Uống bao nhiêu thuốc ngủ sẽ chết

Áp lực cuộc sống gia tăng khiến những giấc ngủ ngon trở nên xa vời. Lúc này, thuốc ngủ đã vô tình trở thành vũ khí đơn giản giúp mang lại một giấc ngủ sâu. Thế nhưng, trái ngược với những gì tưởng chừng có lợi, lạm dụng hay uống thuốc ngủ quá liều lại chính là nguyên nhân dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

1. Biểu hiện của người uống thuốc ngủ quá liều

Thuốc ngủ không xa lạ với bất kỳ ai, bởi thực tế cái tên đã nói lên tất cả công dụng. Khi đi vào trong cơ thể, thuốc sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngay cả khi đang trong trạng thái tỉnh táo. Nhờ đó mà nó trở thành loại thuốc thần kỳ trong mắt những người thường xuyên mất ngủ, luôn mong muốn có thể lấy lại được giấc ngủ sinh lý bình thường.

Thuốc ngủ - loại thuốc được thần thánh hóa bởi người mất ngủ

Tuy nhiên, nó sẽ không trở nên phức tạp và nguy hiểm nếu người mất ngủ, thiếu ngủ biết sử dụng đúng cách và điều chỉnh liều lượng một cách hợp lý. Một số biểu hiện của người lạm dụng thuốc ngủ, uống quá liều:

Trường hợp nhẹ

Người bị ngộ độc thuốc ngủ nhưng ở trong trường hợp nhẹ sẽ bị rơi vào trạng thái ngủ say. Không có quá nhiều triệu chứng nhận biết, hơi thở giống như người bình thường, đều đặn, mạch đập rõ. Nếu bị tác động vào da thịt, cơ thể vẫn có phản ứng, phản xạ của đồng tử ở mức bình thường. Tuy nhiên cũng có lúc sẽ giảm, khi tỉnh dậy sẽ có cảm giác bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.

Trường hợp nặng

Trường hợp bị ngộ độc thuốc ngủ mức độ nặng sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn. Họ bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Mạch đập tương đối nhanh, thở rất chậm, hơi thở nông, khò khè gây khó chịu. Nhịp tim lúc nhanh lúc giảm không đều và thường xuyên bị ngắt quãng. Bên cạnh đó, đồng tử bị co lại, huyết áp giảm hoặc có thể không đo được huyết áp. Có trường hợp phản xạ chậm với ánh sáng, nhưng cũng có trường hợp bị mất phản xạ.

Sử dụng thuốc ngủ quá liều gây mệt mỏi, choáng váng sau khi tỉnh dậy

Người uống thuốc ngủ quá liều cũng có thể bị co giật hoặc hôn mê triền miên. Vùng da trên cơ thể xanh tím lại. Thậm chí bị tiêu chảy và nôn ra máu. Nước tiểu cũng bị biến đổi màu, khác hẳn so với màu đặc trưng thông thường [màu sắc phụ thuộc vào loại thuốc ngủ mà bệnh nhân uống].

2. Rủi ro nào sẽ xảy ra khi uống thuốc ngủ quá liều?

Không chỉ có những ảnh hưởng tức thời, mà việc lạm dụng uống thuốc ngủ cũng dẫn tới rất nhiều tác động xấu cho sức khoẻ về lâu dài.

Không thể kiểm soát hành vi

Thuốc ngủ chứa những chất tác động trực tiếp đến hệ trung ương thần kinh của con người. Mặc dù sẽ giúp bạn ngủ nhanh, nhưng nếu uống thuốc vào những thời điểm không thích hợp, bạn rất dễ bị mất kiểm soát. Người mất ngủ hay thiếu ngủ có thể làm ra những hành động ngớ ngẩn, nhưng họ sẽ không nhớ gì cho đến khi tỉnh táo.

Sử dụng thuốc ngủ lâu dài cũng khiến cho người [thiếu ngủ, mất ngủ, giấc ngủ chập chờn,...] bị phụ thuộc vào nó. Lâu dần trở nên “nhờn thuốc”, thuốc không còn tác dụng mà mệt mỏi vẫn kéo dài, dẫn tới suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, hoang tưởng, thậm chí là tâm thần.

Uống thuốc ngủ quá liều - ngưỡng cửa tử thần

Điều tồi tệ nhất mà không ai nghĩ tới cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Sự thật rằng: thuốc ngủ quá liều cũng có thể khiến người sử dụng rơi vào cánh cửa tử thần.

Uống thuốc ngủ quá liều nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Trên thực tế, thuốc ngủ không có tác dụng lâu dài cũng không thể chữa trị dứt điểm bệnh mất ngủ. Uống thuốc ngủ chỉ là một biện pháp mang tính hiệu quả tức thời, thậm chí là cưỡng ép giấc ngủ. Khác hoàn toàn so với cảm giác thoải mái trong giấc ngủ sinh lý thông thường, sau khi thức dậy [với người uống thuốc ngủ] cơ thể sẽ mệt mỏi, làm việc không hiệu quả. Lâu dần gây hại cho sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp và hệ tim mạch. Quá liều trầm trọng có thể gây ngừng thở khi đang ngủ.

Do giấc ngủ của nữ giới chuyển hóa chậm hơn so với nam giới nên nếu chị em uống quá liều [cùng loại thuốc với nam giới] thì sẽ gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe hơn.

3. Nguyên tắc vàng khi sử dụng thuốc ngủ

Thuốc ngủ tương tự một con dao có hai lưỡi. Nếu sử dụng đúng thì sẽ có lợi, còn nếu lạm dụng và không theo bất cứ một nguyên tắc nào thì sẽ bị phản tác dụng.

Không riêng gì thuốc ngủ mà với bất cứ loại thuốc nào cũng như vậy. Trước khi sử dụng chúng, bạn cần phải biết chắc tình trạng sức khỏe của bản thân, nắm được thông tin thuốc,... Nhiều người thương chủ quan trước tình trạng mất ngủ, sau đó tự ra hiệu kê đơn thuốc. Nếu “ăn may”, thì tình trạng sẽ được cải thiện. Còn nếu không may thì sẽ bị ảnh hưởng sức khoẻ ít nhiều.

Trên thực tế, khi bạn trình bày tình trạng mất ngủ với bác sĩ chuyên môn, họ sẽ thăm khám và chẩn đoán, đưa ra những loại thuốc và liều lượng thuốc phù hợp. Họ cũng đồng thời chỉ định bạn phải uống thuốc như thế nào. Như vậy thì sức khoẻ mới có thể đảm bảo.

Đừng để những viên thuốc gây ra ảnh hưởng tâm lý

Bên cạnh những lời khuyên không lạm dụng thuốc ngủ, thì một số nguyên tắc vàng khi uống thuốc mà bạn nên nắm bắt được như sau:

  • Hiểu rõ về thuốc ngủ - sử dụng đúng liều lượng, uống thuốc đúng giờ.

  • Tránh những cảm giác tiêu cực dẫn đến căng thẳng và stress để giấc ngủ được cải thiện.

  • Trong quá trình sử dụng thuốc, hãy nói không được uống rượu - do rượu có thể làm người dùng thuốc bị ngộ độc.

  • Đối với các trường hợp đang bị mất ngủ và sử dụng thuốc thì không nên ăn quá no.

  • Đảm bảo không gian yên tĩnh thoáng mát thoải mái để có một giấc ngủ sâu hơn, không bị làm phiền.

Không ai có thể phủ định được tác dụng của thuốc ngủ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây lại là những tác hại của thuốc ngủ khi uống quá liều. Tình trạng hôn mê và tử vong có thể sẽ diễn ra nếu như người thiếu ngủ chủ quan và không thu thập thông tin sử dụng chính xác của thuốc ngủ.

Thay vì lời khuyên không nên uống thuốc ngủ quá liều, Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC rất mong bạn có thể quan tâm hơn tới sức khỏe của bản thân đặc biệt là vùng não bộ nhạy cảm. Hãy bắt đầu ngày mới bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, một thói quen sinh hoạt điều độ. Có như thế thì cuộc sống mới trở nên dễ dàng thoải mái và bạn cũng có thể an tâm nói lời “tạm biệt” với thiếu ngủ, thuốc an thần.

Uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì? Một số dấu hiệu nhận biết nếu bạn dùng quá liều thuốc ngủ bao gồm:

  • Ngủ mê quá mức
  • Không kiểm soát được hành vi
  • Đau bụng: Tuy đây là triệu chứng hiếm gặp, nhưng dùng quá liều thuốc ngủ có thể gây ra chứng chán ăn và táo bón.
  • Nhịp thở không đều: Dùng quá liều thuốc ngủ có thể khiến bạn gặp biểu hiện thở chậm hoặc rối loạn chức năng thở. Trong trường hợp nếu người sử dụng thuốc ngủ thở hổn hển hoặc ngừng thở và mất ý thức, bạn cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay lập tức và nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất.

Điều quan trọng là người sử dụng thuốc phải nhận thức được việc uống quá nhiều thuốc ngủ có tác hại gì cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc ngủ để có cách xử lý kịp thời. Điều này giúp người bệnh tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Đối tượng không nên dùng thuốc ngủ

Nếu người bệnh từ 65 tuổi trở lên, các chuyên gia khuyên nên tránh sử dụng tất cả các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ, bao gồm thuốc không kê đơn và các loại thuốc ngủ như eszopiclone [Lunesta], zaleplon [Sonata] và zolpidem [Ambien].

So với những người trẻ tuổi, người lớn tuổi có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khi dùng thuốc ngủ cao hơn. Nguyên nhân là vì thuốc ngủ thường sẽ tồn tại trong cơ thể người cao tuổi lâu hơn. Cơn buồn ngủ thậm chí có thể kéo dài cả ngày sau khi uống thuốc. Người lớn tuổi có thể gặp phải các tình trạng như lú lẫn và các vấn đề về trí nhớ, điều này có thể dẫn đến ngã, gãy xương hông và những chấn thương khác…

Thuốc ngủ nào dùng quá liều có thể gây chết người?

Như đã đề cập, tỷ lệ tử vong do sử dụng thuốc ngủ quá liều không còn cao như trước đây. Tuy nhiên vẫn có trường hợp có thể gây chết người nếu lạm dụng thuốc ngủ. Điển hình là thuốc ngủ Ambien thường được dùng với liều 10 mg. Ở mức 600 mg, người bệnh đang sử dụng quá liều và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy có báo cáo về khả năng gây tử vong ở liều cao hơn 2.000 mg, nhưng khả năng gây chết người vẫn có thể xảy ra ở liều lượng thấp hơn.

Sử dụng quá liều thuốc Lunesta có thể xảy ra khi được dùng gấp khoảng 90 lần so với liều lượng chỉ định, cụ thể là với 270 mg thuốc. Tình trạng quá liều gây tử vong thường chỉ xảy ra khi Lunesta kết hợp với thuốc trầm cảm như Benzodiazepine hoặc rượu.

Tương tự, sử dụng quá liều thuốc ngủ với khoảng 200 mg Sonata có thể khiến đe dọa tính mạng người bệnh. Đặc biệt là khi họ dùng thuốc này chung với rượu.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mất ngủ ăn gì? Không chỉ thuốc, thực phẩm cũng chữa mất ngủ

Điều trị khi uống thuốc ngủ quá nhiều

Nếu một người không có triệu chứng co giật sau khi lạm dụng thuốc, bác sĩ có thể kê đơn thuốc flumazenil, giúp đảo ngược trạng thái an thần để đưa người bệnh trở lại trạng thái bình thường.

Trong trường hợp người bệnh uống thuốc ngủ với một lượng lớn, bác sĩ có thể lấy những viên thuốc này ra bằng máy bơm dạ dày [tuy phương pháp này thường ít được sử dụng].

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì?”. Vì thế, trước khi bạn quyết định dùng thuốc ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị khám sức khỏe để giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ gợi ý cách điều trị chứng khó ngủ mà không cần phải dùng thuốc.

>>> Bạn có thể đọc thêm: Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc dành cho người mất ngủ kinh niên

Video liên quan

Chủ Đề