Tiêm vacxin bao lâu được có thai

Hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ trở nên yếu hơn khi mang thai, vì vậy họ có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh. Trong thời gian này, điều trị bệnh cho bà mẹ rất khó khăn vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Chính vì thế phụ nữ rất quan tâm vấn đề có nên tiêm vắc xin trước khi mang thai hay không và nếu có thì họ nên tiêm những loại vắc xin nào là tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu với Bác sĩ Đơn vị Tiêm chủng – Trung tâm Sản Nhi trong bài viết dưới đây.

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không?

Theo ThS.BS Trần Thị Thùy Linh – Trưởng Đơn vị Tiêm chủng Trung tâm Sản Nhi, tất cả các chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ khi có kế hoạch mang thai để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Lý giải cho điều này, ThS.BS Linh cho biết, trong thời gian mang thai, phụ nữ rất dễ bị bệnh vì hàng rào đề kháng hoạt động khá yếu ớt. Chúng dễ dàng lây nhiễm sang thai nhi, khiến thai nhi bị dị tật, chết lưu hoặc sinh non. Ngay cả khi được can thiệp bằng các trợ giúp y tế, tính mạng và sức khỏe của hai mẹ con vẫn không thể tránh được những mối nguy hiểm này.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù không đạt hiệu quả bảo vệ 100%, song khoảng 85 – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị bệnh trong suốt thời hạn sử dụng của vắc xin. Do đó, bà mẹ mang thai được tiêm chủng đầy đủ trước thai kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con hiệu quả.

Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Các loại vắc xin được tiêm ở từng thời điểm khác nhau chứ không thể thực hiện cùng một lúc. Nếu không tính những trường hợp “lỡ kế hoạch”, các bà mẹ nên chuẩn bị cho việc tiêm ngừa vắc xin trước khi mang thai ít nhất 5-7 tháng.

Cần tiêm những vacxin nào trước khi mang thai?

Có 4 loại vắc xin được khuyến cáo phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh gồm :

  1. Vắc xin Sởi, quai bị, rubella [Cần tiêm trước mang thai 3 tháng]

Trước khi có ý định có thai từ 3 tháng trở lên, người phụ nữ nên tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trong thời gian mang thai. Bởi vì những căn bệnh này tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người mẹ nhưng tác động nhiều đến thai nhi. Thai nhi có thể chết lưu hoặc sinh non, em bé sinh ra có nguy cơ dị tật rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, người phụ nữ tuyệt đối không được tiêm mũi vắc xin này.

  1. Cúm [Cần tiêm trước mang thai 1 tháng]

Nếu thai phụ bị cúm trong quá trình mang thai cũng rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là bị cúm trong ba tháng đầu, nguy cơ cao gây dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non và nhẹ cân. Được tiêm phòng, tỷ lệ mắc cúm sẽ giảm đi đáng kể, thời gian hiệu lực của vacxin thường trong vòng 1 năm.

  1. Bạch hầu, ho gà, uốn ván [Cần tiêm trước mang thai 1 tháng]

Đây là loại vacxin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên.

  1. Thủy đậu [Cần tiêm trước mang thai 3 tháng]

Nếu bạn chưa từng bị bệnh thủy đậu thì hãy tiêm vắc xin thủy đậu 3 tháng trước khi mang thai để chủ động bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và em bé. Đặc biệt, nếu như bạn đang mang thai thì cũng không được tiêm vắc xin này.

Hãy liên hệ Đơn vị Tiêm chủng – Tầng 1, Trung tâm Sản Nhi [đường Nguyễn Tất Thành, P. Nông Trang, Tp. Việt Trì, T. Phú Thọ] để đăng ký và được tư vấn về tiêm chủng. Hotline: 0210.220.8888

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi là sau tiêm phòng vắc-xin Covid 19 bao lâu có thể mang thai? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Sau tiêm phòng vắc-xin Covid 19 bao lâu có thể mang thai?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Vắc-xin Covid 19 về bản chất là một loại vật chất của virus hoặc một mảnh vô hại của virus đối với cơ thể. Các loại vắc-xin khác nhau tác động theo những cách khác nhau để tạo ra khả năng bảo vệ. Nhưng với tất cả các loại vắc-xin, cơ thể sẽ được cung cấp tế bào lympho T “ghi nhớ” cũng như tế bào lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại virus trong tương lai [hay còn gọi là kích thích sinh tế bào miễn dịch].

Thông thường, vài tuần sau khi tiêm chủng, cơ thể mới sản sinh ra tế bào lympho T và lympho B. Có loại vắc-xin phải tiêm 2 mũi và có loại vắc-xin chỉ cần tiêm 1 mũi [loại này chưa có ở Việt Nam]. Sau khi tiêm vắc-xin và đủ thời gian thì cơ thể có thể chống đỡ được với coronavirus 19. Đây là đại dịch toàn cầu và việc sản xuất vắc-xin Covid 19 mới được nghiên cứu, vẫn tiếp tục sản xuất để nhân loại chống lại thảm họa này.

Các đối tượng tiêm ngừa ưu tiên đã được khuyến cáo, tuy nhiên chưa có nghiên cứu và chưa đủ dữ liệu để nghiên cứu tác động của vắc-xin này trên phụ nữ có thai. Vì vậy, bác sĩ chưa thể trả lời câu hỏi của bạn một cách khoa học thấu đáo nhất.

Vắc-xin Covid 19 cũng là vắc-xin bất hoạt, nên có thể tuân thủ tương tự các vắc-xin bất hoạt khác là nên có thai sau 3 tháng kể từ khi tiêm phòng vắc-xin và đó cũng là khoảng thời gian để cơ thể sinh kháng thể chống lại virus, đảm bảo khả năng bị bệnh trong thai kỳ là rất thấp.

Nếu bạn còn thắc mắc về tiêm phòng vắc-xin Covid 19, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Câu 1: Bạn Lê Thị Hiếu [] có hỏi:

Cho e hỏi sau khi tiêm vac xin bao lâu thì có thể mang thai ạ, và lỡ như trong thời gian chich vac xin ve chưa đủ 1 tháng[ từu ngày chích đến ngày có thai chưa đủ 1 tháng] mình lỡ có thai thai có ảnh hưởng gi k ạ? Em đang rất hoang mang, mong bac si tư vấn kỹ giup e ạ

Trả lời:Chào bạn, hiện nay có một số vắc xin được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, chuẩn bị mang thai như uốn ván, sởi – rubella, cúm… Các vắc xin này đều đã được chứng minh đạt hiệu quả tốt trong việc phòng bệnh cho mẹ và truyền kháng thể cho con trong thời kỳ đầu sau sinh. Vắc xin sởi-rubella là vắc xin sống nên không có chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai, vắc xin được khuyến cáo tiêm trước 4 tuần khi có thai. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới không có bằng chứng cũng như chưa ghi nhận các trường hợp về việc ảnh hưởng của việc tiêm vắc xin này đến thai nhi vì vậy bạn cũng không nên quá lo lắng vì có thai sau khi đã tiêm vắc xin. Bạn nên đi khám thai định kỳ theo qui định để được các bác sỹ sản khoa theo dõi và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe thích hợp trong quá trình mang thai.

Câu 2:Bạn Đào Thị Điệp [] có hỏi:

Chào Bác sĩ. Con em ho nhẹ em có cho uống 1 liều thuốc kháng sinh vào ngày 24/08/17. Hỏi sau 1 ngày uống kháng sinh bé có tiêm phòng sởi mũ 2 được không [bé không còn ho nữa]. cảm ơn bác sĩ

Trả lời: Chào bạn, việc trẻ uống kháng sinh không phải là một chỉ định hoãn tiêm các loại vắc xin. Tuy nhiên, việc uống kháng sinh có thể làm giảm hoặc mất đi các biểu hiện lâm sàng của các bệnh cấp tính khác nếu có. Bạn hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các nhân viên y tế thăm khám và có chỉ định tiêm chủng cụ thể dựa trên tình hình sức khỏe của trẻ.

Lưu ý: Việc dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ cần có chỉ định của bác sĩ và dùng tối thiểu 5 ngày liên tục.

Câu 3:Bạn Nguyễn Thị Thu Hà [] có hỏi:

Thưa bác sĩ, em là mẹ 2 con, bé lớn nhà em được 14 tháng thì em có bầu bé thứ 2. vì em không tìm hiểu kĩ về lịch tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu nên khi em mang bầu bé thứ 2 em đã tiêm phòng uốn ván 2 lần vào tháng thứ 6 và thứ 7. em hỏi bác sĩ em tiêm quá liều như thế có ảnh hưởng gì tới em bé nhà em không ạ. bé thứ 2 nhà em hiện đã được 4,5 tháng mà cổ chưa cứng lắm, liệu có phải là do em tiêm phòng uốn ván quá liều nên ảnh hưởng đến bé không ạ. em lo lắm. mong được hồi âm của chương trình

Trả lời: Chào bạn, đối với những bà mẹ đã có tiền sử tiêm chủng từ 2 mũi vắc xin uốn ván, lần mang thai tiếp theo chỉ cần tiêm 1 mũi là đã có thể bảo vệ con khỏi uốn ván sơ sinh. Tuy nhiên, vắc xin uốn ván có thể tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng. Việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và con cũng như hiệu lực của vắc xin.

Câu4:Bạn Vũ Thảo [có hỏi:

Chương trình cho mình hỏi là bé nhà mình hiện tại bây giờ đã gần 4 tuổi do công việc và điều kiện từ khi bé sinh ra mình mới chỉ tiêm phòng cho bé đc 3 mũi đầu tiên khi chào đời. Mình muốn hỏi bây giờ mình có thể cho bé tiêm phòng lại tất cả các mũi tiêm cho đầy đủ được ko? Mong chương trình tư vấn giúp mình mình xin chân thành cảm ơn

Trả lời: Chào bạn, theo lịch trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm vắc xin VGB trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, tiêm vắc xin phòng lao càng sớm càng tốt. Tiếp đó sẽ được tiêm  03 mũi vắc xin phối hợp phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván nhắc lại [DPT], tiêm vắc xin phòng sởi-rubella. Cháu nhà bạn hiện đã 4 tuổi, nằm ngoài độ tuổi tiêm chủng mũi vắc xin này trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, bạn có thể cho trẻ đi tiêm các vắc xin có thành phần tương đương hoặc tiêm các vắc xin khác như rota, quai bị, viêm màng não do não mô cầu… có thành phần tương đương tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

Câu 5:Bạn Linh Thảo [] có hỏi:

Kính chào chuyên gia của chương trình TCMR, bé nhà mình vừa tròn 2 tháng tuổi. Do thời gian qua báo chí có đưa tin về các trường hợp tiêm phòng ở phường bị sốc thuốc, nên mình muốn hỏi danh sách những bệnh viện [ở Tp.HCM] có thực hiện chương trình TCMR này để cho bé đi chích ngừa.

Kính mong sớm nhận được hồi âm từ chuyên gia.

Trả lời: Chào bạn, Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai tại tất cả các trạm y tế xã/phường trên cả nước với hơn 1,7 triệu trẻ được tiêm chủng mỗi năm. Các vắc xin trong Chương trình TCMR trước khi đưa vào sử dụng đều được Bộ Y tế kiểm định về chất lượng và tính an toàn, hiệu quả của vắc xin. Bạn hãy yên tâm đưa trẻ đi tiêm chủng các vắc xin trong TCMR. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để đạt được hiệu quả cao nhất.

Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ Đề