Tiêm thuốc giảm đau khi đẻ thường

Hôm trước tình cờ đọc được thắc mắc của một mẹ về chuyện có nên đẻ không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Mình cũng giống như mẹ Phạm Mỹ Anh, cũng rất sợ đau đẻ nên đã tìm hiểu rất kỹ về phương pháp này. Mình cũng chuẩn bị lên bàn đẻ và cũng đang phân vân không biết có nên áp dụng phương pháp này không. Mình đã chắt lọc được nhiều thông tin rất rất hay về phương pháp đẻ không đau, nếu các mẹ cũng đang băn khoăn có nên chọn gây tê ngoài màng cứng khi đẻ thường không thì hãy tham khảo nhé.

Dưới đây là những ưu nhược điểm của phương pháp gây tê ngoài màng cứng, hy vọng sẽ cung cấp cho chị em một kho kiến thức hay trước  khi đưa ra quyết định sáng suốt cho mình.

Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng

Màng cứng là lớp màng dày bao bọc các chuỗi dây thần kinh chi phối cảm giác đau ở thắt lưng. Có 2 cách giảm đau bằng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng: gây tê ngoài màng cứng và gây tê ngoài màng cứng kết hợp với xương sống. Trong đó, gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ ở lưng, sau đó các bác sĩ sẽ chọc 1 ống nhựa nhỏ ngoài sống lưng, dừng lại cách màng cứng bọc tủy sống khoảng 15 mm, đồng thời bơm 1 lượng thuốc tê nhỏ nhất [chỉ đủ để phong bế cảm giác đau mà không gây ảnh hưởng đến bé và mẹ]. Thông thường, thủ thuật này được thực hiện trong vòng 10 phút và cần thêm 15 phút để thuốc tê có tác dụng. Mỗi liều thuốc tê có thể kéo dài đến 1 tiếng đồng hồ trước khi cần tiêm thêm liều kế tiếp, hoặc có thể truyền dung dịch thuốc gây tê liên tục và chậm.


Phương pháp gây tê màng cứng ngày nay được nhiều mẹ lựa chọn. [ảnh minh họa]

Cũng thực hiện tương tự tiến trình giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng, nhưng sau khi cắm mũi tiêm vào xương sống và trước khi để ống nhựa nhỏ vào, chuyên gia gây tê sẽ cắm thêm 1 chiếc kim khác nhỏ hơn bên trong chiếc kim đầu tiên để đâm thủng màng cứng nhằm tiêm 1 lượng nhỏ thuốc gây tê. Sau đó, chiếc kim này được lấy ra và ống nhựa nhỏ được đưa vào khu vực màng cứng như mô tả ở trên. Lợi thế của phương pháp này là giúp giảm đau hiệu quả và nhanh hơn, trong khi đó sản phụ vẫn đi lại được.

Tại thời điểm tiến hành thủ thuật gây tê tại chỗ sản phụ sẽ cảm thấy đau như 1 mũi tiêm thông thường. Khi thuốc bắt đầu được bơm qua ống nhựa, chị em có thể cảm nhận được 1 dòng mát dưới lưng, ít phút sau cảm giác đau sẽ đỡ hoặc mất hẳn. Tùy theo cơ địa mỗi sản phụ mà có một số người sẽ thấy âm ấm ở 2 bàn chân, tê như kiến bò ở 2 bàn chân, hay cảm giác nặng ở chân.

Ưu điểm

- Gây tê ngoài màng cứng có lộ trình giảm đau hiệu quả xuyên suốt cuộc sinh nở.

- Bác sĩ gây tê có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt loại thuốc, liều lượng và cường độ của thuốc. Điều này rất quan trọng vì khi quá trình chuyển dạ xảy ra và em bé bắt đầu tuột xuống đường sinh, thuốc tê có thể không đủ để kiểm soát cơn đau hoặc bạn có thể thình lình thấy đau ở những vùng khác.

- Vì hiệu quả của thuốc chỉ khu trú ở một vùng, bạn sẽ tỉnh táo và ý thức được toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh con của mình. Và vì bạn không cảm thấy đau đơn, bạn có thể nghỉ ngơi thậm chí thiếp đi để dành sức cho việc rặn đẻ khi mọi thứ đã sẵn sàng.

- Không giống như gây mê, đối với gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ có thể tiếp cận với em bé.

- Khi ống truyền đã được đặt, nó có thể được dùng để truyền thuốc tê nếu bạn cần phải đẻ mổ hoặc thắt ống dẫn trứng sau khi sinh xong.


Gây tê ngoài màng cứng có lộ trình giảm đau hiệu quả xuyên suốt cuộc sinh nở. [ảnh minh họa]

Nhược điểm

- Bạn phải giữ nguyên một tư thế không mấy dễ chịu với chiếc bụng bầu trong 10-15 phút khi ống truyền vào khoang ngoài màng cứng được đặt, và sau đó bạn có thể phải đợi thêm từ 5-20 phút nữa để thuốc phát huy tác dụng. Đây dường như là một bất lợi nho nhỏ so với ích lợi làm vô hiệu cái đau khủng khiếp hàng giờ sau đó.

- Tuỳ vào loại thuốc và liều lượng được truyền, bạn có thể mất cảm giác ở chân và không thể đứng dậy được cho đến khi thuốc tan. Đôi khi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu chuyển dạ, bạn có thể được gây tê một chút để cảm thấy thoải mái trong khi vẫn có cảm giác chân và đi lại bình thường. Tuy nhiên, nhiều bệnh viên có thể không cho bạn rời khỏi giường khi bạn đã được gây tê ngoài màng cứng, dù bạn nghĩ là mình có thể đi lại được hay không.

- Việc gây tê ngoài màng cứng cũng buộc bạn phải gắn các ống truyền, thường xuyên theo dõi huyết áp và liên tục kiểm tra thai.

- Gây tê ngoài màng cứng thường khiến giai đoạn chuyển dạ kéo dài hơn. Sự mất cảm giác ở phần dưới cơ thể làm yếu phản xạ đẩy xuống khiến bạn sẽ khó khăn hơn khi rặn em bé ra ngoài. Bạn có thể muốn giảm liều gây tê khi đang rặn để có thể chủ động và tích cực hơn khi sinh con, nhưng điều đó có thể mất thêm thời gian để thuốc giảm tác dụng và khi đó bạn có thể thấy đau khủng khiếp trở lại, hơn nữa không có bằng chứng cho thấy giảm liều gây tê thực sự giúp rút ngắn giai đoạn chuyển dạ.

- Gây tê ngoài màng cứng khiến bạn có nhiều khả năng phải được trợ sinh bằng máy hút và kẹp forcep để lôi em bé ra, làm tăng nguy cơ rách âm đạo và có thể làm em bé bị bầm tím. Tuy nhiên, nguy cơ gây các vấn đề nghiêm trọng với bé là khá thấp.

- Trong một số trường hợp, gây tê ngoài màng cứng có thể khiến tác dụng giảm đau “chỗ có chỗ không”. Điều này là do sự khác biệt về giải phẫu học của một vài phụ nữ hoặc do thuốc không thấm đều vào các tế bào thần kinh cột sống sau khi được tiêm vào khoang ngoài màng cứng. Ống truyền có thể bị xê dịch sau khi đặt cũng khiến thuốc gây tê không tác dụng đều. Vì vậy nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau ở vị trí bất kỳ, hãy nói với kíp đỡ đẻ để kiểm tra ống truyền thuốc tê hoặc liều lượng thuốc.


Trong một số trường hợp, gây tê ngoài màng cứng có thể khiến tác dụng giảm đau “chỗ có chỗ không”. [ảnh minh họa]

- Thuốc gây tê dùng trong gây tê ngoài màng cứng có thể gây hạ huyết áp tạm thời và giảm lượng máu đến em bé khiến nhịp tim của bé giảm. [Bạn đừng lo, vấn đề này được kíp đỡ đẻ theo dõi chặt chẽ và được can thiệp điều trị ngay nếu cần thiết.]

- Thuốc gây mê được truyền trong gây tê ngoài màng cứng có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của bạn. Nó cũng có thể khiến bạn thấy buồn nôn nhưng nhẹ và ít gặp hơn so với hình thức dùng thuốc gây mê toàn thân. Một số phụ nữ cảm thấn buồn nôn và nôn nửa trong khi chuyển dạ dù không chịu tác động của thuốc giảm đau.

- Thuốc gây tê dùng trong gây tê ngoài màng cứng có thể làm bạn mất cảm giác buồn tiểu, vì vậy bạn có thể được chỉ định đặt ống thông tiểu để hỗ trợ tiểu tiện.

- Gây tê ngoài màng cứng cũng tăng khả năng sản phụ bị sốt trong khi chuyển dạ. Chưa có giải thích chính xác cho vấn đề này, nhưng một giả thiết cho rằng do bạn không cảm thấy đau nên cũng bớt gắng sức và ít đổ mồ hôi hơn, do vậy cơ thể khó thoát nhiệt hơn. Vấn đề này không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của em bé, nhưng do hiện tượng sốt chưa rõ ràng và nghi vấn nhiễm trùng của trẻ sơ sinh nên nhiều bà mẹ và em bé có xu hướng sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết.

- Khoảng 1 / 100 sản phụ phản hồi rằng họ bị đau đầu nghiêm trọng kéo dài vài ngày sau khi được gây tê ngoài màng cứng. Vấn đề này có thể do rò rỉ dịch não tuỷ, bạn có thể hạn chế nguy cơ đau đầu bằng cách nằm càng yên càng tốt trong khi đặt kim.

- Trong trường hợp rất hiếm, gây tê ngoài màng cứng có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, và một số trường hợp cực hiếm nó có thể gây tổn thương hoặc nhiễm trùng tế bào thần kinh.

Xem thêm chủ đề Sinh thường

Mặc dù sinh con là một quá trình bình thường và tự nhiên nhưng hầu hết các sản phụ đều cảm thấy rất đau. Nếu sản phụ hiểu được những điều sẽ diễn ra trong quá trình chuyển dạ và điều mình đang mong đợi, cùng với sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và các chuyên gia y tế thì cơn đau này sẽ giảm đi nhiều đáng kể. Các bài tập hít thở và kỹ thuật thư giãn như nghe các bản nhạc yêu thích thường rất hữu ích. Tuy nhiên, nhiều sản phụ vẫn cần sự hỗ trợ y khoa để kiểm soát cơn đau khi sinh con.

Tài liệu này được biên soạn nhằm cung cấp thông tin ngắn gọn về việc giảm đau ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ.

GIẢM ĐAU NGOÀI MÀNG CỨNG

Giảm đau ngoài màng cứng là phương pháp hiệu quả nhất giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Bác sĩ gây mê sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê vào khoang ngoài màng cứng trong  phòng sanh để giúp sản phụ giảm đau.  Sản phụ có thể cảm nhận được các cơn gò tử cung nhưng không còn cảm thấy đau.

Thông thường, phương pháp giảm đau ngoài màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung đã mở 2-3 cm và sản phụ đang trong giai đoạn chuyển dạ tích cực.

Sản phụ sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch trước khi làm giảm đau ngoài màng cứng. Khi thực hiện thủ thuật, một cây kim được đưa vào phần lưng phía dưới của sản phụ, thấp hơn đoạn tủy sống để tránh làm tổn thương tủy. Sản phụ cần ở tư thế cong lưng để giúp mở rộng cột sống và giữ yên tư thế trong suốt quá trình gây tê ngoài màng cứng. Thủ thuật này còn có thể thực hiện ở tư thế nằm nghiêng, nhưng sẽ dễ thực hiện hơn khi ngồi ở tư thế sát cạnh giường và đầu dựa vào vai người hỗ trợ. Vùng lưng phía dưới của sản phụ sẽ được sát khuẩn và chỉ một vùng nhỏ [kích thước bằng đồng xu] sẽ được gây tê tại chỗ. Kim gây tê ngoài màng cứng được đưa vào giữa hai đốt sống thắt lưng [vùng đã gây tê] và đi vào khoang ngoài màng cứng; một ống thông [là ống nhựa rỗng có kích thước bằng đầu bút] sẽ được luồn qua kim gây tê. Đôi khi, ống thông có thể chạm vào dây thần kinh trong quá trình luồn ống gây ra cảm giác điện giật nhẹ hoặc tê rần xuống một chân. Sau đó kim sẽ được rút ra cẩn thận và ống thông sẽ được dán cố định vào lưng bệnh nhân.

Một liều nhỏ thuốc gây tê tại chỗ [liều thử nghiệm] sẽ được truyền qua ống thông ngoài màng cứng, sản phụ được yêu cầu thông báo nếu có bất kỳ cảm giác nào khác lạ như chóng mặt, có vị kim loại bất thường trong miệng, cảm giác tê cứng đột ngột, hoặc hai chân trở nên nặng và yếu ớt. Huyết áp của bệnh nhân sẽ được kiểm tra thường xuyên vì huyết áp có thể bị giảm. Nếu vị trí gây tê ngoài màng cứng đã đạt yêu cầu và liều thử nghiệm đã an toàn, bác sĩ sẽ tiêm thêm liều bổ sung thuốc gây tê. Sản phụ sẽ bắt đầu cảm thấy cơn đau giảm đi trong khoảng 10-20 phút. Sau đó, thuốc gây tê sẽ được truyền qua ống thông ngoài màng cứng bằng cách tiêm lặp lại liều bổ sung [tác dụng của mỗi liều bổ sung sẽ kéo dài trong khoảng một giờ] hoặc truyền liên tục hoặc sử dụng máy PCA [ sản phụ tự kiểm soát cơn đau] cho đến khi  sản phụ sinh em bé. Khi em bé đã chào đời, ống thông ngoài màng cứng được rút ra và hai chân của sản phụ sẽ bắt đầu có cảm giác như bình thường trong vòng 4-6 giờ.

Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng ít gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ và bé sẽ được theo dõi liên tục trong suốt quá trình chuyển dạ khi áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng.

Vì lý do kỹ thuật hoặc giải phẫu học mà có thể xảy ra trường hợp đặt ống thông ngoài màng cứng không thành công hoặc thuốc gây tê đã tiêm không có hoặc có ít tác dụng. Tỷ lệ thất bại khi giảm đau ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ khoảng 5%.

Nếu sinh mổ lấy thai thì có thể thực hiện dưới gây tê ngoài màng cứng [trừ trường hợp rất khẩn cấp]. Thuốc tê với nồng độ cao hơn sẽ được tiêm vào khoang ngoài màng cứng qua ống thông đã được đặt sẵn.

TÁC DỤNG PHỤ

Tác dụng phụ thường gặp

Sản phụ sẽ cảm thấy chân trở nên nặng và/hoặc tê rần, và sẽ có thể gặp khó khăn khi vận động hoặc bí tiểu. Một ống thông có thể được đặt vào bàng quang để dẫn lưu nước tiểu. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ giúp sản phụ di chuyển. Huyết áp của sản phụ có thể giảm nên sẽ được kiểm tra và điều trị bằng thuốc hoặc dịch truyền khi cần thiết; đó là lý do tại sao sản phụ cần được truyền dịch trước khi gây tê ngoài màng cứng.

Các vấn đề có khả năng xảy ra

  • Lạnh run và ngứa,
  • Khó thá»±c hiện kỹ thuật đặt ống thông ngoài màng cứng,
  • Gây tê không đủ, không đồng đều hoặc thất bại dẫn đến tình trạng giảm Ä‘au kém.

Đôi khi, cần phải thực hiện lại thủ thuật gây tê ngoài màng cứng.

Đau lưng

Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng so với sản phụ sanh thường thì gây tê ngoài màng cứng cũng không gây đau lưng hơn. Sản phụ phải ngồi cẩn thận sau khi gây tê ngoài màng cứng, vì việc ngồi sai tư thế có thể làm kéo căng các cơ lưng và cột sống gây ra tình trạng đau lưng.

Các vấn đề khác

Các vấn đề này thường hiếm gặp.

Ống thông ngoài màng cứng có thể bị đặt sai vị trí. Khoảng 5% trường hợp ống thông đi vào mạch máu ở lưng. Tình trạng tiêm thuốc gây tê vào mạch máu tuy rất hiếm gặp nhưng có thể gây ra vấn đề. Nếu thuốc gây tê đi vào mạch máu, sản phụ sẽ cảm thấy tê rần xung quanh môi, nghe âm thanh lạ ở trong tai [ù tai] và cảm thấy vị kim loại bên trong lưỡi của mình. Nếu sản phụ gặp phải các tình trạng này, phải thông báo ngay cho bác sĩ gây mê hoặc nữ hộ sinh.

Khoảng 1-2% trường hợp tiêm thuốc tê vào trong dịch tủy sống [dịch não tủy]. Tình trạng này thường gây đau đầu dữ dội và có thể cần điều trị chuyên sâu. Trường hợp tiêm vô tình một lượng lớn thuốc gây tê vào dịch não tủy tuy rất hiếm gặp nhưng sẽ gây ra các biến chứng do gây tê trên một vùng rộng lớn [thuốc gây tê lan tỏa trong dịch não tủy].

Một liều nhỏ thuốc gây tê [liều thử nghiệm] luôn được dùng để đảm bảo ống thông ngoài màng cứng được đặt đúng vị trí. Tổn thương dây thần kinh là một biến chứng ít gặp và thường là tạm thời. Tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh là trường hợp rất hiếm gặp và phần lớn bệnh nhân sẽ hồi phục trong một khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Tổn thương dây thần kinh có thể do tụ máu gần tủy sống và biến chứng này rất hiếm gặp [1/200,000].

Bác sĩ gây mê và nữ hộ sinh được đào tạo chuyên sâu để nhận biết các nguy cơ này nhằm phòng tránh hoặc xử lý các biến chứng. Mẹ và thai nhi sẽ được theo dõi liên tục trong suốt quá trình chuyển dạ.

Giảm đau và gây tê ngoài màng cứng là một quy trình phổ biến với mức độ an toàn và tỷ lệ bệnh nhân hài lòng rất cao.

Video liên quan

Chủ Đề