Thuốc kháng sinh điều trị viêm chân răng

Điều trị viêm nướu răng bằng thuốc kháng sinh là một trong những phương án điều trị được nhiều bệnh nhân nhắm đến để cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong vùng khoang miệng. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài sự mong đợi. Do đó, người bệnh cần lưu ý những vấn đề gì trong việc điều trị viêm nướu răng bằng một số loại thuốc kháng sinh.

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm nướu răng được bác sĩ khuyên dùng

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm nướu răng

Viêm nướu răng là một trong những bệnh lý có diễn biến khá phức tạp trong khoang miệng. Căn bệnh này được hình thành do một số loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nhiều nguyên nhân khác như: chế độ ăn uống kém, hút thuốc lá, cơ thể thay đổi nội tiết tố, lạm dụng thuốc Tây y,… Bệnh viêm nướu răng nếu không được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt có thể gây nên một số biến chứng gây bất lợi về mặt sức khỏe cơ thể và cả sức khỏe răng miệng. Do đó, người bệnh nên tiến hành điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Trị bệnh viêm nướu răng bằng thuốc kháng sinh cũng chính là một phương án điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc gel bôi trực tiếp lên túi nướu bị tổn thương. Chúng có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, giảm sưng đau và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tái phát.

Bệnh viêm nướu răng là một trong những bệnh lý có diễn biến khá phức tạp trong số bệnh trong khoang miệng

Một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị viêm nướu răng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau [Paracetamol, Aspirin,…]
  • Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau và kháng viêm [Amoxicyclin, Doxycyclin, Tetracylin, Spiramycin,… phối hợp cùng với thuốc Metronidazol]
    • Thuốc Metronidazol: Đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn ở hệ đường ruột. Loại thuốc này thường phối hợp cùng với thuốc Spiramycin để điều trị chứng viêm nướu răng và một số bệnh lý thuộc vùng răng miệng khác;
    • Thuốc Spiramycin: Có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn cư trú trong khoang miệng gây nên tình trạng viêm nhiễm;
    • Thuốc Amoxicillin và thuốc Phenoxymethylpenicilin: Là hai loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Beta – lactam có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nướu, lợi và cả khoang miệng. Ngoài ra, loại thuốc kháng sinh này còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu và liên cầu;
    • Thuốc Erythromycin: Là thuốc kháng sinh có tác dụng loại trừ các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm;
    • Thuốc Doxycycline: Đây là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn răng miệng phổ biến.
Sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm nướu răng theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn

Một lộ trình sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm nướu răng thường kéo dài trong 7 ngày và có thể hơn nếu thật sự cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh phải tuân thủ mọi quy định sử dụng thuốc của bác sĩ và không được tự ý tăng liều và thời gian sử dụng thuốc khi chưa được phép.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm nướu răng

Sử dụng thuốc kháng sinh trong việc trị viêm nướu răng không thể không tránh khỏi một số tác dụng phụ ngoài mong muốn, do đó, bạn nên tuân thủ mọi nguyên tắc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể hơn:

  • Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh để trị viêm nướu răng, người bệnh cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ nhảy cảm của cơ thể đối với thuốc kháng sinh, từ đó đưa ra những phương án sử dụng thuốc phù hợp;
  • Người bệnh nên sử dụng thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn hẹp chất. Điều này có thể làm giảm các nguy cơ phát triển vi khuẩn kháng thuốc;
  • Người bệnh không được tự ý kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh cùng một lúc để trị viêm nướu răng. Ngoại trừ sự kết hợp giữ thuốc Amoxicillin với Metronidazol hoặc thuốc Cephalosporin với Metronidazol. Việc kết hợp thuốc sử dụng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ;
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh để trị viêm nướu răng. Bởi vì, trong thuốc kháng sinh có thể có chứa một số thành phần có thể làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Thay vì sử dụng các loại thuốc này để cải thiện các triệu chứng viêm nướu răng, các đối tượng này có thể sử dụng một số mẹo vặt trong dân gian với các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên;
  • Đối với trẻ nhỏ bị viêm nướu răng, quý phụ huynh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc. Một số thuốc trị viêm nướu răng cho trẻ có thể là những sản phẩm như: thuốc trị sưng nướu Kamistad, thuốc Xanh Methylen, thuốc Ceelin bổ sung vitamin C,…;
  • Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh để trị viêm nướu răng, nếu không may gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào như: buồn nôn, nôn, chóng mặt, hoa mắt,… điều đầu tiên bạn nên làm là tạm ngưng việc sử dụng thuốc một thời gian và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Tạm ngưng việc sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm nướu răng nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào

Ngoài những vấn đề cần lưu ý trên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách chăm sóc răng miệng tại nhà để bệnh viêm nướu răng được cải thiện một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như:

  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ;
  • Người bệnh nên sử dụng bàn chải đánh răng có các sợi tơ mềm và nên thay định kỳ 3 tháng 1 lần. Không nên sử dụng các loại bàn chải cứng, thô, sợi tơ to, điều này có thể khiến cho nướu bị chảy máu nếu đánh răng không cận thận va phải vết thương;
  • Cần có sự lựa chọn kem đánh răng thông minh, tốt nhất bạn nên biết các loại kem đánh răng được đánh giá tốt cho các đối tượng bị viêm nướu răng;
  • Ngoài việc vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại;
  • Nên sử dụng các thực phẩm hay thức ăn mềm để hạn chế tối đa việc nhai hoặc nghiền nát thức ăn;
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm cứng, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, nóng, bia, rượu, đặc biệt là thuốc lá người bệnh không nên sử dụng.
Thường xuyên làm sạch răng miệng mỗi ngày và kiểm tra răng miệng định kỳ 3 tháng 1 lần

Việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ là giải pháp điều trị tạm thời đối với các trường hợp nhẹ và trung bình, người bệnh phải thường xuyên theo dõi công dụng và tiềm năng của các phản ứng bất lợi. Đối với các trường hợp bệnh trở nặng hoặc ở giai đoạn nghiêm trọng, tốt nhất bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn chưa biết:

Viêm nướu chân răng là bệnh lý khó điều trị nhưng nếu phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì không phải là không chữa được. Để biết bệnh lý viêm nướu chân răng uống thuốc gì? Làm thế nào điều trị cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm thì đừng “bỏ lỡ” Top 6 nhóm thuốc chữa viêm nướu chân răng hiệu quả này nhé. 

Những ai mắc bệnh lý viêm nướu chân răng mới hiểu rõ sự phiền toái của bệnh này đối với cuộc sống cũng như công việc hằng ngày. Nguy hiểm hơn nữa, nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm thì rất dễ gây nên những biến chứng khó lường. Nặng nhất là bạn có thể bị mất răng và phải tốn kém thêm rất nhiều chi phí để phục hình răng thẩm mỹ. Thấu hiểu được điều đó, dưới đây là Top 6 nhóm thuốc chữa viêm nướu chân răng hiệu quả cao mà bạn không nên bỏ qua:

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì cho hiệu quả thì bạn không thể không biết đến dạng thuốc nano xịt miệng giúp hỗ trợ điều trị viêm nướu chân răng rất hiệu quả. Bao gồm các loại thuốc như thuốc xịt Smart Fresh, thuốc xịt Anginovag, thuốc xịt Decongestant,……Đây toàn là những loại thuốc dạng xịt thuộc dòng cao cấp, không chỉ giúp làm sạch vòm miệng mà còn góp phần ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, giữ cho phần nướu luôn được khỏe mạnh và phòng chống hiệu quả bệnh nha chu. 

Hơn thế nữa, nhóm thuốc dạng xịt này còn giúp loại bỏ mùi thối trong khoang miệng nhanh chóng, mang lại cho bạn hơi thở thơm tho, khiến bạn tự tin hơn hẳn trong giao tiếp hằng ngày. 

Smart Fresh thuốc dạng xịt nano chữa viêm nướu chân răng hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Xịt 3-4 lần/ngày để vòm miệng luôn sạch sẽ, giúp ngăn ngừa vi khuẩn và hỗ trợ làm giảm bệnh viêm nướu chân răng, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Khi khỏi bệnh thì bạn phải thỉnh thoảng xịt 1-2 lần/ngày để làm sạch miệng giúp hơi thở thơm tho, tự tin hơn.

Lưu ý:

  • Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng, nhớ nhấn vào đầu xịt từ 3-5 lần để dung dịch phủ đều trong khoang miệng.
  • Khi đã dùng dung dịch nano thì nhớ không súc miệng lại
  • Luôn để sản phẩm xa tầm tay trẻ em, phải có sự đồng ý của bác sĩ khi muốn sử dụng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
  • Nếu trong quá trình thực hiện thấy có sự bất thường thì bạn nên tạm ngưng dùng sản phẩm và đến gặp bác sĩ để xin ý kiến.

Bảo quản:

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh cho sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ cao.
  • Trường hợp sản phẩm sẽ bị giảm tác dụng nếu ánh sáng chiếu quá nhiều sản phẩm

Một phương pháp rất hiệu quả trong điều trị viêm nướu chân răng mà nhiều bạn ít khi biết đó là sử dụng dung dịch súc miệng. Bạn nên chọn các dung dịch súc miệng có chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid,….

Những loại dung dịch này có khả năng làm sạch khoang miệng hiệu quả. Nhờ đó, mà tình trạng bệnh viêm nướu chân răng của bạn cũng nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa bệnh hôi miệng.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Dùng chỉ nha khoa loại bỏ hết các thức ăn còn sót lại
  • Bước 2: Rót một lượng nước súc miệng và ngậm vào khoang miệng theo đúng thời gian quy định. Thông thường sẽ ngâm khoảng 1-2 phút để dung dịch thẩm thấu vào các vùng nướu bị viêm nhiễm.
  • Bước 3: Súc miệng và nhổ ra

Lưu ý:

Dù biết nước súc miệng rất tốt cho tình trạng viêm nướu chân răng nhưng bạn cũng không nên sử dụng bừa bãi, mà cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Nên sử dụng nước súc miệng và kết hợp với các bước vệ sinh răng miệng như: đánh răng, dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước, ….
  • Trong ngày không nên súc miệng quá nhiều lần với các loại nước súc miệng có tính kháng khuẩn cao hoặc chứa cồn nếu chưa có chỉ định hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bạn nên chọn đúng loại nước súc miệng cho răng miệng của mình. Nếu nướu của bạn dễ bị kích ứng hay trong khoang miệng có các vết loét thì bạn hãy chọn những nước súc miệng không cồn để tránh làm nướu bị tổn thương.
  • Khi mới dùng nước súc miệng xong, bạn không nên ăn uống ít nhất trong 30 phút
  • Chọn mua nước súc miệng tại các cơ sở uy tín và sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh cho sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ cao.

Với những loại thuốc kháng sinh như beta-lactam, macrolid,…sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn tích tụ ở nướu răng. Sự kết hợp hoàn hảo giữa Spiramycin [kháng sinh nhóm macrolid] và Metronidazol [kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí] sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả một số bệnh lý về răng miệng như viêm nướu chân răng, nha chu, sâu răng,….

Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn tích tụ ở nướu răng

Cách sử dụng:

  • Đối với thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin, cephalosporin hoặc macrolid thường sẽ được uống cách xa bữa ăn. Khoảng thời gian uống tốt nhất là trước khi ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn bữa chính khoảng 2 tiếng. Bởi, thuốc sẽ bị giảm tác dụng nếu ăn và uống thuốc kháng sinh quá cận giờ nhau.
  • Đối với nhóm thuốc quinolon, nitroimidazole thì nên dùng trong và ngay sau bữa ăn. Bởi, với nhóm thuốc này hầu như sẽ không bị giảm tác dụng do thức ăn. Do đó, bạn có thể sử dụng ngay khi đang ăn hoặc sau khi vừa ăn xong.
  • Bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh để đảm bảo an toàn.

Lưu ý:

Mỗi cá nhân khi sử dụng thuốc kháng sinh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đúng bệnh: Chỉ nên uống thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ kê, không được tự ý mua cũng như uống thuốc kháng sinh khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Đúng liều: Khi bác sĩ kê đơn có thành phần thuốc kháng sinh, thì bạn phải luôn uống theo đúng liều lượng, không được bỏ dở nửa chừng kể cả khi bạn đã thấy tình trạng bệnh đã được cải thiện.
  • Đúng chỉ dẫn: Không sử dụng lại thuốc kháng sinh dư từ lần dùng trước, không chia phần thuốc kháng sinh trong toa thuốc của mình cho người khác uống. Vì nếu không đủ liều lượng cần uống thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Vô tình gây ra nguy hiểm kể cả cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh cho sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ cao.

Xem thêm: Điều trị viêm nướu răng an toàn, nhanh chóng và hiệu quả

Nhóm này thì có các loại thuốc như ibuprofen, diclophenac, meloxicam,….có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng đỏ và đau nhức. Tuy nhiên, những ai đang có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày thì không nên sử dụng loại thuốc này.

Nên bắt đầu bằng loại thuốc có ít tác dụng không mong muốn nhất. Lý do lựa chọn thuốc trong nhóm dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân. Cần thận trọng ở các đối tượng có nguy cơ: tiền sử dạ dày, tim mạch, dị ứng, suy gan, suy thận, người già, phụ nữ có thai… và chỉ định thuốc dựa trên sự cân nhắc giữa lợi và hại khi dùng thuốc.

Cách sử dụng: 

  • Đầu tiên, bạn nên sử dụng ở liều thấp nhất, không nên dùng liều tối đa và duy trì ở liều tối thiểu mà bác sĩ chỉ định. 
  • Không nên sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều loại thuốc kháng viêm không steroid, vì không những không đem lại hiệu quả mà còn gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Ngoài ra, cần kết hợp với các nhóm thuốc giảm đau như paracetamol và cố gắng điều trị nguyên nhân gây bệnh như điều trị đặc hiệu, điều trị cơ bản bệnh,……

Lưu ý: 

Đối với bệnh lý viêm nướu chân răng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn trong quá trình điều trị, bạn cần chú ý những điều cơ bản sau:

Chống chỉ định tuyệt đối:

  • Có bệnh lý chảy máu không được kiểm soát
  • Tiền sử dị ứng, mẫn cảm với thuốc
  • Đang mắc bệnh lý loét dạ dày 
  • Suy tế bào gan mức độ vừa đến nặng
  • Phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú

Chống chỉ định tương đối, thận trọng với các đối tượng:

  • Nhiễm trùng đang tiến triển
  • Hen phế quản
  • Có tiền sử loét dạ dày tá tràng

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh cho sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ cao.

Thuốc kháng viêm Non-steroid

Ở nhóm này có các loại thuốc như Prednisolone, dexamethasone,…có đặc tính kháng viêm mạnh nên sẽ giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức do viêm nướu chân răng gây nên và từ một số bệnh răng miệng khác như viêm lợi, đau răng, viêm quanh chóp răng,…

Cách sử dụng: 

Liều dùng thuốc corticosteroid cho người lớn

Liều dùng thuốc cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào hoạt chất, hàm lượng và thể chất của từng bệnh nhân. Dưới đây là liều dùng cho người lớn để bạn tham khảo: 

  • Đối với betamethasone: Dạng uống [siro,thuốc viên, viên sủi bọt]: Liều lượng có thể dao động từ 0,25 đến 7,2 mg mỗi ngày, uống theo dạng liều đơn hoặc chia thành nhiều liều. 
  • Đối với budesonit: Dạng liều uống viên nang phóng thích kéo dài: Thời gian đầu, sẽ uống với liều 9mg mỗi ngày trong vòng 8 tuần. Sau đó, giảm liều xuống còn 6mg mỗi ngày. Nên nhớ uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng. 
  • Đối với cortisone: Dạng uống [viên nén]: 25-300mg mỗi ngày, uống 1 liều hoặc chia thành nhiều liều. 
  • Đối với dexamethasone: Dạng uống [dung dịch uống, thuốc viên]: 0,5-10mg uống theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Đối với hydrocortisone: Dạng uống [thuốc uống, thuốc viên]: Bạn nên uống 20-800mg mỗi mỗi hoặc 2 ngày, như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều. 
  • Đối với Methylprednisolone: Dạng uống [viên nén]: Bạn nên dùng 4-160mg mỗi một hoặc 2 ngày, như một liều đơn hoặc chia thành nhiều liều. 
  • Đối với Prednisolone: Dạng uống [dung dịch uống, siro, viên nén]: Bạn nên dùng 5-200mg và theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Đối với triamcinolone: Dạng uống [siro, viên nén]: 2-60mg mỗi ngày, sẽ uống dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều. 

Liều dùng thuốc corticosteroid cho trẻ em 

Với trẻ em thì liều dùng vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Do đó trước khi cho bé sử dụng thì phải hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng đúng liều lượng phù hợp với trẻ. 

Lưu ý: 

  • Trước khi dùng thuốc, bạn nên chú ý báo với bác sĩ khi đang trong tình trạng này: 
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Lúc này bạn sẽ phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Bạn đang bị dị ứng với các thành phần của thuốc corticosteroid
  • Bạn đang dùng thuốc khác [ bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng].
  • Bạn đang định dùng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi
  • Bạn đang và đã từng mắc các bệnh lý khác, không chỉ là bệnh răng miệng

Bảo quản: 

Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ nóng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không nên để trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau, nên bạn cần lưu ý để đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bảo bì, để tránh xa tầm tay trẻ em. 

Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc các đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Do đó, hãy vứt thuốc đúng cách khi mà thuốc đã quá hạn hoặc không thể sử dụng nữa. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng như thế nào thì có thể tham khảo ý kiến từ dược sĩ hoặc Công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn. 

Với nhóm thuốc này thì có các loại thuốc như paracetamol, aspirin,…chuyên dùng để điều trị triệu chứng đau nhức do viêm nướu chân răng. Tuy nhiên, những bệnh nhân đang mắc bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết thì không nên sử dụng loại thuốc này.

Cách sử dụng:

Thuốc giảm đau chỉ mang lại hiệu quả và an toàn khi bạn sử dụng đúng cách và đúng theo chỉ định. Nếu bạn sử dụng thuốc giảm đau không đúng cách dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. 

Chính vì thế, bạn phải sử dụng thuốc giảm cân theo đúng chỉ định của bác sĩ, cũng không được tự ý đổi thuốc và đưa cho người khác sử dụng. 

Lưu ý:

Với những loại thuốc sau đây bạn cần có sự lưu ý đặc biệt:

Acetaminophen [paracetamol]

  • Dùng quá liều có thể nguy hiểm cho tính mạng
  • Dùng quá nhiều sẽ gây hại tới gan, đặc biệt là khi người sử dụng đồ uống có cồn khi cùng lúc uống thuốc có chứa thành phần Acetaminophen.
  • Cần thận trọng khi cho trẻ em dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

NSAID

  • Dẫn đến hiện tượng xuất huyết dạ dày, thường gặp nhất là với người khoảng 60 tuổi trở lên hoặc có tiền sử bị bệnh viêm, loét, chảy máu dạ dày. 
  • Nguy cơ bị bệnh thận cao đối với những người kết hợp dùng thuốc lợi tiểu, tăng huyết áp, mắc bệnh tim hoặc đã bị thận sẵn trước đó. 

Opioid

  • Không nên uống khi đang sử dụng máy móc hoặc lái xe vì thuốc có thể gây buồn ngủ. 
  • Mỗi thể trạng sẽ có một liều lượng sử dụng riêng. Chính vì thế, bạn không nên sử dụng thuốc của ai cũng như không cho ai sử dụng thuốc của mình. 

Bảo quản: Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, đúng quy chế thuốc gây nghiện. 

Bạn nên tham khảo thật kỹ trước tìm mua loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình. Nếu bạn muốn điều trị chuẩn xác hơn và có thắc mắc thì nên tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn và giải đáp.

Không phải ai cũng biết chăm sóc viêm nướu chân răng đúng cách, bạn cần biết nên ăn gì và kiêng ăn gì trong giai đoạn này thì tình trạng viêm nhiễm của bạn mới nhanh chóng phục hồi được.

Đối với người bị viêm nướu chân răng nên bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho nướu để giảm tình trạng sưng viêm. Đây là những thực phẩm mà bạn có thể tham khảo:

  • Gừng: gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giúp các mô nướu khỏe mạnh hơn. Với gừng bạn có thể pha chế thành nhiều thức uống thơm ngon chẳng hạn như trà gừng mật ong – một trong những thức uống rất đơn giản để bạn thực hiện.
  • Tỏi: tỏi có tác dụng giảm sưng nhức vùng nướu cực kỳ hiệu quả. Hợp chất Allicin có trong tỏi giúp kháng khuẩn tốt. Với tỏi bạn có thể ép lấy nước cốt, hòa với muối và bôi lên vị trí bị sưng nướu.
  • Trái cây chứa vitamin C: bạn nên chọn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, đu đủ, bưởi, dâu tây,….sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, các vết thương cũng nhanh chóng phục hồi hơn. Tuy nhiên, trong các loại trái cây này có chứa axit nên khi ăn uống bạn nên súc miệng lại để tránh gây tổn thương nướu.
  • Trà: Trà có chứa polyphenol có khả năng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn tại vùng nướu bị sưng. Bạn nên uống thường xuyên mỗi tách trà hoặc súc miệng với nước cốt trà mỗi ngày để giảm tình trạng viêm nướu chân răng.

Ngoài ra, khi đang bị viêm nướu chân răng thì bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm acid lactic như bánh mì, bánh bao, sữa chua,… Những thực phẩm này cũng giúp bạn cải thiện rõ rệt tình trạng viêm nhiễm. 

Nếu bạn nào đã và đang không biết viêm nướu chân răng uống thuốc gì? thì tham khảo ngay những món ăn có những thực phẩm này nhé. 

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì để hiệu quả thì đi đôi với đó là việc bạn cũng nên chọn lựa ăn gì cho đúng. Và đây là những thực phẩm bạn không nên ăn: 

  • Đường và tinh bột: với những loại thực phẩm này thường sẽ tích tụ nhiều mảng bám ở các kẽ răng nên lâu dài sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và nảy nở. Người bệnh nên hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy khô,….
  • Thực phẩm làm khô miệng: khô miệng chính là môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn dễ phát triển. Do đó, những ai đang gặp tình trạng viêm nướu chân răng thì nên tránh các sản phẩm như rượu bia, nước ngọt có gas, đường, nước tăng lực, hút thuốc lá và xì gà,….
  • Thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh: răng đang bị viêm nướu chân răng sẽ rất nhạy cảm, do đó việc sử dụng các thực phẩm quá cứng như hạt điều, hạt mắc ca, hạt óc chó,…hay các thực phẩm quá nóng như bia rượu, các loại nước có cồn; thực phẩm quá lạnh như các loại kem, các thực phẩm đóng hộp,….sẽ làm nướu rất dễ bị tổn thương và khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn.
  • Món ăn có vị chua: Việc bạn thường xuyên ăn các món có vị chua cay sẽ khiến vùng nướu bị bỏng, rát và lở loét. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm này để tránh làm tình trạng viêm nướu càng trầm trọng hơn.

Để phòng bệnh viêm nướu chân răng không phải là vấn đề quá khó khăn, chỉ với những cách đơn giản sau đây mỗi ngày bạn cũng có thể ngăn chặn được bệnh lý này:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chọn bàn chải có lông mềm, có chức năng làm sạch cả 4 mặt răng theo hướng 45 độ.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa để giúp làm sạch sẽ các mảng bám cứng đầu còn sót lại trên răng khi ăn uống xong.
  • Dùng nước súc miệng mỗi ngày và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Tiến hành massage nướu răng nhẹ nhàng giảm tình trạng đau răng và giúp lưu thông máu đến các khu vực giúp điều trị nướu răng hiệu quả. 
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chọn bàn chải có lông mềm, có chức năng làm sạch cả 4 mặt răng

Với những thông tin hữu ích này, sẽ giúp những người bệnh đang phân vân không biết viêm nướu chân răng uống thuốc gì? Sẽ hiểu rõ hơn về bệnh lý cũng như sẽ biết mình nên sử dụng nhóm thuốc nào điều trị cho phù hợp. Tất nhiên, trong quá trình điều trị bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và hướng dẫn giải pháp đúng đắn để cải thiện sức khỏe răng miệng.

Gợi ý hữu ích:

Video liên quan

Chủ Đề