuốc cỏ này chỉ cần xịt 2/3 chai 450ml có giá 100.000 đồng thì bảo đảm cỏ sẽ chết hết. Do thuốc “cỏ cháy” bị cấm lưu hành nên tôi phải đi “lùng” tìm mua để dành dùng dần” - bà M nói.

Nhiều người dân vẫn giữ thói quen sử dụng thuốc “cỏ cháy” để diệt cỏ nhằm giảm công lao động. Thế nhưng, đó chỉ là cái lợi trước mắt, các loại thuốc “cỏ cháy” có hoạt chất Paraquat thuộc nhóm thuốc trừ cỏ không chọn lọc, có tác động đến hầu hết các loài thực vật đang ở thời kỳ sinh trưởng. Vì vậy, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo nhóm thuốc trừ cỏ này có tính độc hại cao và chỉ đăng ký sử dụng chủ yếu để khai hoang, vỡ hoá, trừ cỏ trên đất trồng cây lâu năm, đất không trồng trọt. Song nhiều người vẫn vô tư sử dụng các loại thuốc này đối với đất trồng trọt.

Theo Sở NN&PTNT, ngay từ khi có Quyết định 278 của Bộ NN&PTNT về việc loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã hướng dẫn các địa phương yêu cầu người kinh doanh và người dân không được sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất 2.4D, Paraquat và hạn chế sử dụng thuốc có hoạt chất Glyphosate để phun trên đất nông nghiệp. 

Thuốc “cỏ cháy” vẫn còn bán trên thị trường.

Thiết nghĩ, để hạn chế sử dụng thuốc có hoạt chất Paraquat nói riêng và các loại thuốc trừ cỏ nói chung trong sản xuất, trước hết, ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, không lạm dụng thuốc diệt cỏ, cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng [bao gồm: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp]; nhân rộng  biện pháp canh tác an toàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đồng thời, cùng với cơ quan quản lý, chính quyền cơ sở cần tăng cường vai trò trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong giám sát cộng đồng dân cư về việc sử dụng thuốc BVTV nhằm ngăn chặn, xử lý những trường hợp mua bán, sử dụng các loại thuốc BVTV không đúng quy định.

Vũ Nguyệt

Theo Thanh tra Sở NN&PTNT trong đợt thanh tra, kiểm tra vừa qua của Sở đã phát hiện 1 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV có chứa hoạt chất Paraquat, hiện đã bị xử lý theo quy định. Những tháng cuối năm, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật tại cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc BVTV.

Thuốc trừ cỏ gốc Paraquat đã bị cấm nhưng vẫn còn mua được - Ảnh: T.T.D

Theo nguồn tin Tuổi Trẻ, việc sử dụng loại thuốc BVTV trên đã được nhiều địa phương cấm do quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nêu rất rõ.

Ông Trần Quang Giàu, chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Kiên Giang, cho biết địa phương tuân thủ lộ trình cấm dùng thuốc diệt cỏ có gốc 2,4D và Paraquat theo quy định của Bộ NN&PTNT, nên đã tổng rà soát cấm lưu hành tất cả sản phẩm có liên quan từ đầu năm đến nay.

Ông Trần Thanh Hiệp - chánh thanh tra Sở NN&PTNT An Giang - cho biết từ đầu năm đến nay đơn vị đã thực hiện 44 cuộc thanh tra, phát hiện 91 đối tượng vi phạm trong việc sử dụng các hoạt chất cấm đã bị phạt hành chính và tiêu hủy trên 670kg. 

Trong đó có sản phẩm chứa 2,4D và Paraquat. Ngoài xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân buôn bán các hoạt chất đã bị cấm, cơ quan chức năng còn tịch thu và tiêu hủy toàn bộ số lô hàng.

Còn tại Thái Bình, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh khẳng định từ tháng 2-2019 đến nay, quá trình rà soát trên địa bàn không phát hiện cơ sở nào còn bán loại thuốc BVTV thuộc danh mục cấm mà Bộ NN&PTNT đã đưa ra.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 1-7, bà Nguyễn Thị Nga - phó giám đốc Sở NN&PTNT Thái Bình - cho biết ngay sau khi Bộ NN&PTNT ban hành quyết định 278 về việc loại bỏ thuốc BVTV có chứa hoạt chất 2,4D và Paraquat, sở đã có công văn và tổ chức các buổi tập huấn tại địa phương để quán triệt tới tất cả các điểm kinh doanh thuốc BVTV và bà con nông dân được biết.

Bà Nga nói: "Thực tế có nhiều loại thuốc khác thân thiện với môi trường hơn và công dụng không thua kém gì những loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất 2,4D và Paraquat nên chúng tôi luôn khuyến khích người dân sử dụng loại sản phẩm hướng tới sức khỏe, bền vững của môi trường, thực hiện nghiêm việc cấm lưu hành mà bộ đã quy định".

Nơi bán tăng giá mạnh

Giám đốc một công ty kinh doanh thuốc BVTV tại miền Tây cho hay do "một mình một chợ" nên các sản phẩm thuốc trừ cỏ gốc Paraquat thời gian qua liên tiếp tăng giá bán.

Trước đây giá 50.000 đồng/lọ mà giờ đã tăng tới khoảng 70.000 đồng/lọ giá bán cho đại lý, còn giá bán cho nông dân lên xấp xỉ 100.000 đồng/lọ.

Tại Hậu Giang, ông Trần Anh Tuấn, chi cục phó Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, công nhận hiện thuốc có chứa hoạt chất Paraquat và 2,4D vẫn còn bán tại địa phương.

Trước tình trạng này, đơn vị có hỏi Cục BVTV thì được trả lời do doanh nghiệp được cho phép bán hàng còn tồn, nếu hủy sẽ thiệt hại cho doanh nghiệp.

Vì vậy, Cục BVTV cho phép lưu hành đến tháng 9-2019.

Theo ông Tuấn, có việc tăng giá nên đơn vị cũng có đặt vấn đề với Cục BVTV việc cho gia hạn bán loại thuốc này nhưng không nên tăng giá. Tuy nhiên, trên thực tế hiện đột biến giá cao gây khó cho ngành nông nghiệp vì công tác quản lý giá thuộc đơn vị khác.

L.DÂN - T.MẠNH

Việt Nam cấm nhập khẩu thuốc trừ cỏ có hoạt chất Glyphosate

K.NAM - B.ĐẤU - C.QUỐC - TIẾN THẮNG

Video liên quan

Chủ Đề