Tiêu cơ vân là gì

1. ĐẠI CƯƠNG:

- Tiêu cơ vân [Rhabdomyolysis]TCV:  là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu: kali, axit uric, myoglobin, axit lactic, các enzym: creatine kinase [CK], AST, ALT… dẫn đến rối loạn nước điện giải, toan chuyển hoá, sốc, tăng kali máu, hội chứng khoang, ngoài ra myoglobin còn làm tắc ống thận gây suy thận cấp.

- TCV được biết từ năm 1941 sau trận ném bom ở Luân Đôn, đã được Bywaters và Beall mô tả với tên gọi “hội chứng vùi lấp”.

2. NGUYÊN NHÂN:

2.1. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân chấn thương : chấn thương nặng, hội chứng vùi lấp, điện giật, bỏng nhiệt nặng…

- Nguyên nhân nội khoa:

+ Ngộ độc [ rượi, thuốc an thần . Strychnine, rimifon và các chất gây co giật khác ,thuốc ngủ, …].

+ Do thuốc: các thuốc nhóm Statin, Cocain, Heroin, các ma túy tổng hợp.

+ Hôn mê hoặc bất động lâu [tai biến mạch máu não..].

+ Co giật toàn thân nặng và kéo dài hoặc vận động cơ quá mức.

+ Nọc độc :  Rắn cắn, ong đốt, …

+ Một số loại nhiễm trùng : uốn ván, vi khuẩn, virus.

+ Thiếu máu cục bộ cấp tính: tắc động mạch cấp tính do chèn ép, do hơi, do cục máu đông sau các kỹ thuật xâm lấm mạch máu

- Một số trường hợp khác: tăng, hoặc hạ thân nhiệt kéo dài, giảm kali máu, giảm Natri máu, nhiễn toan xêtôn, hôn mê tăng thẩm thấu, viêm da-cơ, suy giáp, thiếu một số men chuyển hóa….

2.2. Các yếu tố nguy cơ suy thận cấp do tiêu cơ vân cấp:

- Sốc do chấn thương nặng.

- Huyết áp tâm thu < 90 mmHg.

- Creatine kinase [CK]> 15.000 đơn vị /ml.

- Suy hô hấp cấp.

- Điều trị muộn > 12 giờ.

3. TRIỆU CHỨNG:

3.1. Lâm sàng:

- Triệu chứng đặc trưng: mức độ và triệu chứng tùy thuộc vào nguyên nhân:

+ Đau cơ, mức độ đau cơ. Chỉ điển hình ở bệnh nhân chấn thương, các bệnh

nhân nội khoa thường ít triệu chứng điển hình.

+ Nước tiểu màu đỏ nâu sau đó chuyển màu nâu đen.

+ Tăng men CK  [CK tăng, tỉ lệ CKMB/CK toàn phần < 5% ].

- Các triệu chứng khác: sốt, nhịp tim nhanh, nôn và buồn nôn, đau bụng. Rối loạn tâm thần có thể do nguyên nhân gây bệnh [ví dụ: chấn thương, ngộ độc, rối loạn điện giải].

3.2. Cận lâm sàng:

- Xét nghiệm CK máu trên1000 đơn vị /ml, tỷ lệ CKMB/CK 5000 UI/L. Truyền dịch đẳng trương có pha Kali, ít nhất 100-200 ml/giờ, đảm bảo nước tiểu 200-250ml/giờ. Theo dõi Kali, Natri máu 2- 3 lần / ngày. Chú ý tăng gánh thể tích, thừa dịch ở người bệnh cao tuổi, có tiền sử suy tim, bệnh mạch vành cấp hoặc mạn tính.

- Bicarbonate: kiềm hóa nước tiểu, pH nước tiểu khoảng 6,5. pH máu dưới 7,5 và HCO3 dưới 30 mmol/l. Chú ý đề phòng hạ Canxi máu.

- Lợi tiểu quai [Furosemid 20 - 40 mg tĩnh mạch mỗi lần] hoặc Manitol 1-2 g/kg/ngày, chỉ định khi truyền đủ dịch và số lượng nước tiểu ít hơn nhiều so với lượng dịch đưa vào cơ thể.

- Điều trị các rối loạn điện giải: hạ Canxi máu, tăng Kali máu, tăng Axit uric, tăng Phosphat máu.

- Điều trị nguyên nhân:

+ Xác định nguyên nhân gây ra để giải quyết, đồng thời xác định có nguy cơ suy thận cấp hay không?

+ Nếu có suy thận cấp  thì điều trị ngay theo “phác đồ điều trị suy thận cấp ở người bệnh tiêu cơ vân cấp”.

5.2. Điều trị suy thận cấp, tăng Kali máu cấp:

- Nếu suy thận cấp [điều trị theo phác đồ suy thận cấp]: cân bằng nước điện giải, kiềm toan, đảm bảo dinh dưỡng.

- Lọc máu khi có chỉ định.

- Dùng các thuốc cần điều chỉnh liều cho phù hợp, theo mức lọc cầu thận.

5.3. Điều trị hội chứng khoang:

- Khám nhiều lần/ngày, đánh giá tiến triển và mức độ tổn thương của các dấu hiệu mạch, thần kinh, phần mềm…

- Rạch bao cân cơ để giảm áp [Fasciotomy]: khi không sờ được mạch ở chi bị tổn thương, chú ý tránh rạch vào động mạch hoặc các dây thần kinh hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng bao giờ cũng có.

- Cắt cụt nếu không bảo tồn được nữa.

6. BIẾN CHỨNG:

- Rối loạn nước [do nước tích tụ trong cơ], có thể dẫn đến sốc do giảm thể tích trong lòng mạch, và hội chứng khoang.

- Rối loạn  điện giải [hạ Natri, Can xi , tăng Kali, Phospho].

- Toan chuyển hóa.

- Đông máu rải rác trong lòng mạch [DIC].

- Suy thận cấp.

- Suy đa tạng.

7. PHÒNG BỆNH:

- Phải nghĩ đến tiêu cơ vân cấp nếu người bệnh nằm lâu, ngộ độc nặng hoặc có tăng men CK… hoặc màu sắc nước tiểu sẫm màu.

- Nếu nghi ngờ có thể xảy ra tiêu cơ vân, tiến hành truyền dịch đầy đủ với tốc độ 1000-2000 ml/giờ và cho thuốc lợi tiểu đủ để duy trì lượng nước tiểu 150 - 200ml/giờ, điều trị càng sớm càng tốt.

Chủ Đề